Đại Kỷ Nguyên

ĐCSTQ tại sao lại phá hủy Bắc Kinh cổ xưa tuyệt thế vô song?

Ảnh: Trăm năm chân tướng - ET

Thành cổ Bắc Kinh, nếu bắt đầu tính từ thời đại kinh đô Yến thời Tây Chu, đã có 3000 năm lịch sử; nếu tính từ thời bộ đô Nam Kinh của nước Liêu, có 1100 năm lịch sử. Nhưng đến ngày nay, tuyệt đại đa số kiến trúc và phong cảnh của Bắc Kinh cổ lão đã bị ĐCSTQ phá bỏ. Đằng sau sự phá hủy không thể tránh khỏi này là bí mật không thể tiết lộ gì? 

Chào mừng các bạn đến với Trăm năm chân tướng!

Bắc Kinh thành cổ có lịch sử 3.000 năm nếu tính từ kinh đô Yến thời Tây Chu; nếu tính từ thời bộ đô Nam Kinh của nước Liêu, nó có lịch sử 1.100 năm.

Khi nhắc đến Bắc Kinh cổ xưa, rất nhiều người Bắc Kinh cao tuổi sẽ nghĩ đến Yến Kinh bát cảnh: Gió thu Thái Dịch (nay là Trung Nam Hải), xuân ấm Quỳnh Đảo (nay là đảo Quỳnh Hoa Bắc Hải), hoàng hôn Kim Đài (Hoàng Kim đài), Kế Môn Yên Thụ (thành Tây Sĩ), Tây Sơn Tình Tuyết (Hương Sơn), Ngọc Tuyền Bác Đột (núi Ngọc Tuyền), ánh trăng sớm Lô Câu (cầu Lô Câu), Cư Dung Điệp Thúy (cổng Cư Dung).

Mỗi khung cảnh đều có nét đặc sắc riêng, thừa tải những câu chuyện khác nhau liên quan đến thiên-địa-nhân, từ bao thời đại khác nhau lưu lại cho con người những hồi ức mỹ hảo vĩnh viễn khó diệt. Nhưng cho đến ngày nay, tuyệt đại đa số kiến trúc và phong cảnh của Bắc Kinh cổ lão đã bị ĐCSTQ phá hủy. 

Hôm nay, chúng tôi sẽ căn cứ trên cuốn sách “Thành ký” do cựu phóng viên Tân Hoa Xã Vương Quân và những tài liệu khác, nói với các bạn về lý do tại sao ĐCSTQ muốn phá hủy Bắc Kinh cổ lão nghìn năm tuổi.

Bắc Kinh cổ xưa trân quý thế nào?

Bắc Kinh cổ là một thành phố hình vuông. Đứng trên đình Vạn Xuân núi Cảnh Sơn nhìn xuống, bạn có thể thấy rõ một đường trục trung tâm chia thành phố hình vuông này thành hai phần.

Trục trung tâm của Bắc Kinh được hình thành từ thời nhà Nguyên và trải qua thời Minh, Thanh, Trung Hoa Dân Quốc cho đến ngày nay. Trục trung tâm truyền thống ở phía nam bắt đầu từ cổng Vĩnh Định, chạy xuyên qua ngoại thành, nội thành, hoàng thành và cung điện của cố đô Bắc Kinh và đến Tháp Chuông Trống ở đầu phía bắc, với tổng chiều dài khoảng 7,8 km. Đây là biểu tượng trung tâm của cố đô Bắc Kinh và là trục trung tâm đô thị dài nhất thế giới được con người thiết kế và xây dựng cho đến nay.

Mỗi kiến trúc trên trục trung tâm đều có một cái tên vang dội và chứa đựng những nội hàm vô tận; mỗi một cảnh trí trên trục trung tâm đều có thiết kế tinh xảo, văn hóa bất tận; mỗi câu chuyện trên trục trung tâm đều có ý nghĩa thâm viễn, bối cảnh lịch sử uyên nguyên lâu đời.

