Audio: “Người phụ nữ có thể nhẫn chịu, bao dung sẽ cảm hóa được cả gia đình”
Khuôn mặt u buồn, sầu khổ của mẹ là điều ám ảnh tôi suốt 23 năm sống trên đời.
Bố tôi là một người độc đoán, gia trưởng. Sau khi đi bộ đội về, ông làm đủ thứ nghề để trang trải cuộc sống. Sành sỏi, lõi đời, gương mặt ông đầy vẻ tự tin, nhưng cũng cực kỳ “khắc nghiệt”.
Mẹ tôi, ngược lại, là một người phụ nữ hiền hậu, cam chịu. Trong suốt mấy chục năm nên duyên vợ chồng, chưa bao giờ mẹ tôi thôi nhẫn nhục trước những cơn nóng tính của bố. Có lúc không chịu nổi, bà cũng nói lại đôi lời, nhưng bà luôn ở đó, kiên nhẫn với vai trò làm vợ, cho dù bố tôi có đối xử tệ bạc với bà thế nào.
Tôi sinh ra tuy là con gái nhưng tính tình ương ngạnh và bướng bỉnh như cha. Mẹ tôi thường bị kẹt giữa những màn đấu khẩu và xung đột nảy lửa của hai cha con. Mỗi lần như vậy, mẹ tôi đều cố gắng hoà giải. Nếu nói người phụ nữ truyền thống Việt là người giữ lửa của gia đình, điều đó không sai chút nào.
Tôi nghĩ rằng mẹ ăn ở có phúc đức thì ông Trời sẽ thương, vậy mà hơn 2 năm trước, cả nhà tôi chết lặng khi được tin mẹ bị liệt cột sống. Mẹ không tự đi được, cũng không tự dậy được. Mỗi buổi sáng tôi đều phải nâng mẹ.
“Thật kỳ diệu! Mẹ em khỏi bệnh liệt cột sống rồi các chị ơi!” – Tôi vẫn nhớ mình đã gần như hét lên khi chia sẻ với các chị đồng nghiệp tại ngôi trường tiểu học tôi đang dạy âm nhạc. Ai cũng mừng cho gia đình tôi, và tò mò không biết bệnh viện nào lại giỏi đến thế. Kỳ tình mẹ không phải viện nào cả mà mẹ tập Pháp Luân Công, nói thật tôi cũng không tin nổi là mới sau 2 ngày mà tôi đã không phải nâng mẹ nữa!
Tuy nhiên, đáp trả khuôn mặt đang rất hân hoan của tôi là vẻ mặt nghiêm nghị của chị đồng nghiệp: “Chị nghe người ta bảo Pháp Luân Công làm chính trị, rồi lợi dụng truyền đạo em ạ! Họ toàn có những người đi tặng cái tờ gì ý…”.
Tôi nghe thấy vậy tắt luôn nụ cười, trầm ngâm tin theo và trở nên nghi hoặc về Pháp Luân Công.
Tôi về nhà với ý định ngăn cản mẹ tu tập. Nhưng thấy mẹ đã vượt qua cơn bạo bệnh nhờ tu luyện. Tôi cũng không muốn phản đối gay gắt. Thỉnh thoảng, thấy mẹ ngồi luyện công học Pháp, tôi đều bật tivi thật to để trêu ngươi bà. Có lúc, còn buông lời phàn nàn: “Mẹ tập gì mà tập suốt thế”.
Bố tôi nhiều lần đi qua trông thấy mẹ tôi ngồi thiền cũng không giấu nổi vẻ khó chịu: “Không đi nấu cơm, dọn dẹp đi ở đấy tập mãi!”. Lúc ấy, mẹ tôi cũng chỉ nhẫn nại phục tùng những lời yêu cầu của bố con tôi, dù ông luôn ngồi chơi điện tử và tôi thì nằm dài trên giường, chẳng buồn đỡ đần mẹ tôi việc gì khi có thời gian rảnh.
Nhà tôi kinh doanh khách sạn, cuộc sống gia đình tôi cũng được xem là đủ. Nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy hạnh phúc thực sự. Vẻ êm ấm chỉ là bề ngoài, còn bên trong là những cuộc chiến tranh lạnh liên tiếp. Nhìn thấy cảnh bố hay quát mắng mẹ, tôi đánh mất niềm tin vào hạnh phúc gia đình.
