Đại Kỷ Nguyên

Đối nhân xử thế, tránh 5 biểu hiện ‘không sáng suốt’ này

Đối nhân xử thế xưa nay chẳng thể vẹn toàn, khi thì sáng suốt biết nhìn xa trông rộng, lúc lại mờ mịt không phân biệt rõ ràng. Vậy nên nhất định phải biết học cách tĩnh lặng để suy xét mọi vấn đề khác nhau.

Bởi vì cái gọi là cuộc đời vốn không như ý muốn, tám chín phần mười, ai cũng đều phải nếm trải qua những thống khổ, vướng mắc. Nhưng khi đối mặt với “sự ăn năn” này, chúng ta phải biết cách buông bỏ, nếu bạn càng quan tâm, trong tâm sẽ càng rối loạn, cả tâm lẫn thân ngược lại càng bị cảm xúc khống thế. Có người thường hay nghĩ về quá khứ, hay có người còn luôn mãi sống trong những hồi tưởng. Đừng đắm chìm trong sự ăn năn mà hãy buông bỏ quá khứ để hướng về tương lai.

Một người mù đi trên đường vào ban đêm, nhưng trong tay vẫn cầm theo một chiếc đèn lồng để soi sáng.

Mọi người hỏi anh ta: “Bản thân anh không nhìn thấy, tại sao lại còn muốn mang theo đèn lồng để làm chi?”

Người mù nói: “Tôi mang theo đèn lồng, chính là vì để chiếu sáng đường cho người khác, đồng thời người khác cũng rất dễ dàng nhìn thấy tôi, sẽ không đụng vào tôi. Như thế chính là vừa giúp được người khác, lại có thể vừa bảo vệ được bản thân mình”.

Do đó, khi có thể học được cách đồng cảm, có nghĩa là không phải lúc nào cũng đứng tại vị trí của mình mà nhìn người khác, mà phải ở tại vị trí của người khác mà nhìn lại chính mình. Cho dù đó là tình yêu, tình cảm hay là tình bạn, nếu có thể đồng cảm cho nhau thì đó chính là sức mạnh khiến cho người khác sẽ cảm nhận được làn gió của mùa xuân.  

Trong cuộc đời của mỗi người, họ sẽ luôn gặp phải những khó khăn, trắc trở, hoặc những thất bại dù lớn hay nhỏ, không thể lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió mãi.

Vương Dương Minh, là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ông có cách nhìn đối với năm loại biểu hiện không sáng suốt.

Một là quá để ý được mất

Vương Dương Minh từng nói: “Chúng ta luôn cố gắng mỗi ngày có thể trừ bỏ đi, chứ không muốn mỗi ngày lại càng tăng thêm. Nếu bớt đi một chút ham muốn, thì sẽ hiểu thêm được một phần của thiên lý, sẽ cảm nhận được thế nào là nhẹ nhàng thoải mái, thế nào là sự bình dị mộc mạc!”.

Nỗ lực chính là trừ bỏ dần để không phải tăng thêm, nếu nói trừ bỏ đi những ham muốn vật chất đã che mờ thần trí, trừ bỏ đến tận cùng những ham muốn của con người, thì bản chất lương tri liền sẽ quay trở lại.

Muốn giảm bớt những ham muốn của bản thân, thì không nên quá để ý được mất. Trên đời này, công danh lợi lộc là vật ngoài thân, khi sinh không mang đến, khi chết không mang theo. Họa hay phúc khó mà lường trước được, những vật chất ngoài thân, lúc đạt được dễ dàng, thì mất đi cũng dễ dàng, vậy có cái gì đáng phải lưu tâm?

(Ảnh: theodysseyonline.com)

Vì lợi ích của những thứ vật chất bên ngoài, cả ngày hối hả bôn ba mọi việc, lo được lo mất, cuối cùng lại mất đi sự an bình trong tâm, rồi sẽ trở thành tù nhân của mọi dục vọng và ham muốn, chính là đang bỏ gốc lấy ngọn.

Có một gia đình vợ chồng con cái ấm êm, hiếu thảo với cha mẹ, sống gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống bình thường không đòi hỏi quá nhiều vật chất, mới là ý nghĩa thực sự của hạnh phúc trong cuộc sống.

Đừng quá coi trọng những thứ được mất trên thế gian, hãy thuận theo tự nhiên, và giữ gìn nội tâm an bình tĩnh lặng.

Thứ hai, để ý quá nhiều đến những lời đồn đoán của người khác

Vương Dương Minh từng nói: “Mặc kệ người chê cười, mặc kệ người phỉ báng, mặc kệ người vinh nhục, mặc người có bản lĩnh tiến lui thế nào. Đừng quan tâm đến những lời đồn đoán kia, hãy thật tâm mà làm việc của mình, thì sẽ đến lúc gặt hái được thành quả”.

Trong cuộc sống, bất kể bạn làm chuyện gì đều luôn có những lời đồn đại, đừng để ánh mắt hay lời nói của người khác cản trở bước tiến của bạn, hãy đi theo con đường riêng của bạn, hãy mặc kệ người khác muốn nói thế nào đi nữa.

