Đại Kỷ Nguyên

Dẫu thay tên đổi họ, bệnh dịch vẫn nhắm vào chính quyền Trung Quốc mà tới

Dẫu thay tên đổi họ, bệnh dịch vẫn nhắm vào ĐCSTQ mà tới

Ảnh: Đại Kỷ Nguyên minh họa.

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán đang ngày càng lan rộng khắp toàn cầu. Dịch bệnh vô tình nhưng có mắt, đặc biệt khi khuếch tán ra những nước có quan hệ đối tác với Trung Quốc đã cho thấy: Virus nhắm vào Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mà tới.  

Đứng trước nguy cơ khủng hoảng vì dịch bệnh, người ta không khỏi suy ngẫm: Tại sao virus lại xuất hiện? Nó có liên quan gì tới ĐCSTQ? Và làm thế nào để nghênh đón cát tường, tránh họa tai?

Lịch sử của ĐCSTQ là một lịch sử đen tối đầy chiến loạn, kinh tế khó khăn, ôn dịch hoành hành, dân chúng lầm than. Chính sách tàn bạo của ĐCSTQ đã cướp đi sinh mạng của 80 triệu dân thường, phá hủy văn hóa truyền thống và đạo đức của con người. Đặc biệt trong gần 30 năm qua, từ vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989 đến việc đàn áp các học viên Pháp Luân Công năm 1999, và hiện nay là đàn áp dân chúng trên diện rộng, chính sách bạo lực và dối trá của ĐCSTQ đã mang lại thảm họa khôn lường không chỉ cho dân tộc Trung Hoa mà là cả thế giới. 

Gần 40 năm qua, từ các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh đến các nước phát triển ở châu Âu và Bắc Mỹ, ĐCSTQ đã dùng nhiều kế hoạch thâm độc như lấy lợi ích kinh tế làm mồi nhử, toàn cầu hóa, viện Khổng Tử, Một vành đai một con đường… để che giấu mục đích thật sự: thông qua chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ mà thâm nhập vào nhiều quốc gia khác nhau để dẫn dụ người dân xa rời tín ngưỡng, bất tin vào Thần, làm bại hoại đạo đức nhân luân, cuối cùng là hủy diệt con người.

Rất nhiều quốc gia và khu vực vì lợi ích kinh tế mà ngày tăng cường quan hệ với ĐCSTQ, hậu quả là thảm họa cũng theo đó mà tới. Trong xu thế lây nhiễm toàn cầu của “ôn dịch Trung Cộng”, không thể phủ nhận rằng bệnh dịch đang vươn tới những quốc gia, thành phố, tổ chức, và cá nhân có quan hệ mật thiết với Bắc Kinh. 

Iran – “đồng đội thân thiết” của ĐCSTQ: Bệnh dịch hoành hành 

Trung Quốc là nơi bùng phát, cũng là nơi mà tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán nghiêm trọng nhất. Tính đến ngày 9/3, ĐCSTQ đã xác nhận có 80.754 ca nhiễm bệnh, 3.136 người tử vong. Tuy nhiên, theo tính toán của giới y học quốc tế và kết quả điều tra của thời báo The Epoch Times cũng như tiết lộ từ người dân trong khu vực bị ảnh hưởng tại đại lục, số ca nhiễm bệnh thực sự vượt xa con số mà Bắc Kinh công bố. Theo ước tính của các chuyên gia châu Âu và châu Mỹ, số bệnh nhân thực tế cao hơn gấp 10 lần so với con số chính thức của chính quyền. 

Tính đến ngày 9/3, trên thế giới có 5 quốc gia xác nhận có trên 1.000 trường hợp nhiễm bệnh: Italy (9172 trường hợp), Hàn Quốc (7478 trường hợp), Iran (7161 trường hợp), Pháp (1412 trường hợp) và Đức (1112 trường hợp). Trong đó, các quốc gia có hơn một trăm người tử vong lần lượt là Italy (463) và Iran (237).

