Đại Kỷ Nguyên

Đại kiếp nạn của Vũ Hán liên quan tới sự kiện thay đổi phong thủy cách đây hơn 30 năm?

Đại kiếp nạn của Vũ Hán có liên quan tới sự kiện thay đổi phong thủy cách đây hơn 30 năm

Ảnh minh họa: Shutterstock.

Dịch viêm phổi khốc liệt ở Vũ Hán đã lan rộng trên khắp Trung Quốc và thế giới. Hiện tại, trong nội thành Vũ Hán, tâm điểm của dịch bệnh, giống như địa ngục trần gian, bách tính ở trong hoàn cảnh vô cùng đáng sợ… 

Dịch viêm phổi bùng phát. Chính quyền Trung Quốc che giấu sự thật, bỏ bê công tác phòng chống dịch. Tiết trời sang xuân, cả một vùng Hoa Trung rộng lớn, với Vũ Hán là tâm điểm, nhân khẩu nhiều, đường lớn thông suốt 9 tỉnh, chính là điều kiện không thể tốt hơn để dịch bệnh phát triển. Chỉ trong ít ngày, toàn Trung Quốc chìm trong dịch bệnh, ảnh hưởng lan rộng khắp thế giới: từ Đông Á, các nước ven Thái Bình Dương đến châu Âu và Hoa Kỳ. 

Sự che giấu thông tin của chính quyền Trung Quốc khiến người dân không thể đoán biết được thảm kịch đang treo trên đầu mình. Ai cũng thắc mắc: Tại sao Vũ Hán lại gặp phải tai họa khủng khiếp này? Đứng từ góc độ phong thuỷ, có lẽ một sự kiện cách đây 30 năm là một trong những nguyên nhân. 

Thành phố Vũ Hán nằm ở ngã ba sông Dương Tử và sông Hán (Hán Thủy), phân định thành ba thành thị nhỏ hơn: Hán Khẩu, Vũ Xương và Hán Dương. Giới phong thuỷ truyền nhau rằng đây là thế: “Tam trấn bán lạc thanh thiên ngoại, nhị thủy trung phân anh vũ châu”. Nghĩa là: Ba ngọn núi nhô lên nối liền với trời xanh xa tít, đảo Bạch Lộ chia đôi hai nhánh sông Tần Hoài”. Đây là địa thế có lợi cho việc “Cách cố đỉnh tân” (bỏ cũ lập mới). Cũng bởi vậy, cuộc cách mạng Tân Hợi xảy ra đầu tiên ở Vũ Xương đã kết thúc triều nhà Thanh, mở ra thời kỳ Dân quốc cho Trung Hoa. Vũ Hán là trung tâm vận tải chính với hàng loạt tuyến đường sắt, đường bộ và đường cao tốc nối với các thành phố lớn ở Trung Quốc đại lục. Vì có vị trí then chốt trong giao thông nội địa, Vũ Hán được gọi là “Chicago của Trung Quốc”. Như vậy, có thể nói rằng Vũ Hán là một nơi có phong thủy quan trọng bậc nhất Trung Quốc.

Tuy nhiên sau khi ĐCS Trung Quốc lên nắm quyền, để giữ gìn giang sơn bờ cõi vạn đại lưu tồn đã lần lượt chặt đứt từng chút khí mạch của mảnh đất từng là nơi định đô của các bậc đế vương trong các triều đại lịch sử. Hai ngọn núi Rùa, Xà ở Vũ Hán, vốn là nơi núi sông tụ hợp vô cùng hợp phong thủy. Chính quyền cho xây dựng tháp truyền hình trên đỉnh núi Rùa, giống như một cây châm cắm thẳng trên lưng rùa. Chưa hết, họ lại xây dựng khách sạn Tình Xuyên hình vuông giống như một tấm bia mộ dựng bên bờ sông Dương Tử.

Hai động thái này của chính phủ quả thực đã khiến cho “Giang thành vương khí ảm đạm buồn”. Sự trấn yểm phong thuỷ này có lẽ đã gieo rắc tà khí lên cả một vùng Vũ Hán tươi đẹp, giàu truyền thống văn hoá. Tháp truyền hình trên đỉnh núi Rùa được hoàn thành vào năm 1986 và là tháp truyền hình đầu tiên ở Trung Quốc. Trong khi đó, khách sạn Tình Xuyên hoàn thành vào năm 1984 và là “tòa nhà cao nhất” tại Vũ Hán vào thời điểm đó. 

Ảnh chụp màn hình trang Secretchina thể hiện tháp truyền hình và khách sạn Tình Xuyên.

Cảnh người dân Vũ Hán bị cách ly buồn bã trong lệnh “phong thành” có lẽ rất giống với cái gọi là “Cách cố đỉnh tân”, bỏ cũ thay mới, cũng chính là “đào thải”. Bia ký của Lưu Bá Ôn từng có đoạn dự ngôn: “Nỗi lo thứ ba là hồ rộng gặp đại nạn, nỗi lo thứ tư là các tỉnh có giặc giã. Nỗi lo thứ năm là nhân dân không yên ổn, nỗi lo thứ sáu là thời gian giữa tháng Chín và tháng Mười mùa Đông. Nỗi lo thứ bảy là có cơm không có người ăn, nỗi lo thứ tám là có áo không có người mặc. Nỗi lo thứ chín là thi thể không người liệm, nỗi lo thứ mười là khó qua năm Hợi Tý”.

