Kiều Công như thể nhận một gậy, lập tức ngộ ra, vội vã đến nhà người đó, viện cớ có lỗi cần sửa, lấy lại đơn ly hôn, vội vàng xé hủy, nuốt chửng từng mảnh trong miệng, nói: “Tôi không làm những loại việc này.”
Kiều Quang Liệt (?—1765), tự Kính Đình, hiệu Nhuận Trai, người Thượng Hải, là tiến sĩ năm Đinh Tị thời Càn Long, làm quan đến chức tuần phủ Hồ Nam, sau khi thôi chức ông vẫn được bổ nhiệm bố chánh sứ Cam Túc, tác giả cuốn “Tối lạc đường tập”. Ông thanh liêm, làm quan đến 30 năm mà vẫn sống thanh bần. Khi nhậm chức tri huyện, ông đích thân dạy nông dân cách trồng dâu nuôi tằm, được mọi người gọi là Kiều Công dâu.
Khi Kiều Công còn chưa phát tích, gia cảnh rất bần hàn, trong nhà thường phải chạy ăn từng bữa, mà ông lại thích uống rượu rong chơi, không lao động sản xuất. Nhưng vợ ông, Mỗ thị, rất hiền đức, dùng tiền mình se sợi kiếm được đưa chồng xài, mỗi lần ăn đều để lại cho chồng một ít, không dám một mình ăn hết. Nhiều khi không có cơm ăn, bà chỉ biết đặt ly rượu lên bàn, khi chồng về nhìn thấy rượu, sẽ hiểu ý tứ, uống cạn rồi lại sải bước rời đi.
Mỗi khi khuya không thấy chồng về, người vợ lên lầu quan sát, thấy xa xa có hai ngọn đèn đỏ, cứ theo bên chồng đang lững thững bước đi, khi chồng đến gần cách nhà mấy chục bước chân thì ngọn đèn đột nhiên tắt, chồng cũng đã đến nhà. Phu nhân trong tâm minh bạch chồng mình sau này nhất định sẽ phú quý, trong lòng mừng thầm, nên thường chờ chồng về bằng cách này. Có một đêm, không thấy hai ngọn đèn đỏ, mà chồng thì đã về đến nhà gõ cửa, phu nhân thập phần nghi hoặc, bèn hỏi chồng ban ngày làm gì? Kiều Công trả lời: “Chỉ là cờ bạc và uống rượu thôi.” Phu nhân lại truy: “Đó không phải là toàn bộ câu chuyện, trong những việc chồng làm hôm nay, liệu có chuyện gì tổn hại phúc âm không?”
Kiều Công không còn cách nào khác đành phải đáp: “Không có gì khác, chỉ là tôi viết đơn ly hôn cho một người quen biết thôi, thay anh ta viết thư ly hôn. Chuyện này đương nhiên không phải là tôi tự mình làm, mà là sự tình đã quyết định rồi, không viết thì họ cũng ly hôn, do đó tôi viết đơn ly hôn hộ anh ta cũng không có hại gì.”
Phu nhân nói: “A, nếu chồng nói không viết cũng sẽ ly hôn, thì cần phải viết đơn ly hôn làm cái gì? Chuyện này quan hệ đến danh dự và tiết tháo của chúng ta, ngàn vạn xin đừng làm, hãy mau chóng hủy nó đi, nếu không sẽ quá muộn.”
Kiều Công nghe vậy như thể một gậy cảnh tỉnh, ông lập tức ngộ ra, sự việc rất trọng đại, vội vã đến nhà người kia, viện cớ có lỗi trong chữ viết cần phải sửa chữa, sau khi lấy lại đơn ly hôn, vội vàng xé hủy và nuốt chửng từng mảnh trong miệng, nói: “Tôi không làm loại việc này.” Nói rồi quay về nhà. Đến cửa nhà, phu nhân đã đứng bên cửa, tươi cười nghênh đón.
