Đại Kỷ Nguyên

Đại dịch ở Vũ Hán: Đi tìm câu trả lời trong lịch sử (P.1)

Đi tìm nguồn gốc dịch bệnh trong các tư liệu lịch sử (P1)

Ảnh: Đại Kỷ Nguyên minh họa.

Năm 2020 đến trong nỗi sợ hãi khi dịch viêm phổi Vũ Hán lan rộng khắp nơi. Cho đến lúc đại dịch qua đi, có lẽ hậu thế vẫn không hết bàng hoàng như trong giây phút ngàn cân treo sợi tóc. Chúng ta đang ở thời khắc quan trọng của lịch sử, bởi lần ôn dịch này giống như cuộc đào thải thời mạt kiếp, nếu không qua được đại nạn thì cơ hội sẽ không còn… 

Không ít người đặt ra câu hỏi:

Từ SARS tới cúm gia cầm, cho đến COVID-19, vì sao ôn dịch luôn bắt nguồn từ Trung Quốc? 

Đây có phải là đại dịch trong dự ngôn “mười nỗi lo trước mặt” của Lưu Bá Ôn?

Tại sao dịch bệnh được ấn định về thời gian, địa điểm, và phương hướng như một bản sao của lịch sử?

Và quan trọng nhất, làm thế nào để vượt qua đại nạn?

Những câu hỏi trên khó có thể tìm lời giải từ khoa học hiện đại, mà chỉ có thể soi vào tấm gương lịch sử, tìm về văn minh tự ngàn xưa mới có thể có được câu trả lời. 

Tại sao ôn dịch đến đúng hạn và rời đi đột ngột?

Bất kể sự vật nào đều có mặt bên ngoài và nội tại bên trong. Nhận thức của khoa học hiện đại về nguồn bệnh, bệnh lý, gen, protein, nhiễm trùng, điều trị, phòng ngừa… đều từ hiện tượng bề ngoài này đi đến một hiện tượng bề ngoài khác, không thể tìm đến tận gốc rễ, thậm chí có lúc còn đi theo hướng đối lập. Khoa học hiện đại không lý giải được thần tích thời cổ đại, càng không thể giải thích các dự ngôn kinh điển của cổ nhân. Hai nhà khoa học hàng đầu là Newton và Einstein không hề phản đối Thần học, trong khi rất nhiều bậc thầy trong âm nhạc, mỹ thuật, văn học, nghệ thuật, và những người tin vào tôn giáo lại không hề phản đối khoa học, mà chỉ cho rằng khoa học có những hạn chế riêng. 

Các nhà nghiên cứu nhân thể học và y học đều biết, virus bên ngoài cơ thể thì có thể tiêu diệt, nhưng bên trong thì không thể dùng thuốc để trị khỏi. Thuốc chỉ có thể điều chỉnh khả năng miễn dịch để cơ thể tự chống lại bệnh tật mà thôi.

Virus bên ngoài nằm ở trạng thái “ngủ đông”, sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ hồi sinh, cướp đi gen và protein của tế bào sống, biến tế bào thành virus lây lan. Đến nay vẫn không có thuốc đặc hiệu khi virus đã xâm nhập vào cơ thể. Tất cả các loại thuốc hiện nay chỉ là tăng cường hệ miễn dịch, dựa vào sức đề kháng của tự thân mà chữa lành. 

Nói cách khác, các bệnh truyền nhiễm do virus không có thuốc đặc trị. Cách điều trị phổ biến chỉ là điều chỉnh miễn dịch. SARS hay viêm phổi Vũ Hán và các bệnh dịch do virus thì y học không thể chữa khỏi. Vai trò lớn nhất của bệnh viện là cách ly và cắt đứt đường lan truyền, giảm mệt mỏi và điều hòa miễn dịch, đợi khả năng miễn dịch của bệnh nhân chống lại virus để phục hồi. 

Hình ảnh một người đàn ông nằm chết bên đường ở Vũ Hán. (Ảnh chụp màn hình báo The Guardian).

Từ đây, một sự nhầm lẫn khác xuất hiện…

Lịch sử từng xuất hiện nhiều lần đại ôn dịch cướp đi sinh mạng của hàng trăm triệu người. Thời cổ đại không có thuốc đặc hiệu, vậy con người đã trải qua như thế nào?

