Đại Kỷ Nguyên

Điều gì đã cứu thoát Châu Âu khỏi họa diệt vong dưới gót sắt người Mông Cổ?

Trong Thành Cát Tư Hãn Toàn truyện, Thành Cát Tư Hãn được mệnh danh là “Con Cưng Của Trời”. Tuy nhiên, trên thực tế có một “kế hoạch vô hình” nhưng hết sức hoàn hảo đã luôn ngăn cản quân Mông Cổ xâm chiếm Châu Âu, mặc cho sự cai trị của những Đại Hãn rất tài ba và những kế hoạch xâm chiếm hoàn mỹ của họ. Thế lực này phải chăng chính là “Thiên Ý”?

Vào thế kỷ thứ 13, quân Mông Cổ với khí thế hùng mạnh đã có ý định đánh chiếm toàn bộ châu Âu. Điều này đã khiến các nước châu Âu phải run sợ trước ý định này.

Khi Thành Cát Tư Hãn, người đã sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ qua đời vào năm 1227, ông đã để lại con trai mình, Oa Khoát Đài, một lãnh thổ trải dài từ đông bắc Trung Hoa đến biển Caspi, phía Bắc nước Iran hiện đại.

Oa Khoát Đài (1229 – 1241) Ảnh: wikipedia

Oa Khoát Đài thực hiện di nguyện của cha ông và tiếp tục cuộc chinh phạt của Đế quốc Mông Cổ. Giống như tất cả những người con khác của Thành Cát Tư Hãn, ông đã tích cực tham gia vào việc chinh phục phía tây Trung Quốc và Trung Á.

Vào năm 1240, quân Mông Cổ đã tấn công Kiev và chinh phục được Galich. Mông Cổ nhanh chóng thúc đẩy việc bành trướng đến phía Tây. Tình hình ở Châu Âu trông có vẻ không khả quan và các nước đều nơm nớp lo sợ khi quân Mông Cổ sắp đánh chiếm.

(Ảnh: Wikipedia)

Các quốc gia như Nga và Ban-tích lần lượt bị Mông Cổ xâm chiếm và quân Mông Cổ tiếp tục tiến vào trung tâm của Châu Âu. Ba Lan, Hungary và Cộng hòa Séc bắt đầu chuẩn bị cho cuộc chiến tranh chống quân Mông Cổ.

Vào tháng 12 năm 1241, Oa Khoát Đài bất ngờ qua đời. Trước đó Oa Khoát Đài đã ra lệnh xâm chiếm phần còn lại của Châu Âu, tiến tới vùng “Biển lớn” (Đại Tây Dương), nhưng cái chết của ông đã khiến cho cuộc chinh phạt Châu Âu từ phía Đông phải đột ngột hoãn lại.

Người Mông Cổ rút lui vào cuối mùa xuân năm 1242. Các hãn được gọi trở về Karakorum nơi hội nghị kurultai được tổ chức để bầu Đại hãn mới.

Thiên Ý khiến người Mông Cổ không xâm chiếm được Châu Âu?

Bạt Đô là người có tiềm năng để cai trị tuy nhiên lại không được chọn làm Đại hãn vì vậy ông quyết định không quay trở lại Mông Cổ nữa. Thay vào đó, ông dừng chân tại phía Bắc nước Nga để trở thành Kim Trướng Hãn Quốc.

Bạt Đô (1205-1255) Ảnh minh họa: Wikipedia

Bạt Đô sau này đã quyết định nối lại cuộc xâm chiếm vào châu Âu khi Mông Kha lên cai trị, tuy nhiên vào năm 1255, Bạt Đô cũng đột ngột qua đời khi những kế hoạch của ông có thể thành hiện thực. Những Đại Hãn khác cũng có kết cục tương tự, đều đột ngột qua đời khi có ý định đánh chiếm Châu Âu.

Những phát hiện mới từ các nhà nghiên cứu tại đại học Princeton đã đưa ra lý do về việc tại sao sự xâm lược của Mông Cổ ở Châu Âu thất bại. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự hiếu chiến của quân Mông Cổ đã bị ngăn chặn bởi thời tiết, điều này đã cản trở việc đột kích bất ngờ vào những thành phố Châu Âu.

Các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu gỗ từ 5 vùng của Á – Âu để theo dõi thời tiết như thế nào trong suốt thời kỳ này. Họ đã phát hiện ra khí hậu và môi trường ở Hungary đặc biệt lạnh và ẩm ướt một cách bất thường trong khoảng ba năm, từ năm 1238 đến năm 1241.

Với sự tan rã của tuyết và môi trường ẩm ướt vào mùa xuân đã khiến những đồng bằng ở Hungary thành những đầm lầy. Những chiến binh Mông Cổ thấy việc di chuyển hàng ngàn con ngựa trong địa thế là không thích hợp và quá khó khăn để tiến hành một cuộc chiến tranh.

Có phải đội quân Mông Cổ hùng mạnh đã bị ngăn chặn bởi tình hình thời tiết hay không? Một số sử gia nói rằng việc thay đổi thời tiết thì không đủ để ngăn cản đội quân Mông Cổ tiến vào Châu Âu.

Thời tiết là một trong những nhân tố đã cứu Châu Âu khỏi bị chiếm từ Đế quốc Mông Cổ, tuy nhiên những cái chết kỳ lạ và đột ngột của các Hãn, Đại Hãn tài giỏi cũng là nhân tố chủ yếu giúp ngăn chặn kế hoạch xâm chiếm Châu Âu của Đế quốc Mông Cổ.

Chỉ cần chuẩn bị thực hiện kế hoạch đánh chiếm Châu Âu thì những Đại Hãn sẽ qua đời. Quả là: “Người tính không bằng trời tính”. Dù có tài giỏi đến đâu, kế hoạch có hoàn mỹ đến mấy cũng không thoát khỏi sự sắp xếp hoàn hảo của Thiên Ý.

Phương Lâm

Exit mobile version