Đại Kỷ Nguyên

Những gì bạn tận mắt nhìn thấy không hẳn đã là sự thật. Vậy thì sự thật rốt cuộc nằm ở đâu?

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, cũng là khung cửa để người ta nhìn ra bên ngoài cảm nhận thế giới. Ai được Trời phú cho một cặp mắt tinh anh, khỏe mạnh quả đúng là phúc phận một đời. Nhưng mắt thịt ấy lại rất hạn chế, chỉ nhìn được những thứ hữu hình, thực tại. Muốn thấu hiểu thế giới này, người ta nhất định không thể chỉ tin vào mắt thấy, tai nghe.

Trên chuyến tàu hỏa từ New York đến Boston, tôi ngồi cạnh một ông lão mù. Giáo sư hướng dẫn luận văn tiến sĩ của tôi cũng là một người khiếm thị bởi vậy tôi bắt chuyện với ông lão đó khá dễ dàng. Để tỏ lòng cảm mến, tôi còn đặc biệt pha một tách cà phê nóng hổi mời ông.

Thời điểm đó, xung đột chủng tộc ở Los Angeles đang diễn ra rất căng thẳng. Chủ đề cuộc trò chuyện của chúng tôi cũng dần dần chuyển sang vấn đề thành kiến chủng tộc. Ông lão nói với tôi rằng mình là người miền Nam, từ nhỏ đã luôn kỳ thị rằng người da đen là chủng tộc thấp kém hơn một bậc. Người giúp việc trong nhà ông là đều là người da đen. Thời còn ở miền Nam, ông chưa từng một lần dùng bữa với người họ, cũng chưa từng ngồi trò chuyện cùng với họ.

Khi chuyển lên miền Bắc học, một lần được giao nhiệm vụ tổ chức một buổi liên hoan ngoài trời, ông đã viết rõ ràng ngay trên tấm thiếp mời rằng: “Chúng tôi từ chối giữ lại quyền lợi của bất cứ người nào đó“. Ở miền Nam, câu nói này chính là mang nghĩa: “Chúng tôi không chào đón người da đen”. Khi đó cả lớp ồ lên, còn ông thì bị thầy chủ nhiệm gọi lên trách mắng một trận nghiêm khắc. 

Ông còn kể rằng, những lúc đến cửa hàng của người da đen mua đồ, ông luôn đặt tiền trên quầy để họ tự đến mà cầm lấy. Ông nhất quyết không bao giờ chấp nhận bất kỳ tiếp xúc nhỏ nhặt nào với họ. 

Tôi cười hỏi ông ấy: “Thế thì đương nhiên ông sẽ không kết hôn với người da đen?“. Ông cũng lớn tiếng cười ầm lên: “Tôi không qua lại với họ, làm sao có thể kết hôn với người da đen được? Nói thật rằng, khi đó tôi cho rằng bất cứ người da trắng nào kết hôn với người da đen đều là mang đến sự sỉ nhục cho cha mẹ“.

Nhưng khi còn học ở Viện nghiên cứu ở Boston, ông đã gặp một tai nạn nghiêm trọng. Tuy đại nạn không chết nhưng hai mắt của ông đã vĩnh viễn mất đi, chẳng còn nhìn thấy gì nữa. Ông vào học trong một học viện dành cho người khiếm thị. Ở đó, người mù được học cách dùng chữ nổi thế nào, làm thế nào dùng gậy ba-toong đi đường… Dần dần, cuối cùng ông cũng có thể sinh hoạt một mình mà không cần phiền tới ai. 

Cuối cùng ông cũng có thể sinh hoạt một mình mà không cần phiền tới ai. Ảnh dẫn theo gambarkatalucu.co

Ông nói: “Nhưng điều khiến tôi khổ não nhất là không thể nhìn rõ được người mà mình đang tiếp xúc có phải là da đen hay không. Tôi đã thổ lộ chuyện này với bác sỹ tâm lý của tôi. Ông ấy cũng đã cố gắng tháo gỡ nút thắt trong tâm tôi. Sau đó, tôi rất tin cậy ông ta, chuyện gì cũng đều tâm sự, xem ông như là thầy tốt bạn hiền của mình.

Rồi một ngày, vị bác sĩ đó nói với tôi rằng ông ấy là… người da đen. 

Tôi ngỡ ngàng hiểu ra rằng màu da trắng hay đen chẳng có gì khác biệt, chỉ cần biết họ là người tốt hay là người xấu là đủ. Còn màu da đã chẳng còn là chuyện gì to tát nữa rồi“. 

Chuyến tàu đã gần đến Boston. Sau một hồi im lặng, ông lão giọng run run nói: “Tôi mất đi thị lực nhưng cũng mất đi thành kiến, nghĩ lại đúng là hạnh phúc biết bao!“. Trên sân ga, vợ của ông đã chờ ở đó từ lâu. Hai người ôm chầm lấy nhau một cách thân mật.

Vào lúc đó, tôi phát hiện ra rằng mắt mình còn rất tốt bởi vậy thành kiến vẫn còn. Màu da thì có gì quan trọng chứ? Sao người ta cứ phải gọi họ là da đen, da vàng hay da trắng? Nó đâu có đồng nghĩa với việc họ là người tốt hay xấu, thiện hay ác, chính hay tà.

Tại sao chúng ta quan trọng vẻ bề ngoài của một người mà quên mất điều ta thực sự cần là trái tim, tâm hồn, nhân cách của họ?

Tại sao chúng ta quan trọng vẻ bề ngoài của một người mà quên mất điều ta thực sự cần là trái tim, tâm hồn, nhân cách của họ? Ảnh dẫn theo gway.org

Đôi mắt ta vẫn nhìn, thực sự nó được nhìn bởi rất nhiều thành kiến mà trong chặng dài đường đời, ta góp nhặt vào. Ta có thể phán xét một người chỉ vì ta đã nghe thấy ai đó hay số đông nói như thế về họ. Rất có thể ta đã bỏ lỡ quý nhân trong đời. Đừng nhìn bằng con mắt thành kiến, cũng đừng nhìn bằng con mắt của người khác. Hãy nhìn họ bằng con mắt của chính mình. Từ cảm nhận bằng trái tim bạn.

Đó là lý do mà con mắt được coi như cửa sổ của tâm hồn.

Khi ta đánh giá một người vì hình thức, chẳng phải ta đã đánh đổi nội tâm của họ. Một người da trắng bất thiện và một người da đen tử tế thì ta sẽ chọn ai?

Những gì nghe thấy tận tai, nhìn thấy tận mắt đều không hẳn đã đáng tin, duy chỉ có dùng tâm mà đi cảm nhận, lĩnh hội, thể nghiệm, ta mới cảm nhận được giá trị thực sự của cuộc sống.

Câu chuyện xúc động ấy khiến tôi nhớ lại một câu trong “Hoàng Tử Bé” mà tôi đã đọc khi còn nhỏ: “Thứ có giá trị nhất không phải là thứ mà con mắt có thể nhìn thấy được, mà bạn cần phải cảm nhận bằng con tim của chính mình!“.

Thiện Sinh

Xem thêm:

 

Exit mobile version