Lẽ nào ôn dịch chỉ tấn công những người có hệ miễn dịch yếu? Suy luận này không đủ sức thuyết phục. Nguyên nhân bởi có những người mang virus suốt đời, ví dụ viêm gan B, một số người cả đời không phát bệnh, một số lại phát bệnh ở một giai đoạn nào đó và luôn có nguy cơ lây truyền. Do vậy, nhìn nhận từ lý luận khoa học, virus sẽ luôn tồn tại và phát triển hết đợt này đến đợt khác, tuy nhiên sau mỗi đợt lây lan nó lại biến mất không dấu vết. Lý giải vấn đề này như thế nào?

Sự thật này cho thấy một hiện tượng: Sau khi ôn dịch đi qua, đại bộ phận những người sống sót sẽ không phải ở chung với mầm bệnh cả đời, hay nói cách khác, virus không thể làm hại họ. Đó là lý do tại sao họ dường như miễn nhiễm với dịch bệnh.

Ví dụ, vào năm 541 sau Công nguyên, đại dịch hạch Justinian đã cướp đi sinh mạng của 25 triệu dân trên bờ Địa Trung Hải. Trận đại dịch khiến 75% dân số thủ đô Constantinopolis của Byzantine (nay là Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ) tử vong. Một nhân chứng trong bệnh dịch hạch Justinian đã viết như sau: 

“Có người đã thoát ly khỏi thành phố nơi bùng phát dịch, mặc dù rất khỏe mạnh nhưng chính họ lại truyền bệnh cho những người chưa bị nhiễm. Cũng có một số người thậm chí sống giữa người bệnh, không chỉ ở cùng với bệnh nhân mà còn tiếp xúc với xác chết, nhưng lại hoàn toàn không lây nhiễm”.

“Cũng có người vì mất đi con cái và thân nhân nên chủ động muốn chết theo, hơn nữa họ còn gần gũi hơn với người bệnh để mau mau được chết, nhưng dường như căn bệnh lại từ chối ý muốn đó, dù họ có làm cách nào thì vẫn cứ khỏe mạnh như thường”.

Điều này chỉ ra rằng bệnh dịch không chỉ biến mất đột ngột như tuân theo hiệu lệnh, mà còn chủ động tránh xa một số người cá biệt. Tại sao lại như vậy?

Câu trả lời từ văn hóa truyền thống

Dẫu khoa học hiện đại không có câu trả lời, nhưng văn hóa truyền thống phương Đông và phương Tây lại có thể đưa ra đáp án. 

Thánh Kinh của phương Tây chỉ rõ: Ôn dịch là sự trừng phạt đối với những kẻ ngỗ nghịch làm trái ý Chúa, đặc biệt là những kẻ bức hại tín đồ của Ngài. Vì vậy sự lây nhiễm của ôn dịch là có định hướng, chỉ truyền cho những ai “có tội”, và sau khi hoàn thành sự trừng phạt, ôn dịch sẽ tự động biến mất. 

Nhà sử học Procopius viết: Người nhiễm bệnh “Cái Chết Đen” có triệu chứng sốt nhẹ, sau đó họ sẽ nhìn thấy những thứ như ma quỷ u linh. Cũng có ghi chép tương tự rằng: Trước tiên người bệnh gặp phải ảo giác, nhìn thấy u linh không có đầu, sau đó thân thể bắt đầu xuất hiện cục bướu lớn và mụn mủ màu đen sưng tấy lên, và sẽ nhanh chóng tử vong ngay trong ngày hôm đó.

Khoa học hiện đại cho đó là ảo giác, nhưng bộ não của ai có thể xử lý những “ảo giác” kỳ quái này khi đang sống? Những gì nhìn thấy rõ ràng bằng mắt liệu có thể phân loại là ảo giác hay không?

Thế nhưng, người xưa tin rằng bệnh nhân trước khi chết đã nhìn thấy không gian khác, đó có thể là âm hồn, là Tử Thần, hoặc là Thần cai quản bệnh dịch, và linh hồn của họ sẽ bị dẫn đi.

Ảnh minh họa: Shutterstock.

