“Cái cơ Trời và người cảm ứng nhau, ảnh hưởng rất chóng; ai bảo trong chỗ tối tăm, Trời không soi đến việc ta mà dám dối Trời” (Sử thần Ngô Sĩ Liên).

Ngày 13/3, Mỹ công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về sự bùng phát của dịch viêm phổi Vũ Hán. Hai ngày sau (15/3), nhân ngày Cầu nguyện quốc gia, Tổng thống Trump đã phát biểu trong tuyên bố của mình rằng: “Trong những thời khắc quan trọng nhất, người Mỹ chúng ta luôn tìm đến sự cầu nguyện để vượt qua thời kỳ khó khăn và bất định”.

Ở thời kỳ mà tàu vũ trụ đã bay đến cả tinh cầu khác, khoa học phát triển mạnh mẽ như hiện nay, tại sao một vị Tổng thống đứng đầu quốc gia hùng mạnh nhất thế giới lại nói ra những điều nghe có vẻ “tâm linh” đến như vậy?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta có thể dựa vào hai điều. Thứ nhất là gốc lập quốc của nước Mỹ. Thứ hai là “tấm gương” lịch sử cả trong và ngoài nước. 

Gốc lập quốc của nước Mỹ

Gốc lập quốc của nước Mỹ dựa trên tín ngưỡngtự do nhân quyền. Trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ có ghi rằng: “Chúng ta thừa nhận chân lý là luôn đúng, rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng con người được Đấng Tạo hóa của mình ban cho những quyền bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Còn trong một bài phát biểu trước công chúng, Tổng thống Trump đã nhắn nhủ đến người Mỹ rằng: “Hoa Kỳ luôn luôn là mảnh đất của những giấc mơ bởi vì Hoa Kỳ là một quốc gia của những Tín đồ chân chính. Khi những người hành hương dừng chân tại Plymouth, họ đã cầu nguyện. Khi các nhà lập quốc viết bản Tuyên ngôn độc lập, họ đã cầu khẩn Sáng Thế Chủ của chúng ta bốn lần, bởi vì ở Mỹ chúng ta không tôn thờ Chính phủ, chúng ta tôn thờ Thượng đế. Đó là lý do tại sao trên đồng tiền của chúng ta tự hào tuyên bố rằng: Chúng ta tin tưởng vào Thượng đế (In God We Trust). Và đó là lý do tại sao chúng ta tự hào tuyên bố rằng: Chúng ta là quốc gia bên dưới Thượng đế. Câu chuyện của Hoa Kỳ là câu chuyện về những cuộc phiêu lưu mà bắt đầu bằng niềm tin sâu sắc, những giấc mơ lớn và những khởi đầu khiêm tốn…”.

Vì có niềm tin sâu sắc như vậy nên không lạ gì khi một vị Tổng thống nhậm chức, người ấy phải đặt tay lên Thánh Kinh và tuyên thệ trước Chúa là phục vụ tổ quốc thân yêu của mình, sẵn sàng làm hết sức để bảo vệ gốc lập quốc. Hay cách đây gần ba năm, ngày 26/4/2017, Nghị sỹ đảng Cộng hòa, ông Randy Weber đã khóc cầu xin Chúa tha thứ cho nước Mỹ về các tội lỗi như cho phép kết hôn đồng tính và nạo phá thai… bởi vì ông tin những điều này là đi ngược với lời dạy của Chúa.

Với gốc lập quốc mạnh mẽ như thế nên khi đối diện với hiểm nguy, họ vẫn có đầy đủ niềm tin mà cầu nguyện những điều tốt lành, bởi họ tin rằng Thượng đế ban cho họ những quyền cơ bản (quyền sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc). Trên thực tế thì những câu chuyện và bài học trong lịch sử cũng chỉ ra rằng, khi gặp hoạn nạn, khó khăn hay bệnh dịch… thì cầu nguyện hoặc sám hối có thể tai qua nạn khỏi.

Đối diện với thảm họa, tại sao con người nên sám hối?
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ ngày 20/1/2017 (ảnh: Wikimedia Commons).

Sử xanh sáng soi hậu thế

Năm Nhâm Tý 1012, tức năm thứ ba đời vua Lý Thái Tổ, khi vua đi đánh Châu Diễn, về đến vũng Biện (1) thì trời đất tối sầm, gió và sấm rất dữ. Vua mới đốt hương khấn Trời rằng: “Tôi là kẻ ít đức, lạm ở trên nhân dân, ngơm ngớp lo sợ, như sắp sa xuống vực sâu, không dám cậy quân mạnh mà đi đánh dẹp càn bậy (…) Còn như trong đánh nhau, hoặc có kẻ trung hiếu bị chết oan, hoặc có kẻ hiền lương bị giết lầm, đến nỗi Trời nổi giận để tỏ lầm lỗi, thì tuy gặp tổn hại cũng không phàn nàn gì (…) xin lòng Trời soi xét”. Vừa khấn xong thì gió sấm đều yên lặng.

Từ câu chuyện này, Sử thần Ngô Sĩ Liên có bàn rằng: Vua Thang gặp nạn hạn hán, lấy sáu việc (2) tự trách mình mà mưa xuống ngay. Nay vua gặp nạn gió sấm, lấy việc đánh dẹp tự trách mình mà gió im ngay. Cái cơ Trời và người cảm ứng nhau, ảnh hưởng rất chóng; ai bảo trong chỗ tối tăm, Trời không soi đến việc ta mà dám dối Trời.

