Vũ Hán cùng một số thành phố ở Trung Quốc vắng tanh vắng ngắt, quạ bay đầy trời. Người chết vì viêm phổi nằm ngoài đường hay trong bệnh viện ở Vũ Hán, một số thi thể không có người thu dọn kịp… Những điều đó không còn xa lạ gì với chúng ta nữa. Nhưng trong những dự ngôn cách đây hàng mấy trăm năm như “Cách Am di lục” hay “Lưu Bá Ôn bia ký” đã ghi lại những cảnh tượng này rồi.

Dự ngôn về đại dịch ở Trung Quốc

Những dự ngôn nổi tiếng của Trung Quốc có thể kể đến như: “Thôi bối đồ” của Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong triều Đường, “Mai hoa thi” của Thiệu Ung triều Tống, “Mã tiền khóa” của Gia Cát Lượng thời Tam quốc, “Thiêu bính ca” của quân sư Lưu Bá Ôn triều Minh… Ở Triều Tiên thì có “Cách Am di lục”. Ở phương tây thì có: “Thánh kinh Khải huyền”, “Các thế kỷ” của Nostradamus người Pháp… Khi những điều trong dự ngôn thành hiện thực người ta mới thán phục sự chính xác của nó.

Trong số những dự ngôn trên thì “Cách Am di lục” và những dự ngôn của Lưu Bá Ôn là minh xác chỉ ra cho nhân loại những đại ôn dịch sẽ xảy ra.

“Cách Am di lục” là do Nam Sư Cổ (1509 – 1571), hiệu Cách Am, nhờ gặp một vị Thần nhân tại núi Kim Cương mà chỉnh lý thành cuốn sách này. “Cách Am di lục” có ghi rằng:

Lục giác thiên sơn điểu phi tuyệt
Bát nhân vạn kính nhân tích diệt

(六角千山鳥飛絕
八人萬徑人跡滅)

Lục giác (六角) chỉ Thiên (天 – Trời) vì nếu lấy chấm chủ đổi thành nét nhất thì lục (六) sẽ thành thiên (天). Bát nhân (八人) chỉ hỏa (火), vì tách chữ bát rồi ghép vào chữ nhân sẽ ra chữ hỏa. Thiên hỏa (天火) trong tiếng cổ chỉ ôn dịch, có lẽ “thiên hỏa” đọc giống “thiên họa” (họa từ Trời). Do đó khi có ôn dịch thì “ngàn núi không thấy một con chim bay” (thiên sơn điều phi tận) hoặc nếu có bay thì là những con chim mang điềm xấu như quạ; “vạn con đường không thấy dấu vết người” (vạn kính nhân tích diệt) tức cảnh vật hoang vắng tiêu điều. Những cảnh này thấy được ở Vũ Hán và một số thành phố của Trung Quốc.

Còn trong “Lưu Bá Ôn bia ký”, quân sư nhà Minh có ghi rằng:

Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba,
Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền.
Bình địa không có ngũ cốc trồng, cẩn thận vì bốn phương không có khói (chỉ sinh hoạt) và con người,
Nếu hỏi ôn dịch thời nào hiện, nên xem giữa cửu đông [1] tháng Mười.
Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.
Trên đời có người hành đại thiện, gặp phải nạn này thì không tính.

(Ghi chú: [1] Vì mùa đông ba tháng có khoảng 90 ngày nên gọi là cửu đông).

Đoạn cuối minh xác chỉ ra rằng, hành thiện mới có thể tai qua nạn khỏi.

Trong dự ngôn lại nói thêm:

Còn có mười nỗi lo trước mắt:
Một là lo thiên hạ loạn lạc liên miên,
Hai là lo đông tây người chết vì đói,
Ba là lo Hồ Quảng (chỉ tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam) gặp tai nạn,
Bốn là lo các tỉnh (ở Trung Quốc) khởi hắc ám từ bọn lang sói,
Năm là lo nhân dân không yên ổn,
Sáu là lo những ngày giữa mùa đông,
Bảy là lo có cơm nhưng không người ăn,
Tám là lo có người nhưng không đồ mặc,
Chín là lo thi thể không có người thu dọn,
Mười là lo tai ách năm Hợi và Tý.

Hiện tại thành phố Vũ Hán đang phải chống chọi dịch viêm phổi do virus Corana kiểu mới hoành hành; đây là mối lo thứ ba. Bệnh viện ở Vũ Hán quá tải đến nỗi những thi thể chết vì dịch viêm phổi chưa có người thu dọn, an táng; điều này ứng với mối lo thứ chín. Năm Kỷ Hợi 2019 đã xảy ra dịch tả lợn, cuối năm Kỷ Hợi đầu năm Canh Tý 2020 lại phát sinh dịch viêm phổi Vũ Hán; điều này ứng với mối lo thứ mười.