Chẳng mấy chốc đã đến kỳ thi hương, phu nhân nói: “Ngày tháng trôi nhanh, chúng ta sắp già rồi, những ngày nghèo khó này không biết bao giờ mới kết thúc. Mùa thu năm nay tổ chức kỳ thi hương, chồng vì sao không khích lệ chính mình?” Kiều Công nói: “Tôi cũng nghĩ về điều đó, nhưng chúng ta quá nghèo. Dù muốn cầu một trăm đồng tiền để duy trì sinh kế cũng khó làm được, làm sao có thể có tiền đi thi?”
Phu nhân nói: “Có lẽ trong những anh em họ hàng có người có thể giúp chồng, hoặc có thể giúp chồng nghĩ ra biện pháp. Nếu chồng không cần nhiều, em có thể lấy tất cả những gì em có để giúp chồng.” Kiều Công theo đó đã đi tứ xứ tìm bằng hữu.
Kiều Công tìm đến đồng học Cố mỗ, biết rằng họ thiếu một người hầu nên chưa bắt đầu đi thi. Kiều bèn nói với anh ta: “Tôi cũng muốn đi thi, nhưng khổ nỗi không có lộ phí, nếu anh muốn tìm một người hầu đi cùng, tôi nguyện ý chi trả một số vé tàu, làm người hầu của anh, anh có thể mang tôi đi cùng không?”
Cố mỗ nói: “Cậu đang nói về cái gì vậy? Cậu bản lai tài năng xuất chúng, khí lượng cao viễn, được mọi người tôn trọng, làm sao có thể đi hầu hạ người khác?”
Kiều Công đáp: “Đây là tôi tự nguyện, nếu anh đồng ý, tôi đã rất cảm kích rồi, ngay cả khi anh không kỳ thị tôi vì sự bần tiện của tôi, tôi cũng không dám đãi mạn.”
Cố mỗ nói: “Nếu cậu nói vậy, tôi nghĩ người khác cũng sẽ đồng ý. Đến ngày đó, huynh đệ cậu có thể sớm đến bến tàu Đông Môn, tìm chủ thuyền họ Tính.”
Cùng ngày hôm đó, khi Cố mỗ nói với các bạn học của mình về điều này, họ đều ngạc nhiên và nói: “Kiều mỗ chỉ thích uống rượu đánh bạc, bình thường người nhà đều không quan tâm, anh ta làm sao có thể hầu hạ người khác? Hơn nữa, mặc dù anh ta bần cùng, nhưng cũng là một người có học, nếu lấy thân phận người hầu làm việc, thì sẽ bị dư luận lên án, chuyện này tuyệt đối không thể được. Nếu nhất định phải để anh ta cùng đi, chúng ta sẽ tìm biện pháp khác.”
Cố mỗ trả lời, nói: “Tôi đã hứa với anh ấy rồi, tôi nên làm gì đây?” Một trong những bạn học nói: “Không dễ để tìm được cách khác, mà cậu đã hẹn rồi, chúng ta có thể xuất phát vào một ngày khác. Anh ấy không có tiền, cũng không tham gia, anh ấy không thể trách mắng chúng ta.” Mọi người đều đồng ý với kiến nghị.
Đến ngày khởi hành, Kiều Công xách hành lý đến bến Đông Môn để tìm thuyền của Cố nhưng không thấy. Trong lúc do dự, ông gặp một người khác sắp đi thi, Kiều Công vội vàng hỏi anh ta, mới biết Cố và những người khác đã khởi hành vào một ngày nào trước đó. Kiều Công nghe xong vô cùng thất vọng, than thở vận mệnh ngang trái, cảm thấy mình thật khốn khổ, bị người ta chán ghét đến mức này, chẳng thà gieo mình xuống nước tẫn toán. Nhưng rồi ông nhớ ra, trong túi mình vẫn còn hai xâu tiền của vợ, ông không biết vợ mình đã bỏ ra bao nhiêu công sức để kiếm được chúng. Vì vậy, ông quyết định tìm một người quen nhờ mang tiền về nhà, mới không phụ khổ tâm vất vả của vợ.
