Năm 2020 đến trong nỗi sợ hãi khi dịch viêm phổi Vũ Hán lan rộng khắp nơi. Cho đến lúc đại dịch qua đi, có lẽ hậu thế vẫn không hết bàng hoàng như trong giây phút ngàn cân treo sợi tóc. Chúng ta đang ở thời khắc quan trọng của lịch sử, bởi lần ôn dịch này giống như cuộc đào thải thời mạt kiếp, nếu không qua được đại nạn thì cơ hội sẽ không còn…
- Tiếp theo: Phần 1
Cảnh tỉnh của ‘Tứ định’, ôn dịch đều có mắt
Trong kinh Tân Ước, ôn dịch không chỉ xuất hiện 3 lần mà dường như còn được định hướng, định thời, định địa điểm, ước định thỏa thuận trước. Định hướng là chỉ ôn dịch nhắm vào nhóm người cụ thể mà không ai có thể trốn thoát. Định thời là chỉ ôn dịch xuất hiện đúng vào khoảng thời gian nào đó. Định địa điểm là chỉ ôn dịch bắt đầu khởi phát từ một địa điểm cụ thể rồi lây lan ra, thường bắt đầu ở những nơi có tội nghiệp lớn nhất. Ước định là chỉ ôn dịch ‘tuân thủ theo thỏa thuận’ đã quy định trước, sẽ không công kích ‘người được ủy quyền’.
Vậy, ôn dịch xảy ra tại Vũ Hán lần này liệu có định thời, định ước, định hướng như những đại dịch đã từng xảy ra trong lịch sử hay không?
Dự ngôn của Lưu Bá Ôn: Định thời, định ước
Dự ngôn của Lưu Bá Ôn trên bia đá tại núi Thái Bạch, tỉnh Thiểm Tây là do một trận địa chấn mà lộ ra ngoài, nhắn nhủ với hậu thế về đại kiếp nạn thời mạt kiếp.
Dưới đây là nội dung khắc trên bia đá núi Thái Bạch:
Trời có mắt, Đất có mắt, người người cũng có một đôi mắt
Trời cũng lật, Đất cũng lật, ung dung tự tại cười như không
Người nghèo một vạn lưu một ngàn, người giàu một vạn lưu hai ba.
Giàu nghèo không hồi tâm chuyển ý, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền.
Đất bằng không có ngũ cốc trồng, thận trọng bốn phía sạch bóng người
Nếu hỏi ôn dịch khi nào đến, xem từ tháng 9 đến tháng 10 mùa đông
Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem,
Trên đời có người hành đại thiện, mau chóng viết ra truyền bốn phương
Người giàu thì chi tiền mua tặng, người nghèo thì sao chép truyền ra,
Viết một tờ miễn một nạn, viết mười tờ có thể bảo toàn,
Nếu như nhìn thấy mà không truyền, một nhà lớn nhỏ chịu tội lỗi.
Có người nhìn thấu mọi sự việc, tiêu dao khoái lạc là Thần Tiên.
Gặp phải kiếp này chưa phải hết, vẫn còn mười nỗi lo trước mặt:
Nỗi lo thứ nhất, thiên hạ loạn khắp nơi,
Nỗi lo thứ hai, khắp Đông Tây người đói chết,
Nỗi lo thứ ba, hồ rộng gặp đại nạn,
Nỗi lo thứ tư, các tỉnh có giặc giã,
Nỗi lo thứ năm, nhân dân không yên ổn,
Nỗi lo thứ sáu, thời gian giữa tháng Chín và tháng Mười mùa đông,
Nỗi lo thứ bảy, có cơm không người ăn,
Nỗi lo thứ tám, có áo không người mặc,
Nỗi lo thứ chín, thi thể không người liệm,
Nỗi lo thứ mười, khó qua năm Hợi Tý
Nếu qua đại kiếp số, mới được tính là thần tiên trong thế gian
Những người không minh tỏ Thiên lý, không tin nhân quả sẽ chịu nạn.
Cho dù là La Hán bằng đồng bằng sắt, khó qua ngày mười ba tháng Bảy.
Cho dù là Kim Cang La Hán, chỉ có thiện lành mới được bảo toàn.
Mọi người trải qua gian nan, thận trọng đại thiên tai Thìn, Tỵ.
Trẻ nhỏ giống như Chu Hồng Võ (Chu Nguyên Chương), Tứ Xuyên còn khổ hơn Hán Trung.
Mãnh sư gầm như sấm, còn hơn cả trăm cọp.
Tê giác hiện phần đuôi, đất bằng gặp mãnh hổ.
Nếu hỏi năm thái bình, dựng cầu nghênh tân chủ.
Ngày 15 tháng 1 âm lịch năm Giáp Tý, người người cười ha ha.
Hỏi bạn cười cái gì? Đón chào người chủ mới.