Sau khi Vương Dương Minh sáng lập ra “Tâm học”, nhưng vì vấp phải mâu thuẫn với Trình Chu lý học, khiến cho nhiều người không hài lòng, vì thế rất nhiều người bắt đầu công kích Vương Dương Minh nhằm giữ gìn địa vị chính thống của Trình Chu lý học.

Họ đem “Tâm học” ra đàm luận chê bai, bài xích nói là “Ngụy học” là ” Dị đoan”, cùng nhau dâng thư vạch tội Vương Dương Minh.

Khi đối diện với tình huống này, Vương Dương Minh không đưa ra bất kì lời đáp trả nào, và không tranh luận.

Người xưa có câu “Lặng yên mà thực hiện, chẳng nói mà vẫn tin”.

Đối mặt với những lời đồn đoán kia, không cần phải biện minh cho bất cứ điều gì, chỉ cần thành tâm mà thực hiện, thì những lời đồn đoán sẽ tự nhiên mà biến mất.

Quan tâm quá nhiều đến người khác, bạn sẽ dễ đánh mất chính mình trong mắt họ. Chỉ cần bạn luôn nhìn về phía trước, dù cho hôm nay có bị phỉ báng hay chế giễu thì chắc chắn nó sẽ là tiếng vỗ tay của tương lai.

Thứ ba, thường đưa ra quyết định vào những lúc đang tức giận

Mọi người thường hay tuôn ra những lời nói không hay trong lúc đang vô cùng phẫn nộ. Khi đó, máu đang dâng trào, và bản thân lúc này như là một con mãnh thú không thể kiểm soát.

Quyết định đưa ra sẽ làm tổn thương người khác, hoặc sẽ là tổn thương chính mình. Nó rất dễ gây ra hậu quả không thể cứu vãn.

Do đó, có thể khống chế cảm xúc của bản thân, kiềm chế được cơn nóng giận của mình, đó chính là một loại tu dưỡng và trí tuệ.

(Ảnh: pixabay.com)

Năm Chính Đức thứ 14, sau khi Vương Dương Minh bắt được Ninh Vương đã phải đối mặt với sự ghen ghét đố kị của những kẻ gian thần. Khi Trương Trung xuất quân tiến vào chiếm giữ Nam Xương đã bằng mọi cách lăng mạ, chửi mắng Vương Dương Minh, hoặc cố ý khiêu chiến gây sự, nhưng Vương Dương Minh vẫn không hề bị lay động.

Ông nói: “Nóng giận là loại cảm xúc cảm thấy bất công, trong lòng mỗi người làm sao sẽ không có? Chỉ là không thể hiện ra mà thôi. Người bình thường đang lúc nóng giận, sẽ không thể khống chế cảm xúc của mình, thế là liền bộc lộ sự tức giận ra bên ngoài”.

Để khống chế được cảm xúc của bản thân, phải chú ý rèn luyện đến mọi sự việc, mọi hoàn cảnh dù là nhỏ nhất, để chính mình khi gặp một vấn đề nào cũng sẽ không nghĩ đó là điều bất công, và luôn giữ vững lập trường chân chính với tâm thái bình hòa, không cực đoan, không dễ nóng giận. Một lúc sau, bản thân sẽ tự cảm nhận thấy được một loại khí chất bình thản an tĩnh.

Không nên dồn nén cảm xúc, lửa giận đều chính là từng giờ từng phút mà tích lũy dồn nén từng chút một bên trong, thế nên hãy nói chuyện để giải khai mọi bế tắc, không nên giữ kín sự buồn bực ở trong lòng mãi.

Có thể ngay lúc đang nóng giận bạn có thể nhanh chóng rời đi. Chờ khi cảm xúc bình tĩnh lại mới đưa ra quyết định.

Thứ tư, thường không hiểu được cảm nhận của người khác

Vương Dương Minh nói rằng thiên hạ thường vô tâm với mọi vật bên ngoài. Nhưng vạn sự vạn vật lại đều là do chính từ nội tâm con người mà phản ánh ra.

Trong “Truyện tập lục” có ghi lại một câu chuyện, kể rằng khi Vương Dương Minh đến thăm Nam Trấn, học sinh của ông chỉ vào cây hoa mọc trên vách đá và hỏi ông: “Người trong thiên hạ không muốn dung chứa những thứ bên ngoài, thế nào mà cây hoa này, có thể tại trong núi sâu mà khai nở tự nhiên, và nó với nhân tâm của chúng ta có gì liên quan nhau?”

Vương Dương Minh trả lời: “Lúc ngươi chưa nhìn thấy cây hoa này, thì hoa này cùng với tâm tư thuộc về cùng một khoảng tĩnh lặng. Đến khi ngươi nhìn thấy cây hoa này thì màu sắc của hoa được hiển lộ rõ ràng. Liền biết rằng trong tâm ngươi đã dung chứa nó rồi”.

Trong lòng ngươi có cái gì, nhìn thấy chính là cái đó.

