Đại Kỷ Nguyên

“Tiền mừng tuổi” được lì xì như thế nào?

"Tiền mừng tuổi”, hay “tiền lì xì" trong phong tục đón năm mới của người Trung Quốc mang hàm ý tốt lành là trấn áp tà ma. Tiền này được "lì xì" như thế nào? ("Cổ phong" của Trương Thúy Anh / The Epoch Times)

Giao thừa là một ngày trọng đại trong năm, quây quần bên bếp lửa đón giao thừa là sự kiện trọng đại của một gia đình. Đối với những đứa trẻ trong gia đình, đêm giao thừa còn có một đại sự kiện nữa, đó là được “mừng tuổi” như mong đợi. 

Tuy nhiên, những bậc trưởng bối trong mỗi gia đình đều mong muốn thế hệ trẻ sẽ trở thành con em ưu tú của gia tộc, nhanh chóng trưởng thành, vậy tại sao hàng năm lại lì xì mừng tuổi cho chúng? Tiền mừng tuổi này được “lì xì” như thế nào nhỉ?

Phong tục mừng tuổi đêm giao thừa tiền

Trước hết hãy xem một bài thơ truyền thống, trong đó có bóng dáng của những đứa trẻ mong được “lì xì”. Ngô Đang, người đời Nguyên, đã nói về tiền mừng tuổi trong bài thơ “Cảm nghĩ đêm giao thừa ‧ Kỳ 2”:

Hoa cái phù dung thúy ỷ thiên, cao đường thải phục ức trường niên.
Gia nhân cộng thủ nghênh xuân tửu, đồng trĩ tranh phân áp tuế tiền  

Tạm dịch
Hoa cỏ phù dung xanh tựa bầu trời, cao đường áo lụa ức trường niên
Gia nhân quy tụ nghênh xuân tửu, trẻ nhỏ tranh phân áp tuế tiền

“Áp tuế tiền” chính là tiền mừng tuổi, tiền lì xì, “đồng trĩ” chính là nhi đồng. Vào đêm giao thừa, các thành viên trong gia đình cùng nhau đi xem giao thừa và đón chén rượu xuân đầu tiên của năm mới, trong khi trẻ em háo hức chờ đợi tiền mừng tuổi năm mới.

Tiền lì xì, người Trung Quốc gọi là tiền “áp tuế”, tiền mừng tuổi, là do người lớn tuổi trong gia đình tặng cho trẻ nhỏ, trong bài “Bài ca đoàn tụ đêm giao thừa Ất Sửu” do danh sĩ Lâm Chiêm Mai vào cuối thời Thanh viết, ông đã miêu tả cảnh đưa tiền mừng tuổi cho trẻ nhỏ: “Phân dữ áp tuế tiền, tịnh giới vô đãng giật” (Khi phát bao lì xì, tuyệt không được lộn xộn). Trong đêm hội ngộ giao thừa, trong lúc mừng tuổi cho trẻ em, ông động viên trẻ em tuân theo khuôn phép, nỗ lực cầu tiến, không phóng đãng tâm tính, kế thừa gia giáo.

Ngoài ra, còn có bánh kẹo, đó cũng đều được gọi là kẹo mừng tuổi. Khung cảnh đêm giao thừa trong danh tác “Hồng lâu mộng” thời Thanh có lối miêu tả phản ánh cuộc sống đương đại. Chương thứ năm và thứ ba ghi lại cảnh đêm giao thừa ở Ninh Quốc phủ: “Giả mẫu cười nói: ‘Một năm vất vả cho các con rồi, không cần hành lễ.’ Nam nhỏm dậy, nữ nhỏm dậy, từng người từng người hành lễ, cùng nhau xếp ghế hai bên trái phải, rồi trở lại ngồi theo thứ tự cao thấp để thụ lễ, nam nữ hai phủ, tôi tớ nha hoàn cũng hành lễ theo thứ tự của người hầu (thượng, trung, hạ), sau đó chia lì xì, thỏi vàng thỏi bạc và các thứ khác.”   

Tiền mừng tuổi được lì xì như thế nào?

Một loại “tiền mừng tuổi”. (fotolia)

“Tiền mừng năm mới của Yến Kinh” ghi lại trong Thanh Đại Phong Thổ Chí: “Dĩ thải thằng xuyên tiền, biên tác long hình, trí ư sàng cước, vị chi áp tuế tiền. Tôn trường chi tứ tiểu nhi giả, diệc vị chi áp tuế tiền.”, chính là lấy một sợi dây dài màu sắc luồn qua đồng xu thành hình con rồng, rồi đặt dưới chân giường của trẻ em, gọi là tiền “mừng tuổi”.

“Tiền mừng tuổi” cổ xưa còn gọi là “yếm thắng tiền”, “tiền trấn tà” hay “tiền lộc năm mới” v.v., tức là trong lúc giao thừa để xua đuổi ma quỷ tà quái đáng sợ, người ta đặt tiền ở chân giường, đầu giường của trẻ nhỏ làm tiền “trấn tà”. Sau này trưởng bối tặng hồng bao cho trẻ em, liền trở thành “tiền mừng tuổi”. Nguồn gốc của tiền mừng tuổi chính là tiền trấn tà.

Nguồn gốc của “yếm thắng”

Loại tiền tốt lành này thời cổ đại được gọi là “Yếm thắng tiền”, và nó được dùng để trấn áp “túy”, một loại quái vật, để nó không thể giở trò hãm hại trẻ em. Trong thư tịch cổ có rất nhiều ghi chép về “yếm thắng”, trong tế tự thời nhà Chu có tác pháp “yếm thắng”, khi tế tự Thần Thổ Địa, dùng nồi đất làm vật trấn. Trong “Thông Điển – Giao Thiên Hạ” cũng đề cập đến “thuật yếm thắng của Thánh nhân”. Trong “Thái Bình Quảng Ký – Lão Tử” có ghi chép thế này: “Tiêu tai tịch ác ……. yếm thắng giáo giới, dịch sử quỷ mị chi pháp”. Từ đó mà xét, pháp “yếm thắng” có thể xua đuổi quỷ mị.

Từ nguồn gốc lịch sử mà xét, tập tục sử dụng “vật trấn” để “yếm thắng”, trấn áp quỷ mị bất tường, từ đó đạt được cát tường, loại tác pháp này có nguồn gốc từ rất sớm, và nó cũng được lưu truyền trở thành một phong tục tập quán. “Tiền trấn tà” là dùng những đồng tiền kim loại tốt lành để trấn áp tà khí, cầu bình an, cũng giống như cách tư duy đốt pháo để xua đuổi tà ma trong dịp năm mới, sau này được chuyển biến thành “tiền mừng tuổi”. Người đời sau cùng với việc tặng tiền mừng tuổi cho trẻ em ở nhà, họ cũng đồng thời coi nó có ý nghĩa và công năng giáo dục, ví như thúc đẩy các mối quan hệ luân thường, khuyến khích giáo đạo trẻ nhỏ làm sao biểu hiện lễ nghi, cư xử đúng mực, cách sử dụng tốt đồng tiền mừng tuổi… đều là những tác dụng tích cực của tiền mừng tuổi.

Tác giả: Dung Nãi Gia, Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version