Bản tính tôi giống bố, cái tôi quá lớn và rất thích làm theo ý mình. Giống nhau quá thì át chế, tương khắc lẫn nhau. Bố tôi nghiện rượu, ông có thể uống vài cốc hàng ngày mà chẳng cảm thấy bất ổn. Đặc biệt, trong những bữa cơm tối muộn, khi hai mẹ con tôi kiên nhẫn chờ đợi, ông vẫn thản nhiên bầu bạn với những chén rượu nặng, không có ý định xong bữa cơm cho tôi còn dọn dẹp. Một ngày, do không chịu nhịn thêm được nữa, tôi đã to tiếng với bố. Mặt tôi đỏ ửng, thét lên: Bố gia trưởng, không phải trong thời phong kiến mà áp đặt, bắt người phụ nữ phải phục tùng mình. Đáp trả những lời phẫn nộ của tôi là một chiếc điều khiển bay xuyên qua mặt. Từ đó, bố con tôi tuyệt giao, ăn không mời, đi không chào, coi nhau như không tồn tại.
Mặc dù rất buồn nhưng tôi không chịu nhượng bộ. Tôi nghĩ con gái càng kiên cường, càng cứng cỏi mới không bị nhấn chìm trong xã hội hiện đại. Thời đại nào rồi mà người đàn ông trong gia đình vẫn còn quyền lực sai bảo người phụ nữ tuyệt đối như vậy? Tôi tiếp tục chạy theo sự gai góc ấy…
Bố con tôi trong tình trạng căng thẳng với nhau như vậy trong hai tháng. Nếu không phải vì mẹ tôi kiên trì, cố gắng hoà giải và khuyên tôi chịu nhịn, cả đời này chúng tôi không nói chuyện với nhau. Nhiều lúc nhìn mẹ, tôi cũng không hiểu sức mạnh nào có thể giúp bà đứng vững trước hết nỗi buồn này đến biến cố khác. Nhưng có một điều tôi biết, bà không hề dùng những tiếng quát nạt, hay gồng mình chứng tỏ ăn thua, tranh đấu… Bà nói bà tu luyện Pháp Luân Công là chiểu theo Chân Thiện Nhẫn chỉ đạo.
Một hôm, có vài người bạn đến thăm mẹ tôi, bà hào hứng chia sẻ với họ về Pháp Luân Đại Pháp, về cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc. Thậm chí bà còn tặng hoa sen cho họ. Tôi cảm thấy không hài lòng, bởi lo lắng việc đó sẽ ảnh hưởng tới kinh doanh của gia đình. Tôi kéo mẹ lại, phàn nàn: “Mẹ biết tốt thì mẹ cứ tập thôi, việc gì cứ phải nói cho người khác thế!”.
Bà chỉ nhìn tôi, nhẹ nhàng: “Sư phụ dạy mẹ làm người tốt mà người tốt thì phải biết nghĩ cho người khác!”.
Câu nói tuy đơn giản nhưng đủ khiến tôi sững sờ… Tôi cảm thấy ẩn sau hành động của mẹ là một mục đích tốt đẹp mà một đứa nông nổi, hời hợt như tôi không nhận ra. Nhưng tôi thấy rõ sự thành tâm trong bà, tôi nghĩ, hẳn khuyến khích người ta làm người tốt không thể là tà đạo!
Bố tôi cũng bước vào tu luyện sau 3 tháng chứng kiến sự phục hồi của mẹ tôi. Ông mắc đủ thứ bệnh, nhưng chỉ sau khi luyện các bài công pháp một thời gian, sức khoẻ của ông đã trở lại bình thường. Điều đặc biệt nhất là ông đã có thể bỏ rượu, thứ mà ngày xưa ông đã từng khẳng định ‘đời này bỏ gì thì bỏ chứ không bao giờ bỏ rượu’. Vẻ cộc cằn, bảo thủ, nóng tính của ông giờ đã thay bằng sự điềm đạm và tính thân thiện. Tôi chưa bao giờ được trải nghiệm không khí gia đình hạnh phúc, chan hoà như thế!