Có hơn 100 ngôi “danh thành văn hóa lịch sử” ở Trung Quốc, và Bắc Kinh thành cổ đứng vị trí số một. Nó là thủ đô đế quốc lớn nhất thế giới trong hai triều đại Minh, Thanh, đồng thời còn bảo tồn một số di tích từ triều đại Kim và Nguyên. Nó cũng là thành thị cổ đại lớn nhất thế giới, có quy hoạch tổng thể hoàn chỉnh. Đây là thành tựu tối cao của kiến thiết đô thành trong hai nghìn năm của Trung Quốc, tập trung những kiệt tác đa dạng và thành thục nhất trong kiến ​​trúc truyền thống.

Một số người so sánh Bắc Kinh xưa với “một bộ tùng thư Tập Đại Thành, một bộ ‘Vĩnh Lạc Đại Điển’ khác”. (Vĩnh Lạc Đại Điển là bộ sách lớn nhất thời Trung Quốc cổ đại, do Giải Tấn, Diêu Quảng Hiếu và Trịnh Tứ biên tập. Nó có tổng cộng 22.877 tập, trong đó có 60 tập quy định và danh mục. Nó được đóng gói thành 11.095 tập và có khoảng 370 triệu từ.

Là đất kinh kỳ, nó có toàn bộ công năng của một quốc đô nước lớn, bao gồm nghi lễ cung đình, lễ chế, tế tự, hành chính, văn hóa giáo dục, tôn giáo, bảo vệ hậu cần, nhà xưởng, kho bãi, cảnh vệ, giải trí, gia cư, thị trường thương mại, tài chính, dịch vụ và các hệ thống ngành nghề khác. Tất cả các hệ thống công năng này đều có hệ thống kiến trúc tương ứng, và mỗi hệ thống kiến trúc đều có cuộc sống tương ứng.

Chính những hệ thống kiến ​​trúc này đã cấu thành nên cơ thể của Bắc Kinh cổ lão, trong cơ thể này uẩn tàng vô số thông tin văn hóa lịch sử, bao quát giá trị nghệ thuật chỉnh thể. Kiến trúc sư nổi tiếng Lương Tư Thành đã bình phẩm về thành cổ Bắc Kinh như sau: “Đô thành Trung cổ hoàn chỉnh nhất, vĩ đại nhất hiện tồn trên thế giới, toàn bộ đều được thiết kế chỉnh thể, đối xứng thống nhất, khí phách vĩ đại, thế giới vô song!”

“Phương án Lương – Trần” bảo tồn cố đô

Từ tháng 11 năm 1948 đến tháng 1 năm 1949, ĐCSTQ phát động chiến dịch Bình Tân trong ba trận đánh lớn. Lâm Bưu, tư lệnh viên của Quân dã chiến thứ tư, dẫn đầu đội quân 20 vạn bao vây thành Bắc Kinh. Khi chiến tranh sắp nổ ra, rất nhiều chuyên gia, học giả thập phần lo lắng: Cổ đô ngàn năm liệu có thể xảy ra sự hủy diệt và phá hoại quy mô lớn hay không? Trước cuộc công thành, quân đội ĐCSTQ từng phái đại diện đến tìm Lương Tư Thành, giáo sư kiến ​​trúc học tại Đại học Thanh Hoa, yêu cầu ông vẽ bản đồ khu vực bảo vệ cổ vật Bắc Bình để ngăn chặn những nơi này bị hỏa lực pháo binh tấn công.

Phó Tác Nghĩa, tướng lĩnh thủ thành Bắc Bình lúc bấy giờ đang đóng quân tại thành Bắc Bình, dưới sự thuyết phục của con gái ông là Phó Đông Cúc, một đảng viên ngầm của ĐCSTQ, và thư ký Diêm Hựu Văn, cũng là một đảng viên ngầm của ĐCSTQ. Mắt thấy Quốc Dân Đảng đã mất đi thế lớn, vì tính đến việc bảo vệ các di tích văn hóa của thành cổ Bắc Kinh, ông đã quyết định từ bỏ phản kháng, “dâng thành” cho ĐCSTQ. Thành cổ Bắc Kinh đã được cứu thoát khỏi sự tàn phá của chiến hỏa, được bảo tồn nguyên vẹn.