Câu chuyện tiếp theo xảy ra vào năm Mậu Thìn 1448, tức năm thứ sáu đời vua Lê Nhân Tông. Từ năm ngoái đến năm nay có dị tượng nên vua xuống chiếu rằng: “Từ năm trước đến nay, tai dị xảy ra luôn luôn, như lụt, hạn sâu, không năm nào không có. Hoặc là chính trị của trẫm trên không thuận lòng Trời, dưới chưa thỏa chí dân mà sinh ra thế chăng? Hoặc là các đại thần giúp đỡ không được người giỏi, điều hòa trái phép, xếp đặt sai lẽ mà sinh ra thế chăng?…”.

Ở câu chuyện về vua Lý Thái Tổ khi gặp nạn gió sấm, ngài tự vấn rằng liệu mình có làm chết oan kẻ trung hiếu với hiền lương hay không, rồi thành tâm sám hối, từ đó tai qua nạn khỏi. Còn câu chuyện về vua Lê Nhân Tông, khi có thiên tai, ngài cũng xuống chiếu tự trách mình. Tại sao lại như vậy? 

Bởi vì Hoàng đế thời xưa kính trời tín Thần, từ nhỏ đã đọc thuộc làu “tứ thư ngũ kinh” của Nho gia, tuân theo lời dạy của tổ tiên, kính sợ lòng dân. Họ hiểu rõ rằng, nếu không thể vâng theo mệnh Trời mà tuân theo quy luật vận hành của Trời đất, trên hợp đạo trời, dưới an định muôn dân, thì Trời sẽ giáng thiên tai khiển trách. Và khi đứng trước thiên tai nhân họa, nếu vẫn không biết phản tỉnh quy chính, thì khó tránh khỏi đại kiếp.

Trong lịch sử phương Tây cũng lưu lại bài học giáo huấn sâu sắc về việc sám hối vượt qua đại ôn dịch như sau.

Ôn dịch ở La Mã có liên quan đến việc những Hoàng đế nơi đây bức hại các tín đồ Cơ Đốc, tổng cộng đã phát sinh bốn lần đại dịch. Lần thứ nhất khiến dân số giảm 1/3. Đế quốc La Mã không ngừng bức hại tín đồ Cơ Đốc, ôn dịch không ngừng phát sinh. Sau bốn lần ôn dịch, đế quốc La Mã hùng mạnh đã diệt vong.

Năm 680, người ta đã dần dần thanh tỉnh ra và bắt đầu khiển trách sự bức hại thánh đồ Cơ Đốc của kẻ thống trị, khiển trách sự suy đồi đạo đức của xã hội thời ấy. Cũng trong năm đó, người dân thành La Mã đã đem xương của Thánh Sebastian diễu hành qua các con phố, đồng thời thành kính sám hối. Từ đó, đại ôn dịch ở La Mã đã biến mất.

Kỳ tích của thành La Mã đã thức tỉnh rất nhiều quốc gia xung quanh. Trong trận đại ôn dịch ở Milan (Ý) năm 1575 và Lisbon (Bồ Đào Nha) năm 1599, người dân hai nơi đó cũng diễu hành xương của Thánh Sebastian, đồng thời thành tâm sám hối, cuối cùng dịch bệnh cũng biến mất.

Đối diện với thảm họa, tại sao con người nên sám hối?
Tranh vẽ Thánh Sebastian bị tên đâm khắp người, nhưng vẫn cầu xin Thượng Đế cứu vớt chúng sinh trong dịch bệnh. Ảnh: Wikimedia Commons.

***

Đọc chuyện xưa ngẫm chuyện nay, lịch sử như tấm gương để người đời sau lấy đó mà cảnh tỉnh chính mình. Đại dịch phát sinh phải chăng cũng có liên quan đến việc thói đời suy bại, lòng người xuống dốc? Lịch sử chỉ ra rằng thành tâm cầu nguyện sám hối có thể tai qua nạn khỏi, bởi vì khi sám hối ta thấy được lỗi lầm của mình, từ đó tu sửa cho ngay chính, vãn hồi lại những tổn thất do mình gây ra. Với niềm tin như vậy, chúng ta cũng hy vọng những vị Thần trên cao có thể mở lượng từ bi đối với con người…

Vậy thì trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán này, việc Tổng thống Trump khuyên dân Mỹ thành kính cầu nguyện phải chăng cũng có đạo lý trong đó? 

Ghi chú:

Câu chuyện lịch sử Việt Nam lấy từ Đại Việt Sử ký toàn thư.

(1) Vũng Biện: Vũng biển ở Biện Sơn, phía đông nam tỉnh Thanh Hóa.

(2) Vua Thang khi đó tự trách rằng: “Phải chăng là bởi quả nhân không trị lý quốc gia được tốt? Phải chăng là quả nhân tin dùng sai người? Phải chăng là do quả nhân xây dựng cung thất tốn của nhọc dân? Hay là do quả nhân quá nghe lời đàn bà? Hay là quan viên hủ bại mưu lợi riêng? Hay là quả nhân tin theo những lời sàm tấu vu oan cho người?”. Đây là sáu việc mà vua Thang tự trách mình.

Video: Dự ngôn bí ẩn: Con chim lông trắng báo hiệu vận mệnh Trung Quốc và Tập Cận Bình

videoinfo__video3.dkn.tv||410003a16__