Trong “Kim Lăng tháp bi văn” Lưu Bá Ôn có miêu tả cảnh tượng như sau: “Cha mẹ chết, khó mai táng. Thầy u chết, con cháu khiêng. Vạn vật cùng gặp kiếp nạn, côn trùng cũng gặp tai ương. (…) Thành phố phồn hoa, ngập chìm trong nước. Lầu cao gác tía, chìm ngập trong bùn”. Trên mạng xã hội ta có thể tìm thấy những video những đứa con bất lực nhìn cha mẹ mình dần dần ra đi mà không thể làm được gì hơn vì bệnh viện thậm chí nhà tang lễ đã xảy ra tình trạng quá tải.

Người đàn ông bên phải đã chết trên vỉa hè ở Vũ Hán ngày 31/1. Có 15 xe cứu thương đi qua nhưng để xử lý những trường hợp khác (ảnh chụp màn hình youtube).

Bệnh dịch và sự sụp đổ của các triều đại

Khoa học cho rằng bệnh truyền nhiễm là do vi khuẩn hoặc virus gây ra, chứ chưa xác thực được mối quan hệ giữa bệnh dịch và đạo đức con người. Nhưng lịch sử đã chỉ ra rằng ôn dịch, động đất, hồng thủy… cùng các thiên tai khác xảy ra trên diện rộng đều tác động đến xã hội con người một cách mạnh mẽ, ví như sự tiêu vong của các triều đại Trung Quốc hay sự suy bại của đế quốc La Mã.

Trong lịch sử Trung Quốc phát sinh rất nhiều ôn dịch, đa số liên quan đến sự thay đổi triều đại. Vào cuối mỗi triều đại, thông thường người trị vì quốc gia vô đạo, quan lại hủ bại không quan tâm đến người dân, thiên tai nhân họa không dứt, lũ lụt hạn hán địa chấn thường xuyên, dân vì đói kém nên khởi nghĩa tứ phương, xã hội hết sức biến động xáo trộn. Cuối cùng người chết trong thiên tai, dịch bệnh, chiến loạn nhiều quá nên triều đại đó kết thúc.

Thời các tín đồ Cơ Đốc bị bức hại bởi đế quốc La Mã, nơi đây đã phát sinh bốn lần đại dịch. Lần thứ nhất khiến dân số giảm 1/3, riêng thủ đô La Mã thời bấy cư dân chết quá nửa. Đế quốc La Mã không ngừng bức hại tín đồ Cơ Đốc, ôn dịch không ngừng phát sinh. Sau bốn lần phát sinh ôn dịch, đế quốc La Mã hùng mạnh đã diệt vong. Bức hại của đế quốc La Mã không khiến Cơ Đốc giáo diệt vong, trái lại còn truyền rộng khắp thế giới.

Tại sao đại dịch hay xảy ra ở Trung Quốc?

Ngày nay các loại dịch bệnh thường xuyên phát sinh ở Trung Quốc. Trung Quốc hầu như trở thành nguồn cơn lây lan các bệnh trên toàn thế giới. Tại sao các dịch bệnh nghiêm trọng xảy ra ở Trung Quốc? Về bề mặt điều này có liên quan đến sự phá hoại nghiêm trọng môi trường sinh thái và lạm dụng quá mức thuốc trừ sâu và phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp… Còn nguyên nhân sâu xa thì không thể tách rời sự phá hoại đạo đức và bức hại tín ngưỡng.

Tín ngưỡng đạo đức giúp con người tín Thần, biết rằng “trên đầu ba thước có Thần linh” nên sẽ ước thúc hành vi, đồng thời phân biệt đúng sai, thiện ác. Những hành động ngang ngược của chính quyền Trung Quốc như đập phá chùa chiền, nhà thờ, bức hại tín đồ Cơ Đốc, Phật giáo Tây Tạng, kinh hoàng hơn nữa là tội ác mổ cướp nội tạng sống của những người Duy Ngô Nhĩ, tù nhân lương tâm, các học viên Pháp Luân Công… được phơi bày trên mặt báo càng khiến người ta kinh sợ về mức độ đạo đức đang ngày càng bại hoại. 

***

Những dự ngôn hay tiên tri không phải để hù dọa mà là cảnh tỉnh con người mà là khuyên bảo con người hướng thiện đồng thời suy xét lại hành vi của mình. Mong người dân Đại lục và người dân thế giới ngoài việc tuân theo khuyến cáo phòng chống dịch viêm phổi mà WHO ban hành, hãy giữ gìn thiện lương để vượt qua kiếp nạn này! 

Video: Dự ngôn bí ẩn: Con chim lông trắng báo hiệu vận mệnh Trung Quốc và Tập Cận Bình

videoinfo__video3.dkn.tv||410003a16__