Mặc dù dữ liệu về dịch bệnh ở Iran thấp hơn Italy hay Hàn Quốc, tuy nhiên, chế độ chính quyền chuyên chế “lấy Trung Cộng làm gương soi” của Iran cũng dựa vào biện pháp che giấu và phong tỏa để duy trì sự ổn định. Theo giới phân tích, con số bệnh nhân nhiễm bệnh và tử vong mà chính phủ Iran công bố đã bị giảm tới mức tối đa. 

Tờ Washington Post trích dẫn dữ liệu rò rỉ từ Bệnh viện Tehran xác nhận: Số ca lây nhiễm ở Iran cao gấp 5 lần dữ liệu do chính phủ công bố. Số liệu mà các phương tiện truyền thông của Iran công bố còn gấp 10 lần so với số liệu của chính quyền. Những video được người dân Iran chia sẻ cũng rất giống với Vũ Hán, trong bệnh viện, thi thể chất đống không đếm xuể, trên đường phố có rất nhiều người đột nhiên ngã xuống bất tỉnh và tử vong.  

Điều đáng nói hơn là virus rõ ràng nhắm vào các quan chức cao cấp của Iran. Trong số 237 trường hợp tử vong được Iran công bố chính thức có rất nhiều thành viên trong quốc hội hiện tại và tiền nhiệm. Hiện nay có ít nhất 24 thành viên quốc hội bị lây nhiễm, trong đó có phó tổng thống và thứ trưởng bộ y tế. 

ĐCSTQ là hậu thuẫn, cũng là “đồng đội thân thiết” của Iran. Iran có nguồn năng lượng dồi dào, chiếm vị trí chiến lược quan trọng ở Trung Đông, chính sách Hồi giáo cực đoan của nước này là mối đe dọa lớn cho các quốc gia dân chủ. Cũng bởi vậy mà Trung Quốc luôn hỗ trợ kinh tế và vũ khí cho quốc gia này. ĐCSTQ không chỉ trực tiếp xuất khẩu những loại vũ khí cao cấp như tên lửa, máy bay chiến đấu và tàu ngầm cho Iran, mà còn cung cấp công nghệ chế tạo vũ khí hạt nhân nhằm đe dọa và uy hiếp các nước dân chủ.

Liên Hợp Quốc và Hoa Kỳ nhiều lần áp đặt các lệnh trừng phạt về kinh tế đối với Iran nhằm ngăn chặn mối đe dọa về vũ khí hạt nhân, nhưng ĐCSTQ vẫn nhập khẩu lượng lớn dầu mỏ của Iran để hỗ trợ chính quyền nước này về kinh tế. Trong những năm gần đây, các công ty như ZTE và Huawei do ĐCSTQ kiểm soát liên tục bị chính phủ Mỹ trừng phạt vì vi phạm các lệnh cấm quốc tế, trong đó có việc cung cấp công nghệ quân sự nhạy cảm và kỹ thuật dân sự cho Iran.  

Iran cũng là đối tác thân thiết của ĐCSTQ. Trong kế hoạch Một vành đai một con đường do Bắc Kinh đưa ra vào năm 2013, Iran chính là trung tâm chiến lược để từ đó ĐCSTQ thâm nhập vào châu Âu, châu Á và châu Phi. Trong 10 năm qua, ĐCSTQ là đối tác thương mại lớn nhất của Iran, nhiều khoản đầu tư lớn cũng được tập trung vào đây. 

Vào ngày 2/3, các phương tiện truyền thông xã hội đã đăng tải hình ảnh người Iran bất ngờ ngã gục xuống đất do nghi ngờ nhiễm virus Vũ Hán trên đường phố (ảnh chụp màn hình Twitter).

Italy – đồng minh “Một vành đai một con đường”: Nơi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất

Cơ quan Bảo vệ Dân sự Ý hôm 21/3 cho biết, nước này ghi nhận 53.578 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó 4.825 đã chết. Tỷ lệ tử vong là 9%, cao hơn nhiều so với mức bình quân toàn cầu là 4,2%.