Trên đất quản hai thước, ngày đêm không trộm cướp.
Cướp, ai là cướp, ai làm cướp
Chủ ngồi nơi Trung Thổ, người dân gọi Chân Chủ
Tiền bạc là vật báu, nhìn thấu dùng không được
Quả thực là vật báu, dưới đất sụt lở không đến nơi có vật báu thực sự
Bảy người đi một đường, dẫn dụ tiến vào cửa,
Ba chấm thêm móc câu, tám vua hai mươi miệng,
Người người cười vui, người người bình an.
Nhưng nếu không tin, thì sẽ bị đại nạn, người hành thiện có thể bảo toàn được tính mệnh.
Người người đều có thể thấy được, người người đều có thể truyền.
Có người in tặng, chớ có lấy tiền,
Người hành thiện có thể bảo toàn tính mạng, kẻ làm ác khó thoát khỏi kiếp nạn,
Kính trọng Trời Đất, Thần minh, cha mẹ,
Cũng phải quý trọng chữ giấy, ngũ cốc, phải hết sức chú ý ghi nhớ
“Nếu hỏi ôn dịch khi nào xuất hiện, nên xem từ tháng 9 đến tháng 10 mùa Đông” (nguyên văn: “Nhược vấn ôn dịch hà thời hiện, đan khán cửu đông thập nguyệt gian”). Đối ứng với thời gian trong dự ngôn là ngày 29/9 đến 25/11/2019, đây cũng là lúc dịch viêm phổi Vũ Hán xuất hiện. Bệnh nhân đầu tiên được chẩn đoán vào đầu tháng 12, nếu cộng thêm thời gian ủ bệnh ước tính từ 7-14 ngày, vậy có thể suy ra rằng dịch bệnh khởi phát muộn nhất vào tháng 11. Còn theo ông Daniel Lucey, một chuyên gia tại Trung tâm Y tế Đại học Georgetown, thời điểm virus viêm phổi Vũ Hán bắt đầu lây lan sớm nhất là vào tháng 10/2019. Có thể thấy, thời gian nhắc đến trong dự ngôn đã ứng nghiệm.
“Nỗi lo thứ mười là khó qua năm Hợi Tý” (nguyên văn: “Thập sầu nan quá trư thử niên”). Thời điểm bùng phát của bệnh dịch là trước và sau giao thừa của năm Hợi và Tý, chính là vào ngày 24/1/2020. Năm Hợi đi qua không suôn sẻ, năm Tý báo trước chuyện chẳng lành. Có thể thấy, dự ngôn của Lưu Bá Ôn đang ứng nghiệm, đại dịch lần này tại Vũ Hán như đã được định thời, định ước mà đến.
Virus biết “định hướng” làm lúng túng các nhà khoa học
Khoa học hiện đại bị dẫn dắt bởi thuyết tiến hóa, cho rằng đột biến gen là nguyên nhân gốc rễ của tiến hóa, trong khi đột biến gen là ngẫu nhiên và không định hướng. Tuy nhiên, virus viêm phổi Vũ Hán lần này cho chúng ta thấy chúng có định hướng, như thể đang tuân thủ mệnh lệnh mà thực hiện.
Tạp chí y học hàng đầu thế giới The Lancet chỉ ra rằng, nguồn virus viêm phổi Vũ Hán không phải là một nơi, mà là nhiều nơi. Điều ấy cũng có nghĩa là, virus ở những nơi khác nhau đã phát triển theo cùng một hướng, như thể chúng tuân theo hiệu lệnh, đồng thời phát tán mạnh mẽ lây nhiễm trên cơ thể người. Cái khung chật hẹp của khoa học đã bị phá vỡ hoàn toàn khiến giới chuyên gia bối rối.
Định hướng còn có hàm ý là chỉ nhắm vào một nhóm người đặc định. So với những lời tiên nghiệm của lịch sử trước đây, chúng ta biết rằng, ôn dịch chỉ nhắm vào một nhóm người cụ thể. Vậy lần này là nhắm đến nhóm người nào đây?
Ôn dịch cuối thời Minh cho chúng ta lời khai thị đáng suy ngẫm
Vào những năm cuối thời Minh, ôn dịch hoành hành khiến quân Minh mất đi sức lực chiến đấu. Lúc ấy có rất nhiều người mắc bệnh truyền nhiễm ở vùng Sơn Đông, Hà Bắc và Chiết Giang, khiến tình trạng ngày càng trở nên hỗn loạn, trong mười hộ thì có đến chín nhà bị bỏ hoang.
