Những sự tình chân thực thần kỳ qua thời gian lâu lại bị coi là thần thoại, truyền thuyết, đôi khi còn là đồn thổi. Dù rằng gần đây có nhiều điều đã ứng nghiệm thành sự thật…

Đây là câu chuyện được tác giả Dương Thuật Chi ghi lại theo lời của một cụ già tại Tế Nam. Cụ có duyên hạnh ngộ với một đạo sĩ và có nhiều điều thần kỳ thú vị đã xảy ra. Đến lần gặp mặt cuối cùng, vị đạo sĩ hẹn cụ hãy đợi đến lúc “thi thể người chết không có ai chôn, chúng ta sẽ hội ngộ”. Dù không biết tương lai sau này sẽ ra sao, hãy cùng tham khảo và suy ngẫm. Câu chuyện như sau:

Năm nay tôi 81 tuổi. Những điều tôi kể dưới đây là câu chuyện đích thân tôi từng trải qua xưa kia.

Nhà tôi ở miền núi phía Nam thành phố Tế Nam. 70 năm trước, khi tôi còn nhỏ, tôi nhớ trong nhà có một Đạo sĩ cùng chung sống. Người này trạc ngoại tứ tuần, áng chừng cùng độ tuổi với cha tôi. Ông là người lương thiện, với người cùng tuổi luôn xưng hô như mình là tầng lớp nhỏ hơn. Ông gọi cha tôi là thiếu gia, mẹ tôi là thiếu phu nhân, gọi tôi là tiểu thư.

Lúc mùa màng bận rộn, ông giúp nhà tôi làm một số việc. Khi nhàn rỗi lại ra ngoài hành nghề chữa bệnh, hóa duyên. Buổi tối cũng không thắp đèn mà ở trong phòng không biết làm gì. Ông thường nói những điều kỳ dị, khác thường mà chúng tôi không hiểu đó là gì. Cha tôi thường nói ông là người kỳ lạ.

Có một sự việc xảy ra vào năm tôi 12 tuổi làm tôi có ấn tượng và ghi nhớ tới giờ: Một ngày nọ, trời quang mây tạnh, nhưng ông không cho gia đình tôi ra ngoài, cũng không nói lý do.

Tới gần trưa, thời tiết đột nhiên thay đổi, cuồng phong nổi tứ phía, đất đá bay mù trời, cây to bị bật rễ đổ gập, hoặc bị gãy ngang thân, nhà cửa tốc mái, người đối diện xòe 5 ngón tay trước mặt cũng không nhìn thấy. Khoảng một giờ sau, trời mới dần sáng hơn và mặt trời ló rạng. Đạo sĩ nói với chúng tôi: Nếu gặp phải trận cuồng phong này, người sẽ mắc bệnh nặng, phá hủy mấy tầng da, trường hợp nghiêm trọng thậm chí không giữ nổi mạng.

Năm đó đại hạn, mãi mới có dự báo một trận mưa. Mọi người trong thôn khi đó đều lập tức ra đồng gieo trồng cho kịp thời vụ. Vị đạo sĩ lại không cho chúng tôi ra đồng, ông nói: Những đồ dùng để gieo mạ, chúng ta cho người khác mượn dùng trước đi, họ dùng xong ta làm cũng chưa muộn.

Ba ngày sau, trời mưa một trận rất to như chút nước, làm tất cả số mạ gieo đều trôi đi và bị nước mưa làm hỏng hết. Sau cơn mưa, đất ẩm ướt hơn, ông giục gia đình tôi mau đi gieo mạ, không nên chậm trễ thêm nữa, nếu không mạ sẽ không thể nảy mầm.

Lại có một lần khi chú tôi kết hôn, đạo sĩ nói với ông nội tôi: “Mai là đại hỷ của nhà ta, có thể mời sư phụ cháu đến uống rượu hỷ được không?”.

Ông nội tôi nói: “Cậu đến nhà tôi đã bao năm nay, cũng chưa được gặp sư phụ cậu, vậy hãy mau mời ông ấy đến đi”.

Đến ngày đám cưới, khi khách khứa đã ra về hết, người nhà vẫn không thấy sư phụ của Đạo sĩ đâu. Ông nội hỏi Đạo sĩ: “Sao cậu không mời sư phụ cậu đến?”.

Đạo sĩ nói: “Sư phụ cháu đến lâu rồi, chỉ là mọi người nhìn không thấy mà thôi”.

Mấy năm sau, Đạo sĩ nói với cha mẹ tôi: “Tôi phải đi đây, không thể tu hành ở đây nữa rồi. Trong nhà nếu có sự việc gì cần giúp đỡ có thể thắp một nén hương và gọi tên tôi”. Người nhà tôi đều gật đầu, nửa tin nửa ngờ.

Lại một năm nữa trôi qua, lưng cha tôi mọc một cái nhọt độc, tiêu rất nhiều tiền rồi mà vẫn không chữa khỏi. Lúc này mọi người mới nhớ đến vị Đạo sĩ nọ, nhớ lại lời ông nói: “thắp một nén hương và gọi tên tôi, tôi đến…”. Cha tôi nghĩ thầm: Ông ấy là người, có thể linh nghiệm vậy sao? Mọi người không nghĩ nhiều, và khuyên cha tôi cứ thử xem sao.