Vậy ai có thể miễn nhiễm trước ôn dịch? Lịch sử đã có câu trả lời…

Đại ôn dịch đánh bại đế chế La Mã cổ đại, làm nền cho sự phát triển của Cơ Đốc giáo

Cuộc đàn áp của Nero

Năm 54 sau Công nguyên, Nero kế vị ngôi báu khi mới 17 tuổi. Vị tân hoàng đế không chỉ ra tay giết hại mục sư mà còn sát hại mẹ ruột cùng với các anh trai và hai thê thiếp của mình. Đêm 18/7 năm 64 sau Công nguyên, giữa thành Rome bùng lên trận hỏa hoạn dữ dội, đám cháy nhanh chóng lan rộng và thiêu đốt suốt 5 ngày. Nero đã lợi dụng hỏa hoạn để vu oan cho những tín đồ Cơ Đốc, buộc tội họ là “kẻ căm thù nhân loại”. Triều đình Nero gọi Cơ Đốc là “tà giáo”, kích động dân chúng cùng tham gia cuộc bức hại trên diện rộng. Một lượng lớn các môn đồ bị giết hại, có người bị trói vào cỏ khô làm đuốc cháy, lại có người bị đẩy vào đấu trường làm mồi cho mãnh thú… 

Năm 65, đế quốc La Mã bùng phát dịch bệnh. Đến năm 68, cuộc nổi dậy của Vindex khiến La Mã rơi vào hỗn loạn, Nero trong khi chạy trốn đã tự sát, khi ấy mới vừa 31 tuổi.

Điều đáng tiếc là các hoàng đế kế vị Nero vẫn tiếp tục bức hại Cơ Đốc giáo, họ không tin rằng đàn áp tín ngưỡng sẽ mang đến ác nghiệp ác báo, càng không tin rằng dịch bệnh kia là Trời xanh cảnh cáo. Cuộc bức hại cứ như thế kéo dài gần 300 năm, kết cục đã nhấn chìm La Mã trong dịch bệnh.

“Hoàng đế hiền mà không hiền” bị ôn dịch trừng phạt

Năm 161 sau Công nguyên, Marcus Aurelius Antoninus lên ngôi hoàng đế La Mã và điên cuồng đàn áp Cơ Đốc giáo. Ông phát động chiến dịch truy lùng và tố cáo, dụ dỗ dân chúng tham gia bằng cách ban thưởng cho người tố cáo bằng chính gia sản của môn đồ Cơ Đốc. Chính phủ Antoninus đã dùng vô vàn các loại tra tấn, cưỡng bức môn đồ phải từ bỏ tín ngưỡng, ai không tuân lệnh sẽ bị chém đầu hoặc ném vào đấu trường cho mãnh thú xé xác trước tiếng hò reo của quần chúng.

Năm 166, dịch hạch bùng phát và được các sử gia gọi là “dịch hạch Anthony”. Tư liệu thống kê cho thấy tỷ lệ tử vong khoảng 7-10%, ở thành thị và trong quân đội ước chừng 13-15%, Aurelius Antoninus và một vị hoàng đế cùng cai trị khác cũng chết vì bệnh dịch. Đại dịch tàn phá 16 năm, đẩy đế quốc La Mã rơi vào vực thẳm.

Vào thời kỳ hoàng kim, đế chế La Mã cổ đại từng bao phủ khắp ba châu lục Á – Âu – Phi, nhưng chỉ vì đàn áp chính giáo mà cuối cùng đã hủy hoại trong tay của vị hoàng đế được coi là hoàn hảo. Hoàng đế và người phụ tá của ông cũng bị chôn vùi trong bệnh dịch.

Tín đồ Cơ Đốc bị treo lên làm “đuốc thịt” mua vui cho vua quan La Mã (ảnh: Wikimedia Commons).

Cuộc bức hại của Decius và đại ôn dịch

Năm 249, Decius lên nắm quyền và khởi đầu cho một lần bức hại chưa từng có trên quy mô lớn. Decius dùng pháp luật để ép buộc dân chúng phải bái tế tượng Thần của La Mã và tượng hoàng đế, nếu không tuân lệnh sẽ bị xử tử. Vì kiên định với tín ngưỡng của mình mà không chấp nhận bái thờ dị giáo, rất nhiều môn đồ Cơ Đốc đã bị đẩy vào chỗ chết.