Đây chẳng phải là miêu tả tình huống khó khăn ngày nay tại Vũ Hán sao? Đây cũng có lẽ là thiên mệnh không thể làm trái. Chính quyền Trung Quốc gắng sức bảo vệ quyền lực của mình, thậm chí không tiếc mạng người, không màng đến sinh linh bách tính. Nhưng cuối cùng, ngay trên vùng đất lịch sử Vũ Hán này, một sự kiện có thể dẫn đến sự sụp đổ của họ lại đang diễn ra từng phút từng giờ. Hơn 100 năm trước, khởi nghĩa Vũ Xương diễn ra ở chính nơi đây, kết thúc thiên mệnh của nhà Thanh, mở ra thời kỳ Dân quốc với những Tôn Trung Sơn, Tưởng Giới Thạch… Ai có thể dám chắc rằng với tình hình dịch bệnh Virus Corona ngày càng phức tạp, tiếp tục tăng theo cấp số nhân thế này, lại không có những sự biến tương tự xảy ra? Có lẽ đó là điềm báo trước về một cuộc đào thải để Trung Quốc và thế giới bước vào một thời kỳ canh tân mới. Rất nhiều dự ngôn trong lịch sử cũng đã nói về một thời khắc như vậy: một cuộc đại đào thải để thanh lọc thế giới. 

Lưới trời lồng lộng thưa mà khó lọt. Nhân quả báo ứng luôn như cái bóng phía sau. Đức Phật giảng về thuyết luân hồi, mỗi sinh mệnh từ vạn cổ đến với thế giới ngày hôm nay, há chẳng phải đều chờ đợi thời khắc then chốt nhất của lịch sử này hay sao? Chỉ một ý niệm có thể cứu vớt một sinh mệnh cũng có thể hủy hoại một sinh mệnh. Nếu chọn làm một người thiện lương, đứng về phía chính nghĩa, có lẽ người ta sẽ được bình an khi đại nạn lâm đầu. Hãy cùng đọc lại bia ký của Lưu Bá Ôn như một lời nhắc nhở đến toàn bộ nhân loại chúng ta:

Thiên hữu nhãn, địa hữu nhãn
Nhân nhân đô hữu nhất song nhãn
Thiên dã phiên, địa dã phiên
Tiêu dao tự tại nhạc vô biên
Bần giả nhất vạn lưu nhất thiên
Phú giả nhất vạn lưu nhị tam
Bần phú nhược bất hồi tâm chuyển
Khán khán tử kỳ tại nhãn tiền
Bình địa vô hữu ngũ cốc chủng
Cẩn phòng tứ dã tuyệt nhân yên
Nhược vấn ôn dịch hà thời hiện
Đan khán cửu đông thập nguyệt gian
Hành thiện chi nhân đắc nhất kiến
Tác ác chi nhân bất đắc quan
Thế thượng hữu nhân hành đại thiện
Miễn tao thử kiếp bất thượng toán.

Giải nghĩa:

Trời có mắt, Đất có mắt
Người người cũng có một đôi mắt
Trời cũng lật, Đất cũng lật
Ung dung tự tại vui cười như không
Người nghèo một vạn lưu một ngàn
Người giàu một vạn lưu hai ba.
Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển ý
Nhìn xem ngày chết ở trước mắt
Đất bằng không có ngũ cốc trồng
Thận trọng bốn phía sạch bóng người
Nếu hỏi ôn dịch khi nào xuất hiện
Nên xem từ tháng 9 đến tháng 10 mùa Đông
Người làm việc thiện thì được thấy
Kẻ làm việc ác không được xem
Trên đời có người làm việc Đại Thiện
Mau chóng viết ra và truyền bốn phương..

Còn đây là đoạn bia ký về “Mười nỗi lo trước mắt”

Tao liễu thử kiếp bất thượng toán
Hoàn hữu thập sầu tại nhãn tiền
Nhất sầu thiên hạ loạn phân phân
Nhị sầu đông tây ngạ tử nhân
Tam sầu hồ nghiễm tao đại nan
Tứ sầu các tỉnh khởi lang yên
Ngũ sầu nhân dân bất an nhiên
Lục sầu cửu đông thập nguyệt gian
Thất sầu hữu phạn vô nhân thực
Bát sầu hữu y vô nhân xuyên
Cửu sầu thi cốt vô nhân kiểm
Thập sầu nan quá trư thử niên
Nhược đắc quá liễu đại kiếp sổ
Tài toán thế gian bất lão tiên

Giải nghĩa:

Gặp phải kiếp này chưa phải hết
Vẫn còn mười nỗi lo ở trước mặt
Nỗi lo thứ nhất là thiên hạ loạn khắp nơi
Nỗi lo thứ hai là khắp Đông Tây người đói chết
Nỗi lo thứ ba là hồ rộng gặp đại nạn
Nỗi lo thứ tư là các tỉnh có giặc giã
Nỗi lo thứ năm là nhân dân không yên ổn
Nỗi lo thứ sáu là thời gian giữa tháng Chín và tháng Mười mùa Đông
Nỗi lo thứ bảy là có cơm không có người ăn
Nỗi lo thứ tám là có áo không có người mặc
Nỗi lo thứ chín là thi thể không người liệm
Nỗi lo thứ mười là khó qua năm Hợi Tý
Nếu như qua được đại kiếp số
Mới được tính là thần tiên trong thế gian

Thử giải: Trận kiếp nạn này còn khiến người ta gặp 10 nỗi lo buồn lớn: Thiên hạ đại loạn, mất mùa, “hồ rộng gặp đại nạn” (khả năng chỉ thủy tai, hoặc vỡ đập thủy điện), các tỉnh khả năng đều gặp chiến loạn, bách tính kinh hoàng không chịu nổi, còn có đại ôn dịch phát sinh vào tháng 9 tháng 10, ôn dịch khiến người chết nhiều đến mức “có cơm không có người ăn”, “thi thể không người liệm”.

Kiên Định
Theo Secretchina

Exit mobile version