Ngày 9 tháng 3, Thủ tướng Giuseppe Conte thông báo toàn bộ đất nước sẽ được đặt dưới lệnh phong tỏa cho đến đầu tháng 4, theo hãng tin Reuters. Báo Washington Post cho biết đây là biện pháp mới chưa từng có để kiềm chế dịch bệnh ở quốc gia này. Ngoài công việc và trường hợp khẩn cấp, hơn 60 triệu dân trên toàn Italy không được tùy ý ra ngoài. 

Đất nước Italy yên bình trong nháy bị phong tỏa. Một trong những lý do quan trọng nhất chính là vì họ đã đặt niềm tin vào ĐCSTQ. Italy có mối quan hệ thân thiết với Bắc Kinh và tin vào sự tuyên truyền của WHO nên đã lơ là kiểm dịch và không phòng vệ nghiêm ngặt với những du khách đến từ Trung Quốc.    

Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng phát dịch bệnh ở Italy lại nằm ở mối quan hệ gần gũi giữa chính phủ Italy và ĐCSTQ.

Là thành viên của nhóm G7, Italy bất chấp sự phản đối của các đồng minh phương Tây khi liên minh với ĐCSTQ vào tháng 3/2019. Italy nhấn mạnh “tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” và trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu ký kết thỏa thuận “Một ​​vành đai một con đường” với Bắc Kinh. Suy thoái kinh tế trong những năm gần đây đã làm Italy lầm tưởng rằng ĐCSTQ sẽ mang lại lợi ích kinh tế. Khách du lịch Trung Quốc quả thực đã mang lại một số lợi ích trước mắt, nhưng cũng đồng thời gây ra những tác động tiêu cực khác nhau từ hành xử thiếu văn minh của họ, nhưng bấy nhiêu đó cũng không thể sánh với sức hủy diệt to lớn của dịch bệnh lần này. Thiệt hại về kinh tế và con người tại đây là không thể ước tính được, lợi bất cập hại. 

Đối tác châu Âu của ĐCSTQ: Dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng 

Tại Pháp và Đức, số lượng ca nhiễm bệnh được xác nhận là hơn 1.000, số ca mắc mới đang tăng nhanh chóng, tình hình bệnh dịch càng ngày càng nghiêm trọng, thậm chí một nhân vật cấp cao như bộ trưởng bộ văn hóa Pháp cũng được chẩn đoán nhiễm bệnh. 

Pháp và Đức là hai cường quốc của châu Âu, đồng thời cũng là hai quốc gia thiết lập mối quan hệ gần gũi với ĐCSTQ trong những năm gần đây. Ví dụ, tham vọng xâm nhập thế giới bằng Huawei 5G của ĐCSTQ đã được Hoa Kỳ cảnh báo nhưng chính phủ Pháp và Đức vẫn phớt lờ, quyết định không loại Huawei khỏi mạng 5G trong nước. Một ví dụ khác là trong cuộc họp báo ở Paris ngày 26/3/2019, thủ tướng Đức ca ngợi kế hoạch “Một vành đai một con đường” là chiến lược quan trọng, và rằng “người châu Âu chúng tôi muốn tham gia”.

Hai khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi ôn dịch là tỉnh Oise của Pháp và tiểu bang Nordrhein Westfalen của Đức cũng là nơi có liên hệ chặt chẽ với ĐCSTQ, đã lần lượt thiết lập quan hệ hữu hảo với hai tỉnh Thanh Hải và Giang Tô của Trung Quốc. 

Hàng xóm “ít thân cận” với Trung Quốc: Những điều khác biệt

So với các nước châu Âu, châu Mỹ và Trung Đông, tình hình ở các khu vực xung quanh Trung Quốc phản ánh trực quan hơn sự tương quan giữa tình hình dịch bệnh và mối quan hệ với ĐCSTQ.