Lúc ấy một thầy thuốc là Ngô Hựu Khả đã dốc lòng chữa bệnh cứu người, ông đề ra lý thuyết “lệ khí”, lý thuyết này sau đó đã được viết trong cuốn sách “Ôn Dịch Luận”. Cách trị liệu của Ngô Hựu Khả là cách ly bệnh nhân và dùng bài thuốc trung y tên là “đạt nguyên ẩm”. Trong đại dịch SARS năm 2003, có người đã dùng “đạt nguyên ẩm” để bổ trợ cho việc trị liệu và cũng thu được hiệu quả nhất định.
Giai đoạn lịch sử này khiến hậu thế vô cùng bối rối, bởi trận đại ôn dịch như đã có ước hẹn với quân Thanh nên chỉ lây lan cho người nhà Minh, khiến cho binh lực và sức chiến đấu của quân Minh suy giảm trầm trọng. Trong khi đó, quân Thanh trong Bát Kỳ binh, kỵ binh, bộ binh lại hoàn toàn vô sự, bộ phận quân Minh đầu hàng quân Thanh cũng vô sự, đội quân của Ngô Tam Quế tiến đánh về phương nam cũng vô sự. Vậy Ngô Hựu Khả đã làm cách nào để đối phó với ôn dịch?
Khoa học phát triển cho đến hôm nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị bệnh độc, ngay cả thuốc đặc hiệu trị cảm mạo cũng không hề có. “Đạt nguyên ẩm” là thuốc Trung y, ngoại trừ việc điều tiết khả năng miễn dịch thì còn có tác dụng lưu thông tạng phủ, vậy nên có hiệu quả hơn nhiều so với các loại thuốc tăng lực đề kháng của Tây y. Tuy nhiên, đối với ôn dịch thì bài thuốc này lại không có tác dụng gì đáng kể.
Vậy vì sao Ngô Hựu Khả có thể nhanh chóng chữa khỏi cho các bệnh nhân của mình? Tuyệt chiêu của ông không nằm ở thuốc, mà nằm ở khẩu quyết, cũng gọi là “thuốc dẫn”. “Thuốc dẫn” và “đạt nguyên ẩm” kết hợp với nhau có thể trở thành thứ thần dược chữa khỏi ôn dịch. Nếu như không có thuốc dẫn thì “đạt nguyên ẩm” cũng chỉ là một loại thuốc phổ thông bình thường mà thôi. Tuyệt kỹ cổ truyền thời Trung Quốc cổ đại đều giảng “khẩu truyền tâm thụ, không lưu thành văn tự”, vì vậy Ngô Hựu Khả đã không ghi chép về thuốc dẫn khi ông viết cuốn “Ôn Dịch Luận”.
Nếu như chúng ta có thể gặp được bậc cao nhân trong chốn dân gian, một vị thế ngoại cao nhân hay những người tu luyện đến một cảnh giới nhất định và hỏi họ về loại “thuốc dẫn” đó, họ sẽ nói với chúng ta rằng: Ngô Hựu Khả là một người tu Đạo, hành nghề y cũng là việc tu hành của ông. “Thuốc dẫn” chính là một câu khẩu quyết trong pháp môn đó, cũng có thể nói đó là “chân ngôn”. Chỉ cần thành tâm niệm khẩu quyết, sau đó uống thuốc thì Thần hộ pháp của pháp môn đó sẽ bảo hộ và thụ ký cho người bệnh. Thụ ký là từ một vị Đạo Thần, như vậy ôn dịch sẽ tránh xa người đó, còn đối với người bệnh nặng thì vị Đạo Thần sẽ lấy bệnh độc ra khỏi thân thể, giúp bệnh nhân dần dần hồi phục.
Khi ôn dịch hoành hành, tín đồ Cơ Đốc giáo đã bước ra truyền phúc âm đến những người mắc bệnh. Bệnh nhân nghe được chân tướng, từ trong tâm đã nhận ra những lời dối trá phỉ báng của chính quyền La Mã. Người ta tin rằng bởi họ chân thành đón nhận phúc âm nên đã được chư Thần bảo hộ, có sự bảo hộ này thì dù cho ôn dịch trầm trọng đến đâu cũng sẽ mau khỏi. Rất nhiều người La Mã từng bức hại tín đồ, vì sao sau đó lại quy y Cơ Đốc giáo? Ấy là bởi họ đã thể nghiệm được huyền năng của tín ngưỡng và đức tin vào Thần.
Trở lại với đại dịch viêm phổi Vũ Hán: Vì sao dịch bệnh lại bắt nguồn từ Trung Quốc, nơi giương cao học thuyết vô Thần? Vì sao lại bùng phát vào năm 2019, vừa tròn 20 năm kể từ khi cuộc bức hại người tu luyện bắt đầu? Và quan trọng nhất, làm thế nào để vượt qua đại nạn?
Thắc mắc ấy, có lẽ trong thâm tâm mỗi chúng ta đều có câu trả lời…
Kiên Định
Theo NTDTV
Video: Bác sỹ Trung Quốc tử vong vì virus corona là nghi phạm mổ cướp nội tạng