Kể từ đó, ánh sáng rạng rỡ nhất tôi thấy đó chính là nụ cười của mẹ. Sau bao nhiêu năm khuôn mặt chỉ nhuốm màu u uất, muộn phiền, từ khi bố tôi thay đổi, thần sắc bà sáng bừng và rạng rỡ như một bông hoa hướng dương.
Sự cố chấp, định kiến trong tôi hoàn toàn bị đánh bại. Tôi cảm thấy mình đã thật mù quáng và vô lý khi chưa tìm hiểu sâu sắc một điều gì đã vội vàng kết luận. Cầm cuốn sách Chuyển Pháp Luân trên tay, tôi bắt đầu đọc những dòng chữ đầu tiên…
Trước đây tôi vốn là một đứa lười biếng, đi học, đi làm về chẳng đỡ đần mẹ mà chỉ biết hưởng thụ. Tôi sống một cuộc đời nhạt nhẽo và lãng phí trong suốt hơn 20 năm.
Từ ngày biết đến ba chữ Chân Thiện Nhẫn, tôi không còn bướng bỉnh và cứng đầu. Đổi lại, tôi hiểu sâu sắc “lạt mềm buộc chặt”, tính nhu mì và mềm mại là bản chất của phái nữ. Đi ngược lại với thiên tính là tự đẩy bản thân vào con đường đau khổ. Từ đó, tôi giúp đỡ người khác mà lòng cảm thấy hạnh phúc, cuộc đời cũng nhẹ nhàng dễ chịu hơn nhiều phần.
Những người biết tôi trước khi chưa tu luyện đều nhận xét ‘nhìn em rất sợ, mọi người thấy em rất dữ dằn’. Nhưng sau khi tu luyện, họ thấy tôi hiền hơn, bớt đấu khẩu đi; cách nghĩ, cách ứng xử với người khác cũng có phần khiêm nhường và tôn trọng hơn. Thay vì chỉ biết nghĩ đến cảm xúc của bản thân mình tôi đã biết nghĩ cho người khác. Văn hoá truyền thống về Công Dung Ngôn Hạnh của người phụ nữ là những điều tôi học được từ trong những bài giảng của Sư phụ đã khiến tôi suy nghĩ và tâm phục cảm động, tôi ngẫm lại thấy đó là con đường mình cần phải đi…
Tôi rất yêu trẻ con, nên nuôi chí tự mở phòng thu âm và dạy nhạc cho các em tại nhà. Dạy xong, tôi thường ngồi chia sẻ với các em về những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, kể cho các em nghe thế nào là Chân, là Thiện, là Nhẫn. Các em chỉ ngây thơ hỏi lại: “Sư phụ cô là ai, Sư phụ cô có tốt không, Sư phụ cô dạy cô cái gì?”. “Sư phụ cô dạy cô làm người tốt, sống theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn”. Rồi tôi cho các bạn xem “Đệ tử quy” để hiểu là một người học sinh, một người con cần phải làm thế nào.
Trước những lời thành kiến cho rằng Pháp Luân Công làm chính trị, tôi cũng không bị lung lay nữa. Bởi chẳng có con người chính trị nào mà sống ôn hòa, biết nghĩ cho người khác như vậy. Nếu họ không lên tiếng bảo vệ những người tốt, những người có cùng niềm tin với mình thì cuộc bức hại sẽ còn kéo dài và biết bao người vô tội phải chịu đau đớn, giày vò.
Chứng kiến cuộc đời của mẹ, giờ tôi đã hiểu vì sao hoa loa kèn mỏng manh, đơn thuần nhưng luôn toả ra vẻ đẹp cao sang, bất khuất. Sự hiền dịu, nhẫn chịu, bao dung của một người phụ nữ sẽ chiến thắng cả những nghịch cảnh gai góc và khốc liệt của đời người. Bởi tạo hoá luôn mang đến điều tốt lành cho những sinh mệnh biết giữ gìn thiên lương trong sáng…
Đặng Hiểu
(Facebook: https://www.facebook.com/hieu.dang.378)
(Ảnh do nhân vật cung cấp)