Ví dụ, Hàn Quốc là nước láng giềng sát bên cạnh Trung Quốc, tính đến 9/3 đã có tổng cộng 7478 ca nhiễm bệnh, khiến nước này từng được coi là quốc gia có dịch bệnh nghiêm trọng thứ hai bên ngoài Trung Quốc. Nhật Bản, quốc gia cách Trung Quốc bởi một vùng biển lớn có 512 ca nhiễm bệnh.

Trong khi đó, Hồng Kông và Đài Loan là những quốc gia láng giềng của Trung Quốc đại lục, số ca nhiễm bệnh lần lượt là 115 và 45 trường hợp. Đài Loan chỉ có 1 trường hợp tử vong, Hồng Kông có 3 trường hợp tử vong. Hơn nữa, các trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh tại Hồng Kông đều đến từ đại lục, sau đó nhiều cảnh sát chống bạo động và nhân viên chính phủ tại quốc gia này cũng bị lây nhiễm.  

Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông và Đài Loan đều là những nước láng giềng rất gần với đại lục. Tuy nhiên, sự lây lan của dịch bệnh rõ ràng không phụ thuộc vào khoảng cách địa lý với Trung Quốc, mà chỉ dựa vào mối quan hệ với ĐCSTQ.

Bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh từ năm 1992, Hàn Quốc từng dựa vào Trung Quốc để tăng cường quan hệ thương mại. Sau khi chính phủ hiện tại lên nắm quyền, Hàn Quốc càng tăng cường quan hệ song phương trên diện rộng, không ngừng đầu tư vào đại lục, đồng thời mở rộng cho Trung Quốc thâm nhập vào Hàn Quốc. ĐCSTQ đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất, thị trường xuất khẩu lớn nhất và nguồn nhập khẩu lớn nhất của Hàn Quốc. Thậm chí, ngay sau khi dịch bệnh bùng phát ở đại lục, vì sợ làm tổn hại quan hệ với Bắc Kinh, chính phủ Hàn Quốc đã không đóng cửa biên giới, cũng không kiểm tra tình hình dịch bệnh với du khách đến từ Trung Quốc. Hai nước còn thiết lập quan hệ hữu hảo song phương ở 190 tỉnh thành, trong đó có hai thành phố nơi dịch bệnh nghiêm trọng nhất là Daegu và Gyeongsangbuk-do.

Phun thuốc khử trùng trước một nhà thờ ở Thành phố Daegu, Hàn Quốc (ảnh: Nytimes).

Mặc dù mối quan hệ giữa chính phủ Nhật Bản và Bắc Kinh không quá thân cận, nhưng một lượng lớn các công ty Nhật Bản đầu tư vào Trung Quốc đã thúc đẩy việc thành lập quan hệ hữu hảo giữa 256 tỉnh thành của Nhật Bản với Trung Quốc, bao gồm các tỉnh và thành phố mà dịch bệnh diễn ra nghiêm trọng là Hokkaido, Tokyo, quận Aichi, tỉnh Kochi và các khu vực khác.

Từ sự khác biệt giữa quan hệ với Trung Quốc và với ĐCSTQ, có thể thấy tình huống dịch bệnh ở Hồng Kông và Đài Loan hoàn toàn khác với Nhật Bản và Hàn Quốc.

Mặc dù Hồng Kông và Đài Loan có quan hệ kinh tế và thương mại cực kỳ chặt chẽ với đại lục, nhưng người dân ở đây không bị mù quáng bởi lợi ích mà ĐCSTQ hứa hẹn. Năm 2019, dân chúng Hồng Kông đã thức tỉnh và phát động phong trào chống ĐCSTQ trên quy mô lớn. Điều này cũng thúc đẩy người dân Đài Loan nhận ra bộ mặt thực sự của ĐCSTQ, kiên định quyết tâm không đầu hàng Trung Cộng.