Thế là ông rời bến tàu, đi được vài bước thì nghe thấy có người gọi tên mình, hóa ra là người quen cũ. Người này gần đây đã mở một cửa hàng thực phẩm ở Phổ Than, anh ta nói: “Tiên sinh muốn đi thi hả? Hiện tại còn sớm, sao không ngồi xuống uống một tách trà.” Kiều Công nghĩ nhờ anh ta mang tiền về nhà hộ, liền cùng anh ta tiến đến quán. Người đó mời trà, nói với ông: “Khoa này tiên sinh khảo thí nhất định trúng cao, tôi đã chuẩn bị lễ mừng, muốn mời tiên sinh uống chút rượu. Chờ một chút, tôi sẽ tiễn tiên sinh lên thuyền, không biết thuyền của tiên sinh đỗ ở đâu?” Kiều Công nghe thấy câu này bật khóc, nước mắt chan hòa, không biết nói sao. Người đó kinh ngạc hỏi ông là nguyên do gì, Kiều Công kể lại chi tiết những gì đã xảy ra trước đó.
Người đó nói: “Tiên sinh có chí thi cử, vì sao lại vì chuyện này mà bỏ cuộc? Tôi tuy sức lực có hạn, một mình không giúp được gì, nhưng mời tiên sinh ở lại đây ăn cơm, tôi sẽ cùng đồng bối bàn bạc, nếu có thể thu thập một số tiền tặng tiên sinh, kết giao bằng hữu không phải là uổng công vô ích, chỉ là không biết tiên sinh cần chi phí bao nhiêu?” Kiều Công trả lời: “Mười xâu tiền là đủ rồi.”
Sau bữa tối, người đó ra ngoài, còn Kiều Công ngồi một mình chờ đợi. Ngay sau đó, người đó và năm sáu người mặc áo ngắn, đi dép rơm quay lại, chỉ vào Kiều Công và nói: “Đây chính là vị tiên sinh sắp tham gia kỳ thi.” Mọi người hướng Kiều Công hành lễ, rồi lấy lấy tiền từ trong túi ra đặt lên bàn, nói: “Xin hãy nhận chút tiền hụi” Kiều Công hỏi nguyên do, người đó nói: “Chúng tôi đều là đồng nghiệp, vừa khớp tiên sinh cần tiền đi thi làm hội.” Kiều Công biểu thị cảm tạ. Người đó nói: “Hôm nay muộn rồi không thể xuất phát, tôi mời uống rượu mừng, mời các vị cùng uống.” Đêm hôm đó, mọi người vui vẻ uống rượu cho đến khi say khướt.
Đến canh hai, mọi người nói: “Đã muộn rồi, chúng ta nên tiễn tiên sinh về.” Vì vậy, họ cùng nhau đi bộ đến Nam Quan, khi qua cầu Thủy Quan, những người đi phía trước đột nhiên dừng lại. Kiều Cung hỏi nguyên do, mọi người đều nói: “Phía trước có một người khổng lồ trên cầu, chúng ta không qua được.” Kiều Công vẫn đang say bước lên xem xem, phát hiện một người cao quá tường thành, ngẩng đầu nhìn cũng không rõ mặt, hình bóng mờ mịt trong bóng tối, vắt vẻo trên cầu, bất động không nói không rằng. Kiều Công vỗ vào đùi ông ta và nói: “Ngươi quá ích kỷ, không nghĩ đến cho người khác đi sao? Mau nhường đường đi.” Người khổng lồ bèn rút một chân trái, nghiêng mình cho Kiều Công qua, sau khi Kiều Công và bốn người khác đi qua, người kia lại chuyển thân về nguyên vị. Đến khi cả ba người còn lại đi qua, họ phải lách qua người khổng lồ mà đi, không lâu sau, cả ba người đó đều chết. Mọi người mới biết thứ họ vừa gặp là hung thần, vì Kiều Công có phúc phận lớn, mới được ông ấy cho qua.
Sau đó, Kiều Công đứng đầu thi hương, năm thứ hai liên tiếp trúng tiến sĩ, làm huyện lệnh Bảo Kê, sau đó làm quan đến tuần phủ Hồ Nam, sau lại được bổ nhiệm làm bố chánh sứ Cam Túc. Ông là một trong số ít quan cao danh tiếng đến từ Thượng Hải vào thời nhà Thanh. (Nguồn: “Đối sơn dư mặc”)
Thái Nguyên chỉnh lý, Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch