Chữ “dịch” trong “Thuyết văn giải tự” được giải thích là “Dân giai tật dã” (Bệnh của toàn dân). Vào triều đại Tần, Hán và trước đó, người ta cho rằng “dịch” là một loại “Tà loạn chi khí”. Cuối triều đại Đông Hán đến đầu triều đại Tấn, thế đạo hỗn loạn, đã có hơn 20 đại ôn dịch mang tính quốc gia.
Học giả nổi tiếng thời Đông Hán là Hà Hưu đã nói: “Dân tật dịch dã, tà loạn chi khí sở sinh” (Dịch bệnh toàn dân là do khí tà và loạn lạc sinh ra). Do đó trong thời cổ đại, mỗi khi xảy ra đại ôn dịch, thì hầu hết các vị quân vương và quan thần trong triều đình sẽ xem xét lại việc cầm quyền trị nước của bản thân mình: Phải chăng không tôn kính Thần linh mà trở nên đại nghịch vô đạo? Phải chăng do thân thiết với kẻ tiểu nhân mà xa rời hiền thần? Phải chăng đã ra tay tàn bạo giết hại hàng loạt, sưu cao thuế nặng mà khiến muôn dân chịu khổ?
Cổ nhân nói rằng “Lòng người sinh một niệm, Trời Đất đều thấu tỏ”, “Trên đầu ba thước có Thần linh”. Khi con người thành tâm sám hối, Thần linh có thể nhìn thấy tường tận, khi ấy sẽ trục xuất những tà khí trên thân thể và ma quỷ đeo bám sau lưng họ, nếu con người có thể thăm dò ra được biểu hiện của không gian này thì sẽ thấy ôn dịch đột nhiên biến mất, bệnh cũng chẳng còn.
Kỳ thực, rất nhiều y học gia thời cổ đại đều là người tu luyện, đạo hạnh rất thâm sâu.
Trương Thiên Sư tên thật là Trương Lăng, về sau đổi tên thành Trương Đạo Lăng, người sáng lập Thiên Sư Đạo (Chính Nhất Đạo) vào thời Đông Hán, ông là người huyện Phong, nước Bái (nay là Từ Châu). Tương truyền vào năm thứ nhất Hán An, thời Hán Thuận Đế (năm 142), gặp được Lão Tử đến, truyền thụ “Thái bình động cực kinh” nên được mệnh danh là Thiên Sư. Người đời sau gọi ông là một trong Tam Tổ của Đạo giáo, ông thọ 123 tuổi, ông đã tu đắc đạo thành tiên và rời đi ở núi Cừ Đình, Tứ Xuyên.
Sau khi Trương Đạo Lăng học đạo xong thì có thể chữa bệnh cho mọi người. Ông đã thu nhận hàng chục nghìn đệ tử ở đất Thục, vì con người trên mảnh đất Thục này thuần tịnh, đơn giản hợp với Đạo và dễ chỉ bảo. Trương Đạo Lăng dẫn dắt mọi người mở đường làm cầu, cuốc cỏ trồng cây, dọn dẹp rác uế, đảm đương nghĩa vụ về các công việc cộng đồng trong phạm vi hàng chục dặm.
Đối với các đồ đệ của mình, Trương Đạo Lăng không bao giờ dùng thủ đoạn cưỡng chế mà luôn dùng lễ nghi, đạo đức để chỉ bảo và quy phạm hành vi của mọi người, đề cao cảnh giới tư tưởng cho mọi người. Ngay thời điểm ôn dịch tràn lan, Trương Đạo Lăng giúp dân trị dịch bệnh với phương pháp rất hiệu quả.
Trương Đạo Lăng hướng dẫn người bị nhiễm bệnh thế này: bản thân người bệnh cần nhớ lại một cách rõ ràng từng lỗi lầm mà mình đã phạm phải trong đời, đích thân dùng bút viết tất cả những điều ấy ra giấy rồi sau đó ném chúng xuống nước; đồng thời thề trước Thần linh sẽ không làm những chuyện sai trái và không tốt ấy nữa, nếu tái phạm sẽ khiến mạng sống của bản thân chấm dứt. Mọi người lần lượt chiểu theo phương pháp này mà làm, quả nhiên bệnh dịch lập tức biến mất, trong bách tính dấy lên làn sóng một truyền mười, mười truyền một trăm. Rất nhanh sau đó, người dân khỏe mạnh, bệnh dịch tiêu tan.
Trương Đạo Lăng cùng con cháu và các đệ tử đã trị khỏi bệnh cho hàng trăm nghìn người. Biện pháp này không chỉ trừ bỏ được dịch bệnh mà còn khiến người người thêm kính trọng Thần linh, thêm trọng đức hướng thiện, tỷ lệ phạm tội giảm xuống rõ rệt. Trên thực tế là, Trương Đạo Lăng đã dùng phương thức này để lưu lại đạo lý cũng như biện pháp cứu người giúp đời trong pháp môn của ông ấy.
Quan niệm hiện đại phủ định sự tồn tại của Thần, con người tự phân chia vật chất và tinh thần của nhân loại thành hai tầng diện khác nhau, chú trọng vật chất mà hạ thấp tinh thần (đạo đức). Đặc biệt là người Trung Quốc dưới ảnh hưởng của việc truyền bá thuyết vô Thần, văn hóa Đảng, càng khiến cho người ta trở nên không có tín ngưỡng, đạo đức bại hoại, thậm chí là phỉ báng Phật Pháp, và hợp tác với ĐCS Trung Quốc để bức hại tàn khốc đức tin chân chính của những người tín ngưỡng, đã phạm tội nghiệp to lớn.
Theo Minh Huệ Net