Ngày 1 tháng 10 năm 1949, ĐCSTQ kiến lập Bắc Kinh làm thủ đô. Sau đó, quy hoạch thiết kế đô thị của Bắc Kinh được đưa vào nhật trình nghị sự. Lương Tư Thành, khi đó là phó chủ nhiệm Ủy ban Quy hoạch Đô thị Bắc Kinh, đã có những cân nhắc tổng thể như sau:

“Bắc Kinh là thủ đô của ngũ đại, là thành thị tập trung các kiến trúc văn hóa cổ đại, không thích hợp để phát triển công nghiệp, tốt nhất là nên giống như Washington, thủ đô của nước Mỹ, là một trung tâm chính trị văn hóa phong cảnh ưu mỹ, xanh hóa cao độ, mà số lượng lớn các danh thắng cổ tích của Bắc Kinh có thể phát triển thành thành thị du lịch.” 

Kiến trúc sư Lương Tư Thành

Ông hình dung việc bảo tồn Bắc Kinh cổ thành một bảo tàng lớn. Ý tưởng này trùng hợp với ý tưởng của Trần Chiêm Tường, một chuyên gia quy hoạch đô thị từng học tập tại Anh và là đương nhiệm sở trưởng Sở Quy hoạch của Ủy ban Quy hoạch Đô thị Bắc Kinh khi đó.

Vào tháng 2 năm 1950, trải qua nhiều lần nghiên cứu, Lương Tư Thành và Trần Chiêm Tường đã cùng nhau viết một “Kiến nghị về vị trí của khu trung tâm chính phủ trung ương” dài hơn 25.000 từ, sau này được gọi là “Phương án Lương – Trần”. Nội dung chủ yếu có hai điều: Thứ nhất là khuyến nghị bảo tồn nguyên mạo khu thành cổ Bắc Kinh, không nên xây dựng các tòa nhà và công xưởng mới ở nội thành và ngoại thành; Thứ hai là kiến nghị trung tâm hành chính mới Bắc Kinh đặt tại vành đai phía tây Nguyện Đàn và phía đông Lăng mộ Công Chủ, lấy Ngũ Khỏa Tùng làm trung tâm để kiến thiết Bắc Kinh mới.

Cách bố cục quy hoạch như vậy có thể khiến “cổ kim khiêm cố, tân cựu lưỡng lợi”, dành nhiều không gian lớn hơn cho sự phát triển trong tương lai của thành phố mới Bắc Kinh. Nếu “Phương án Lương – Trần” được thực thi, Bắc Kinh cổ, nơi tích lũy tinh hoa văn hóa truyền thống Trung Quốc hàng ngàn năm, có thể được bảo tồn hoàn toàn. Sau khi phương án hoàn thành, Lương Tư Thành đã tự bỏ chi phí in hơn 100 bản và gửi đến thủ trưởng các cơ quan, chính quyền trung ương và chính quyền thành phố Bắc Kinh. Nhưng sau khi Mao Trạch Đông nhìn thấy, ông ta nói: “Trung Nam Hải hoàng đế trụ được ở đó, tại sao tôi không thể trụ được ở đó?”, “Có một số giáo sư muốn đuổi chúng tôi ra khỏi thành Bắc Kinh”. Mao vừa phát ngôn, “Phương án Lương – Trần” đã lập tức bị phủ quyết.

Kế hoạch cải tạo của chuyên gia Liên Xô

Bành Chân, khi đó là bí thư Thành ủy Bắc Kinh, từng đứng trên Tháp Cổng Thiên An Môn nói với Lương Tư Thành: “Chủ tịch Mao nói, tương lai từ đây mà nhìn, muốn thấy khắp nơi đều là ống khói!” Nói cách khác, Mao Trạch Đông hy vọng Bắc Kinh trong tương lai sẽ là một đại đô thị công nghiệp hóa.