Đặc biệt là Đài Loan, vì bị ĐCSTQ chèn ép mà Đài Loan không có chỗ đứng trong Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nên trước tình hình dịch bệnh, Đài Loan không tin theo ĐCSTQ và dẫn dắt của WHO. Kết quả là, mặc dù tiếp xúc với nhiều người dân đại lục nhưng Đài Loan lại thành công trong việc kiểm soát và trở thành điển hình cho khả năng kháng dịch toàn cầu.

Tính đến ngày 9/3, những quốc gia tiếp giáp với Trung Quốc như Ấn Độ và Mông Cổ có số ca lây nhiễm lần lượt là 47 và 1 ca. Điểm chung của những quốc gia này là đều không hợp tác với ĐCSTQ. 

Nếu nói virus Trung Cộng lan rộng bên ngoài Trung Quốc, có thể thấy rõ ràng sự lây nhiễm là có mục tiêu rõ ràng. Qua đây có thể thấy bài học lịch sử: Ôn dịch vô tình nhưng có mắt, đó là chiểu theo Thiên ý mà hành động. 

Virus vô tình nhưng có mắt, làm thế nào để tránh khỏi họa tai? 

Nhìn lại lịch sử, có thể thấy vào cuối mỗi triều đại đều xuất hiện thiên tai ôn dịch để kết thúc chế độ thống trị của vương triều. Lấy lịch sử làm tấm gương soi, lại căn cứ vào tình hình thực tế khi dịch viêm phổi Vũ Hán ngày một lan rộng trên toàn thế giới, không khó để nhận ra rằng: virus hướng vào Trung Cộng mà tới. Thế giới ngày nay giống như một ngôi làng toàn cầu, bất cứ quốc gia, thành phố, tổ chức và cá nhân nào có quan hệ thân thiết với ĐCSTQ đều có thể trở thành mục tiêu lây nhiễm, và trở thành vật hi sinh của tà đảng Trung Cộng. 

Dù virus Vũ Hán có sức tàn phá đến nhường nào, thì vẫn có con đường để tiêu tan bệnh dịch, biến hung thành cát: Đó chính là nhận thức rõ ràng nguồn gốc sâu xa của virus, hiểu được bản chất của ĐCSTQ, rời khỏi Trung Cộng, không để ĐCSTQ khống chế thì sẽ tránh xa được thảm kịch và họa tai. 

Dù là Iran, Italy, Pháp, Đức hay các quốc gia láng giềng khác như Hàn Quốc, Nhật Bản… cái giá mà họ phải trả trong ôn dịch chính là hồi chuông cảnh tỉnh toàn thế giới. Là một chính trị gia, hay là người nắm quyền, một niệm về chính sách bang giao với ĐCSTQ không chỉ quyết định tương lai của bản thân, mà còn liên quan đến hạnh phúc và lợi ích của toàn dân. Một khi nhầm lẫn giữa người dân Trung Quốc và ĐCSTQ, thậm chí đặt niềm tin sai lầm vào tà đảng này, thì họ sẽ vô tình đẩy người dân vô tội xuống vực thẳm. 

Trong Cửu Bình cũng chỉ ra rất rõ: Sự từ bi và uy nghiêm của Thần là đồng thời tồn tại. Thần chỉ nhìn nhân tâm, quyết định và lựa chọn của một cá nhân vào thời khắc quan trọng này sẽ quyết định tương lai của họ sau này.

Virus vẫn đang hoành hành và tiếng chuông báo động lại vang lên. Là một cá nhân, một tổ chức và một quốc gia, hãy tránh xa ĐCSTQ, rời khỏi ĐCSTQ và từ chối ĐCSTQ, để từ đó tránh khỏi virus và chọn cho mình một tương lai tốt đẹp.

Theo The Epochtimes
Kiên Định biên dịch

Video: Nhiều chuyện kì lạ xảy ra ở TQ: Cự long sụp đổ; sấm sét dữ dội; quạ kín trời; dày đặc muỗi mùa đông

Exit mobile version