“Thôi Bối Đồ” là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ.

Trong bức vẽ là hai cha con, một già một trẻ đứng cùng một người quay lưng lại, dưới đất là một cành mạ xanh, ám chỉ Tôn Trung Sơn đem tư tưởng cộng hòa từ Tây phương về, “hòa” (和) [hé] (cộng hòa) với “hòa” (禾) [hé] (mạ non) là đồng âm.

Tượng 48 (Cha con họ Tưởng trung hiếu nhân nghĩa)

Sấm viết:

Quan trung Thiên Tử
Lễ hiền hạ sĩ
Thuận thiên hưu mệnh
Bán lão hữu tử

Tụng viết:

Nhất cá hiếu tử tự Tây lai
Thủ ác Càn cương thiên hạ an
Vực trung lưỡng kiến tinh kỳ mĩ
Tiền nhân bất cập hậu nhân tài

Tượng 48 trong “Thôi Bối Đồ” (ảnh: chanhkien.org).

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Thiên Tử quan trung
Chiêu hiền đãi sĩ
Thuận Trời theo mệnh
Nửa già có con

Tụng rằng:

Người con có hiếu đến từ Tây
Tay cầm Càn cương thiên hạ an
Trong nước thấy hai tinh kỳ đẹp
Tiền nhân không bì được hậu nhân

Giải:

“Quan trung Thiên Tử, Lễ hiền hạ sĩ” (Thiên Tử quan trung, Chiêu hiền đãi sĩ): chỉ họ Tưởng làm Tổng thống chính trực, trọng dụng nhân tài, tác phong khiêm tốn thân dân. “Trung” (中) ở đây là “trung chính”, Tưởng Trung Chính là tên thật của Tưởng Giới Thạch.

“Thuận thiên hưu mệnh, Bán lão hữu tử” (Thuận Trời theo mệnh, Nửa già có con): “thuận thiên” là “trung”, “hưu mệnh” là “nghĩa”; “bán lão hữu tử”, nửa chữ “lão” (老) ghép thêm chữ “tử” (子) được chữ “hiếu” (孝). Chỉ Tưởng Giới Thạch chú trọng “trung hiếu nhân nghĩa” trong tư tưởng truyền thống Trung Hoa, cha con họ Tưởng nhờ chữ “hiếu” mà vang danh thiên hạ.

Chân dung Tưởng Giới Thạch (ảnh: Wikipedia).

“Nhất cá hiếu tử tự Tây lai, Thủ ác Càn cương thiên hạ an” (Người con có hiếu đến từ Tây, Tay cầm Càn cương thiên hạ an): Tưởng Kinh Quốc từ Liên Xô trở về, giúp phụ thân cai trị nước nhà ngày một hưng thịnh, hợp với câu sấm “Thùy củng nhi trị” (Không làm cũng trị) ở Tượng 47. “Càn cương thiên hạ”, “Càn cương” (乾纲) ẩn dụ chữ “Kinh” (经), “thiên hạ” ẩn dụ chữ “Quốc” (国), chỉ Tưởng Kinh Quốc.

“Vực trung lưỡng kiến tinh kỳ mĩ, Tiền nhân bất cập hậu nhân tài” (Trong nước thấy hai tinh kỳ đẹp, Tiền nhân không bì được hậu nhân): nước Mỹ hai lần phái binh sang Trung Quốc (“tinh kỳ mĩ” là cờ nước Mỹ), lần thứ nhất là liên quân tám nước, khi ấy triều Thanh không lợi dụng tốt cơ hội nước Mỹ bang trợ để đẩy Trung Quốc lên vũ đài thế giới. Nhưng lần này dưới sự trợ giúp của nước Mỹ, Trung Quốc sau chiến tranh trở thành “tứ cường” trên thế giới, lại là một trong những nước sáng lập Liên Hợp Quốc. Lúc này danh tiếng quốc gia lên cao chưa từng có, là lần đầu tiên sau thời “Khang Càn thịnh thế”. Tài năng của “tiền nhân” Lý Hồng Chương không sánh được “hậu nhân” là cha con họ Tưởng, điều này cũng ăn khớp với “Ngô Việt kỳ tài” trong tượng 41, chỉ Lý Hồng Chương.

Trong bức vẽ là hai cha con, một già một trẻ đứng cùng một người quay lưng lại, dưới đất là một cành mạ xanh, ám chỉ Tôn Trung Sơn đem tư tưởng cộng hòa từ Tây phương về, “hòa” (和) [hé] (cộng hòa) với “hòa” (禾) [hé] (mạ non) là đồng âm. Tuy nhiên cha con họ Tưởng mới là người nỗ lực thực thi tư tưởng này.

***

Năm 1949, Tưởng Giới Thạch dẫn theo 60 vạn quân dân rời Thần Châu, Đại Lục đến Đài Loan. Ông đã dùng hơn 20 năm cuối đời để phục hưng và xây dựng Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan. Tưởng Giới Thạch phát biểu trong “Tứ Trung Toàn Hội” lần thứ 10 vào năm 1973:

“Chúng ta chịu đựng tất cả sự sỉ nhục, chống lại mọi sự công kích, chính là vì muốn phục hưng dân tộc Trung Hoa. Điều này cũng trở thành nguồn thúc đẩy sự tự tin và là ngọn đuốc sáng cổ vũ cho nhân loại đứng lên vì hy vọng tự do”.

Tưởng Giới Thạch và phu nhân Tống Mỹ Linh (ảnh: Wikipedia).

Khi Tưởng Giới Thạch đến Đài Loan, ông đã lấy đạo đức văn hóa truyền thống Trung Hoa làm nền tảng căn bản trong giáo dục, đặc biệt xem trọng giáo dục văn chương và lịch sử. Để nâng cao ý thức bản sắc dân tộc, ông nhấn mạnh đến “Giáo dục tinh thần dân tộc” và “Giáo dục đạo đức”. Trong “Dân sinh chủ nghĩa dục nhạc lưỡng thiên bổ thuật” ông đề cập đến:

“Nội dung của nền giáo dục Trung Hoa cổ xưa của chúng ta bao gồm lục nghệ (sáu tài nghệ): Lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số. Giáo dục lục nghệ có công dụng huấn luyện một người thân tâm cân bằng, trí huệ và tứ chi đều sáng suốt và khỏe mạnh, tu dưỡng, khiêm tốn, tài đức và trí tuệ, xây dựng một đất nước mà toàn dân có thể hoàn toàn hợp nhất văn võ”.

Vào những năm 60 thế kỷ trước, Trung Quốc chìm trong khói lửa tang thương của các cuộc vận động chính trị, đặc biệt là “Đại Cách mạng văn hóa”. Nhà cầm quyền ra lệnh hủy diệt nhiều di sản văn hóa, đào xới, phá hủy tận gốc rễ tinh thần văn hóa Thần truyền 5.000 năm.

Chỉ cách đó một eo biển, Đài Loan dưới sự dẫn dắt của Tưởng Giới Thạch lại tiến hành phong trào “Phục hưng văn hóa Trung Hoa”, biến Đài Loan thành “nhà bảo tàng” lớn nhất của văn hóa Á Đông 5.000 năm. Ngay cả người Trung Quốc ngày nay tới đây cũng phải ngỡ ngàng thốt lên: “Tới Đài Loan, tôi có thể tìm lại những gì không còn tồn tại ở đại lục”.

Tịnh Văn
Theo chanhkien.org

Trong cuộc đời, điều gì mới là trân quý nhất?

videoinfo__video3.dkn.tv||4f7ddec95__