Đây chính xác là quan điểm của các chuyên gia viện trợ Liên Xô lúc bấy giờ. Chuyên gia Liên Xô Baranikov từng nói: Bắc Kinh không có công nghiệp lớn, nhưng thủ đô không chỉ phải là thành thị văn hóa, khoa học, nghệ thuật mà đồng thời còn phải là thành thị đại công nghiệp. Sau đó, các chuyên gia Liên Xô đã chuẩn bị phương án thiết kế Bắc Kinh. Họ kêu gọi xây dựng các đại lầu văn phòng chính phủ trung ương dọc theo Đại lộ Trường An, biến Bắc Kinh thành một thành thị công nghiệp hóa.

Sau khi phương án này được đệ trình lên Mao Trạch Đông, Mao đã vung một nét bút: “Chiểu theo phương án này”. Quy hoạch đô thị của Bắc Kinh đã được định lại như thế, cũng chính là tiến hành tái thiết và mở rộng dựa trên thành cổ. Việc cải tạo và mở rộng thành cổ liên quan đến việc phá bỏ các cổng vòm ở Bắc Kinh cổ. Lương Tư Thành và nhiều chuyên gia bày tỏ sự phản đối, cuộc tranh luận của họ đã được báo cáo cho Mao Trạch Đông, Mao nói: “Bắc Kinh sẽ phá cổng vòm, đào hố cổng thành, đây là một vấn đề chính trị!”

Việc tái thiết và mở rộng thành cổ cũng liên quan đến việc phá bỏ tường thành cổ lão của Bắc Kinh, điều mà Lương Tư Thành và phu nhân Lâm Huy Nhân đều phản đối. Lâm Huy Nhân từng trực tiếp xông vào văn phòng bí thư Thành ủy Bắc Kinh Bành Chân tranh biện với ông ta. Bành Chân nói rằng đây là chỉ thị của Mao chủ tịch, Mao chủ tịch cho rằng bức tường thành là tượng trưng của phong kiến, được hoàng đế dùng để ngăn cản nông dân. Một ngày nọ, Lương Tư Thành sau một cuộc họp trong nội thành trở về Thanh Hoa viên, đã chuyển tả lời của Bành Chân: “Ai phản đối việc phá bỏ bức tường thành một lần nữa, sẽ bị khai trừ đảng tịch nếu là đảng viên!”

Từ đó trở đi, mọi ý kiến phản đối, kiến nghị hữu hảo đều trầm mặc. Đảng tính đã chiến thắng khoa học lý tính và nhân tính, quyết định phá bỏ Bắc Kinh cổ, định lại như thế, không ai được phép đưa ra “kiến nghị ​​xằng”.

Những kho báu biến mất

Sau khi Mao Trạch Đông quyết định, một cuộc vận động quy mô lớn nhằm phá bỏ các bức tường thành và kiến trúc cổ bắt đầu.

Bắc Kinh cổ nguyên bản có ba lớp tường thành: cung điện (Tử Cấm Thành) ở trung tâm, hoàng thành là tầng thứ hai, và kinh thành ở  tầng thứ ba — được chia thành nội thành và ngoại thành (tức nam thành). Trong số ba lớp tường thành kết nối trong ngoài, đến nay chỉ còn lưu lại một tòa Tử Cấm Thành lẻ loi đơn độc, những bức tường khác đều đã bị phá bỏ.

Năm 1953 Tả An Môn bị phá hủy; năm 1954 Trung Hoa Môn và tháp đôi chùa Khánh Thọ bị phá hủy; năm 1956 Triều Dương Môn, Bắc Thượng Môn bị phá hủy; năm 1957 Vĩnh Định Môn và Quảng An Môn bị phá hủy; năm 1958 Hữu An Môn bị phá hủy, từ năm 1965 đến 1969, Đông Trực Môn, Huyền Vũ Môn, Sùng Văn Môn, An Định Môn, Phụ Thành Môn và Tây Trực Môn đều bị phá hủy.