Tối đó, bà nội tôi cầm một nén hương ra sân thắp và gọi tên Đạo sĩ, nói ông hãy mau mau tới. Khi đó là vào mùa đông giá rét, trời chưa sáng thì nghe thấy có người gõ cửa. Chúng tôi chạy ra, thì đó là vị Đạo sĩ năm xưa. Trên người ông mồ hôi đầm đìa, áo bông cũng ướt sũng mồ hôi. Câu đầu tiên ông hỏi là trong nhà đã xảy ra chuyện gì? Mẹ tôi kể lại tình hình bệnh của cha và nhờ ông xem. Đạo sĩ kiểm tra một hồi và nói không sao, dễ chữa. Sau đó ông nặn nhọt độc và đắp thuốc rồi băng bó lại. Ngày hôm sau cha tôi lại có thể ra khỏi giường.

Lúc ăn cơm, Đạo sĩ nói với cha tôi rằng, “sau này mọi người không thể truyền tin (tức thắp hương gọi tên) cho ông được nữa, ông không thể gánh vác nổi lễ nghĩa của một nén hương này”. Lúc sắp ra đi, cha tôi hỏi ông khi nào trở lại thăm chúng tôi. Đạo sĩ nói: “Đợi đến khi trên núi có nhà lầu, nước trong giếng chảy đến nhà, bóng đèn treo ngược, diện tích núi còn lại một nửa, người chết không có người chôn, tôi sẽ đến thăm mọi người. Lúc đó thay đổi lớn rồi, sợ rằng chú bé và cô tiểu thư này có thể gặp được tôi hay không còn khó nói”.

Cha tôi nghe vậy thì mặt biến sắc, nói: “người chết không có người chôn” thì chẳng phải đại kiếp nạn của nhân gian đó sao?

Cha tôi lại gặng hỏi nhiều lần: “Không có cách hóa giải đại kiếp nạn này sao?”. Rất lâu sau đó, Đạo sĩ mới trả lời: “Người có dấu trên mặt sẽ không thấy, xóa đi ấn ký thì vượt qua kiếp nạn”. Cả nhà đều ghi nhớ sâu sắc những lời này, chỉ là khó hiểu ý nghĩa trong đó.

Từ đó đến nay thấm thoắt đã 70 năm trôi qua, những điều vị đạo sĩ nói năm xưa từng chuyện từng chuyện đều đang ứng nghiệm. Hiện nay trên núi đều có nhà lầu, nước trong giếng chảy đến nhà (vì trước đây đều phải ra sông hoặc múc nước từ giếng lên dùng), chuôi đèn treo ngược là chỉ bóng đèn điện (vì trước đây đều dùng đèn dầu, nên bóng đèn đều hướng lên trên). Nhà tôi ở khu vực miền núi, hiện nay do khai thác quá mức, diện tích núi đã không còn nguyên vẹn như ban đầu, mà chỉ còn lại một nửa. Câu “người chết không có người chôn” là chưa ứng nghiệm. Còn câu nói cuối cùng “người có dấu trên mặt sẽ không thấy, xóa đi ấn ký thì vượt qua kiếp nạn” tới nay vẫn là ẩn số. Tôi thường kể với các con việc này, chúng đều không tin còn không cho tôi nói. Chúng còn nói, đến lúc đó mọi người làm thế nào thì chúng ta làm thế”.

Kỳ thực, về câu nói “người chết không có người chôn”, Lưu Bá Ôn đã có dự ngôn viết trong Cứu kiếp bi văn của ông, có đề cập đến 10 nỗi sầu rằng:

“Nhất sầu thiên hạ loạn phân phân
Nhị sầu đông tây ngạ tử nhân
Tam sầu hồ nghiễm tao đại nan
Tứ sầu các tỉnh khởi lang yên
Ngũ sầu nhân dân bất an nhiên
Lục sầu cửu đông thập nguyệt gian
Thất sầu hữu phạn vô nhân thực
Bát sầu hữu y vô nhân xuyên
Cửu sầu thi cốt vô nhân kiểm
Thập sầu nan quá trư thử niên”.

Giải nghĩa:

Nỗi lo thứ nhất là thiên hạ loạn khắp nơi
Nỗi lo thứ hai là khắp Đông Tây người đói chết
Nỗi lo thứ ba là hồ rộng gặp đại nạn
Nỗi lo thứ tư là các tỉnh có giặc giã
Nỗi lo thứ năm là nhân dân không yên ổn
Nỗi lo thứ sáu là thời gian giữa tháng Chín và tháng Mười mùa Đông
Nỗi lo thứ bảy là có cơm không có người ăn
Nỗi lo thứ tám là có áo không có người mặc
Nỗi lo thứ chín là thi thể không người liệm
Nỗi lo thứ mười là khó qua năm Hợi Tý.

Trong đó sầu thứ chín “thi thể không người chôn cất” có ý nghĩa tương đồng với lời của Đạo sĩ.

Video: Người dân Trung Quốc đột ngột ngã gục trên đường (nguồn: NTDTV)

Hiện nay dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán khởi nguồn từ Vũ Hán, Hồ Bắc đã lan ra khắp Trung Quốc và toàn thế giới. Ở Trung Quốc, Iran, Ý cũng đã xuất hiện hiện tượng thi thể nhiều không kịp chôn, xếp bày la liệt. Có lẽ câu “Người chết không có người chôn” đang ứng nghiệm với thời kỳ hiện nay.

Như vậy còn câu cuối cùng của Đạo sĩ, nói về cách hóa giải để “vượt qua kiếp nạn” rằng: “Người có dấu trên mặt sẽ không thấy, xóa đi ấn ký thì vượt qua kiếp nạn”.

Câu dự ngôn cuối cùng này là có ý nghĩa gì? Có lẽ cần tham khảo thêm ý kiến của những bậc cao nhân, hoặc những người sáng suốt.

Theo Dương Thuật Chi, Soundofhope
Kiên Định biên dịch

Video: Lịch sử che giấu tội ác của chính quyền Trung Quốc

videoinfo__video3.dkn.tv||50949d31a__