(Ảnh: youvity.com)

Tô Thức và Phật Ấn cùng nhau tu thiền, ông hỏi Phật Ấn rằng, ngài thấy tôi như thế nào? Phật Ấn nói: “Ta thấy ngài giống một vị Phật”. Tô Đông Pha lại nói: “Còn ta lại thấy ngài giống một đống phân bò”. Sau đó Tô Đông Pha rất vui vẻ rời đi, về đến nhà ông đem sự tình nói cho muội muội của mình nghe. Tô tiểu muội cười ha ha: “Ca ca à, ngươi lại thua rồi…”.  

Trong lòng Phật Ấn có Phật, nên trong mắt ông nhìn vạn vật đều là Phật, Tô Đông Pha trong lòng không tĩnh, thì trong mắt không thuần khiết. Tướng tùy tâm sinh, trong lòng dung chứa cái gì, nhìn thấy chính là cái đó, khi bản thân biểu hiện ra sẽ chính là nó.

Sau đó Tô Thức bị giáng chức đày đến những nơi xa kinh thành, phiêu linh nửa đời người, ông nói: “Ta bên trên có thể sánh với Ngọc Hoàng đại đế, bên dưới có thể cùng ăn mày đi xin ăn”, “Mắt nhìn khắp thiên hạ không ai là người xấu”.

Vương Dương Minh cũng từng nói qua: “Gặp đầy đường đều là thánh nhân”.

Một người mang nội tâm điềm tĩnh, sẽ từ bỏ đi những rườm rà xấu xí nơi trần tục, luôn tin tưởng những điều tốt đẹp, thế nên tự nhiên sẽ nhìn thấy mọi thứ đều tốt đẹp.

Thứ năm, thường đắm chìm trong những điều hối tiếc

Tagore có một câu nói: “Nếu bạn vì bỏ lỡ mặt trời mà khóc than, thì bạn sẽ đánh mất những vì sao và ánh trăng!”.

Chúng ta thường hay hối tiếc. Sau đó lại nghĩ “Nếu lúc trước biết như thế thì sẽ không làm vậy”, nhưng trên thế gian này không có bán liều thuốc chữa sự hối tiếc, thế là đắm chìm trong nỗi dằn vặt, đã đánh mất đi hiện tại, tương lai cũng sẽ mất luôn.

Vương Dương Minh vì có bản lĩnh tài năng quân sự xuất chúng, nhiều lần được triều đình triệu tập đánh giặc, trở thành vũ khí của triều đình, vì bình định bốn phương mà sát hại rất nhiều người.

Lão Tử từng nói: Binh giả, giống như hung khí vậy. Thánh nhân bất đắc dĩ mà dùng.

Về sau mỗi lần dẹp yên quân giặc, nhìn trên chiến trường tử thương vô số, Vương Dương Minh trong tâm đều cảm giác khó chịu, những điều hối hận dằn vặt cũng đã từng trải qua.

Nhưng ông biết rằng, vì muốn tránh cho càng nhiều người không bị tổn thương, ông nhất quyết hạ tâm sắt đá, nhanh chóng dẹp yên chiến loạn, nếu cứ hối tiếc dằn vặt thì chẳng bằng khôi phục trật tự sau cuộc chiến.

Đệ tử của Vương Dương Minh từng hỏi ông, làm thế nào để thanh trừ đi những thứ hỗn tạp trong tâm.

Vương Dương Minh trả lời rằng: “Tạp niệm là những thứ gây trở ngại, nên phải tống khứ chúng, chúng sẽ phải tiêu đi, dĩ nhiên có thứ không thể dứt bỏ liền, nhưng tâm cũng sẽ đỡ phiền lụy. Nếu trong tâm còn một phần tạp niệm nào đó, nó sẽ khuấy động làm tâm tư mỏi mệt, sẽ gây nên trạng thái nóng giận”.

Tạp niệm nhiều sẽ có hại cho bản thân, thế nên muốn thanh trừ chúng mất đi, nhưng mà có thể sẽ không trừ bỏ sạch sẽ, cũng không cần phải quá lo lắng. Nếu bạn càng quan tâm đến nó quá mức trong tâm sẽ càng hỗn loạn. Trong tâm cứ luôn nghĩ ngợi đến những tạp niệm kia vẫn chưa trừ dứt, thì tạp niệm sẽ lại càng tích tụ thành nhiều.

Cuộc đời này lúc nào cũng cảm thấy không như ý muốn, tám chín phần mười mọi người ai cũng đều nếm trải những đau khổ hối hận. Nhưng khi đối diện với sự “hối hận”, nhất định phải biết cách buông bỏ, bạn càng quan tâm chừng nào, trong tâm bạn sẽ càng hỗn loạn, sẽ không thể khống chế được cảm xúc của bản thân.

Chúng ta không thể ngăn cản những hồi ức đã qua, ngay cả làm việc gì cũng còn muốn nhớ lại. Thế nên không thể cứ mãi đắm chìm trong những điều đã qua, hãy buông xuống quá khứ, mới có thể đón lấy tương lai tươi sáng.

Theo: soundofhope
Biên tập: Lý Tĩnh Nhu
Biên dịch: Tuệ Liên

Exit mobile version