Các cổng vòm đế vương miếu, cổng vòm Đông Giao Dân Hạng, cổng vòm Đông Đơn, cổng vòm Tây Đơn trải qua bao thời đại, v.v. đều đã biến mất không tung tích.

Bắc Kinh cổ lão nổi tiếng với nhiều con hẻm nhỏ. Theo tài liệu ghi chép, Bắc Kinh có 1.170 con hẻm vào thời nhà Minh; 2.076 con hẻm vào thời nhà Thanh; và vào năm 1944, cuốn “Địa danh chí Bắc Kinh” do người Nhật Teiichi Tada viết, đã ghi lại rằng có 3.200 con hẻm nhỏ ở Bắc Kinh.

Sau khi ĐCSTQ thực hành cái gọi là “cải cách và mở cửa” vào tháng 12 năm 1978, Bắc Kinh đã đẩy nhanh quá trình cải tạo thành cổ, các con hẻm lần lượt biến mất. Vào đầu thế kỷ này, trung bình cứ hai ngày lại có một con hẻm biến mất.

Sự tàn phá thành cổ Bắc Kinh của ĐCSTQ đã khiến kiến trúc sư Lương Tư Thành, người vô cùng yêu mến nó, vạn phần đau khổ, không biết bao nhiêu lần rơi lệ. Ông từng viết một bài báo nói: 

“Tháo dỡ một thành lâu giống như thể đào một miếng thịt của tôi ra; bóc đi những viên gạch của cổ thành giống như lột đi một lớp da của tôi.”

Kiến trúc sư Lương Tư Thành

Tuy nhiên, dù Lương Tư Thành có cảm thấy oan tâm thấu cốt đến đâu, dưới sự dày vò chà đạp của cái gọi là “Đấu với trời, đấu với đất, đấu với người vui vô cùng” của ĐCSTQ, vô số kho báu nhân văn và nghệ thuật của Bắc Kinh xưa đã mất đi vĩnh viễn.

Vào những năm 1980, nhà văn Đài Loan Long Ứng Đài sau khi đến thăm Bắc Kinh, đã cay đắng viết: 

“Ấn tượng chỉnh thể của tôi về những kiến trúc mới (của Bắc Kinh) là chúng không cá tính, không đặc sắc và mỹ cảm, phá hủy bầu không khí ấm áp và truyền thống của cổ thành, khiến Bắc Kinh cổ lão không còn tồn tại. Những di tích này thuộc về toàn thể dân tộc Trung Hoa, thuộc về tôi. Tôi có cảm giác bị tước đoạt, giống như ai đó đã phá hủy nó khi tôi không có nhà.”

Tác gia Ứng Long Đài

Tại sao ĐCSTQ muốn phá hủy cổ thành Bắc Kinh?

Bởi vì Marx, lão tổ tông của ĐCSTQ, chủ trương: “Phải thực hành sự đoạn tuyệt quyết liệt triệt để nhất với quan niệm truyền thống.”

Thành cổ Bắc Kinh mang trong mình tinh hoa của nền văn hóa Thần truyền năm nghìn năm. Nó được thiết kế và kiến tạo chiểu theo quan niệm truyền thống “Thiên nhân hợp nhất, đạo pháp tự nhiên”, từ Thiên Đàn đến Địa Đàn, từ đền thờ của các hoàng đế các triều các đại đến đại miếu Khổng Tử, đều thể hiện sự kính sợ và tôn sùng đối với Thần Phật, đối với trời đất, đối với tổ tiên, đối với thánh hiền.

Bằng cách hủy diệt cổ thành Bắc Kinh, ĐCSTQ đã phá hủy một bộ phận tổ thành trọng yếu của văn hóa Trung Quốc, tạo ra đại nghiệt!

Theo Epoch Times,
Mộc Lan biên dịch

Exit mobile version