Sau đó dịch bệnh lại lần nữa giáng xuống, vì đặt theo tên của vị Giám mục Cyprian nên gọi là “dịch bệnh Cyprian”. Đợt đại dịch này tàn phá La Mã gần 20 năm, cướp đi sinh mạng của 25 triệu người, vào thời kỳ đỉnh cao trong thành La Mã mỗi ngày có 5.000 người chết, sức chiến đấu của quân đội giảm mạnh. Nguyên thủ kế vị là Claudius II cũng chết vì dịch bệnh.

Không sợ ôn dịch, chính giáo hồng truyền

Đối mặt với đại ôn dịch, người La Mã vô cùng hoảng loạn, họ cầu khấn Thần mặt trời nhưng vô ích. Vì sợ bị lây nhiễm nên họ đành bất lực bỏ mặc thân nhân ở ngoài cửa hoặc bên lề đường, trong khi đó những tín đồ Cơ Đốc không sợ hiểm nguy đã đến chăm sóc bệnh nhân, truyền phúc âm cho họ, đồng thời cầu nguyện và mai táng các tử thi.  

Tại sao tín đồ Cơ Đốc không sợ bệnh dịch? Bởi họ biết bệnh dịch chỉ trừng phạt những ai bức hại chính tín, dân chúng không có tội, họ chỉ là nạn nhân của những lời dối trá. Giáo đồ Cơ Đốc tin vào lời Chúa, và truyền phúc âm chính là cách cứu rỗi chúng sinh. Và quả thực, ôn dịch không có mắt nhưng lại chủ động tránh xa tín đồ. Người La Mã cảm động trước sự chân thành của họ và bắt đầu quy y Cơ Đốc giáo. 

Điên cuồng cuối cùng, huy hoàng vô hạn

Năm 284, Diocletian trở thành nguyên thủ của La Mã. Mặc dù trong những ngày đầu trị vì ông khá khoan dung với môn đồ Cơ Đốc, nhưng sau đó vì nghe lời xúi giục của con rể là Galerius, ông cũng bắt đầu cuộc bức hại vào năm 303: Đốt hủy kinh sách, phá hủy giáo đường, tịch thu tài sản, thậm chí lấy tín ngưỡng làm vạch phân chia, hễ tin theo Cơ Đốc thì sẽ bị bắt, bị tra tấn đày đọa, không từ bỏ tín ngưỡng sẽ bị xử chết.

Sau hai năm bức hại điên cuồng, sức khỏe của Diocletian suy giảm nhanh chóng, buộc phải thoái vị, nhường ngôi cho Galerius. Cuộc đại bức hại dưới triều Galerius đi ngược với Trời, không chỉ đem đến chiến loạn cho quốc gia mà bệnh tật còn tập trung vào Galerius.

Năm 310, Galerius mắc bệnh lạ khiến cuộc sống thống khổ vô cùng. Sử sách ghi chép: Sự giày vò tàn khốc của bệnh tật cũng giống như sự thống trị tàn khốc của ông ta vậy, tinh hoàn của Galerius bị nhiễm trùng hóa mủ, mọc ra cái nhọt rất lớn, giòi bám lấy ông từ trong ra ngoài… Thân thể Galerius chỉ toàn da bọc xương, dưới thân phù thũng đến mức giống như một cái bánh, hai chân cũng biến dạng.

Sau một năm ác báo giày vò, Galerius cuối cùng tỉnh ngộ. Ông thành kính cầu xin Thượng Đế, thật lòng hối cải, không chỉ ra lệnh đình chỉ tất cả mọi hành vi bức hại đối với môn đồ Cơ Đốc, mà bản thân ông cũng quy y Cơ Đốc giáo. Vài ngày sau, Galerius như trút được gánh nặng mà qua đời.

Năm 313, Constantine và Licinius cùng ký sắc lệnh Milan, triệt để giải oan cho Cơ Đốc giáo. Không lâu sau Licinius lại bắt đầu tấn công các môn đồ Cơ Đốc, nhưng ngay sau đó bị Constantine đánh bại. Đế quốc La Mã xuyên suốt châu Á, châu Âu, châu Phi lại trở nên nhất thống, vinh diệu thiên cổ dành cả cho Constantine.

(Còn nữa)

Kiên Định
Theo NTDTV

Video: Quá phẫn nộ, người dân Trung Quốc không còn sợ hãi

Exit mobile version