Đại Kỷ Nguyên

Đức Phật dạy 3 cách bố thí để tạo phúc phận cho đời mình

Nhìn nhận một cách đơn giản, khách quan thì luật nhân quả về tiền tài chính là khi biết “tu phúc”. Hành thiện tích đức, phúc báo và tiền tài đều sẽ theo đó mà đến như nước. Nhưng có một vấn đề: Phải làm sao để “tu phúc”? Hãy cùng tìm hiểu qua câu chuyện dưới đây.

Sống trên đời này, ai ai cũng mong cầu một cuộc sống thoải mái, no đủ và giàu có. Đặc biệt, vào mỗi dịp năm mới, ai cũng cầu mong gia đình thịnh vượng, tiền bạc dồi dào, cả năm mọi thứ thật thuận lợi. Tuy nhiên theo quan điểm của Phật giáo, tiền bạc bản thân cũng có ẩn chứa luật nhân quả.

Theo bạn quy luật đó là gì? Đó chính là tiền tài của bạn kiếp này có bao nhiêu đều là do “nhân” từ kiếp trước của bạn tạo thành. Kiếp trước bạn tích được nhiều phúc đức gọi là “nhân”, đến kiếp này tiền tài của bạn dồi dào đầy đủ, đó gọi là “quả”.

Nếu quả thực như vậy, có phải tiền bạc của chúng ta kiếp này là đã được an bài và không thể thay đổi được? Tôi cảm thấy kiếp này mình thật nghèo, không kiếm đủ tiền, vậy tôi phải làm thế nào?

Người xưa nói, vận mệnh của mình là tự bản thân mình thay đổi. Phật hay Bồ Tát đều rất từ bi với con người. Họ cũng không muốn nhìn thấy chúng sinh cả đời sống trong nghèo khổ. Vậy thì làm thế nào để đắc được tiền tài chiểu theo nguyên lý Phật pháp?

Kiếp trước bạn tích được nhiều phúc đức đó gọi là nhân, kiếp này tiền tài của bạn dồi dào gọi là quả. (Ảnh: emsfj.com)

Bạn muốn được dưa trước tiên bạn cần trồng dưa, gieo nhân nào thì đắc được quả ấy. Theo quan điểm của Phật giáo “nhân” của tài lộc trong đời người ta là gì? Bố thí chính là nguồn gốc mang đến tài lộc cho bạn. Chỉ khi có thiện niệm bố thí cho người, bạn mới đắc được đại phú quý, đắc được phúc báo!

Đôi khi chúng ta thấy có một số người rất giàu có sống quanh mình. Bạn không cần phải ngưỡng mộ họ. Tiền bạc kiếp này của họ dồi dào như vậy là bởi kiếp trước họ đã gieo hạt giống bố thí rất nhiều cho người khác. Họ đã bố thí một cách vui vẻ nên mới đắc được như vậy.

Điều bạn cần làm lúc này là: Vứt bỏ những suy nghĩ tham lam, giận dữ, ngu ngốc của mình và đi cầu tiền tài theo đúng như quy luật của Phật pháp. Kiếp này bạn gieo nhân thiện lương, kiếp sau bạn sẽ được quả thiện. Đây cũng chính là đạo lý mà bạn nhất định nên ghi nhớ.

Đức Phật dạy có 3 loại bố thí chúng ta có thể thực hiện: Bố thí tài, bố thí Pháp, bố thí vô úy.

Bố thí tài: Chính là dùng tiền bạc, tài chính cứu giúp những người khó khăn, nghèo khổ.

Bố thí Pháp: Chính là khuyến thiện để chúng sinh học Phật pháp, giảng pháp cho mọi người, dùng thiện niệm để cứu độ, giúp chúng sinh tin Thần Phật.

Bố thí vô úy: Nói một cách đơn giản chính là ăn chay, giới cấm không sát sinh…

Nếu thực sự thực hiện được một cách chân chính ba loại bố thí này thì chính là bạn đang gieo trồng nhân thiện duyên vô cùng to lớn.

Khi hiểu được cần bố thí như thế nào đó chính là “tu phúc”. Cho dù trong đời này bạn không thấy được kết quả nhưng tương lai chắc chắn sẽ được phúc báo tốt lành. Tuy nhiên có một nguyên tắc rất quan trọng trong khi bố thí chính là bố thí trong phạm vi năng lực của bản thân mình.

Có một số người bản thân không có tiền liền đi mượn tiền để giúp đỡ người khác. Phật có dạy bạn công đức trong khả năng làm được của mình, không làm được thì không cần miễn cưỡng. Ngoài ra còn một điểm rất quan trọng khác là: Sự bố thí thật sự không phải ở số lượng nhiều hay ít mà là xuất phát từ tâm của bạn. Nếu tâm bạn chân thành vui vẻ khi bố thí cho người thì rất tự nhiên sẽ tích được phúc báo rất lớn.

Trong cuộc sống số phận cuộc đời mỗi người không ai là giống nhau, có kẻ giàu, có người nghèo khó, lại có những kẻ túng quẫn đến manh áo che thân cũng không lo nổi. Thế nhưng không vì thế mà việc bố thí bị ngăn trở. Bố thí không chỉ bằng vật chất là cho đi, mà bố thí còn có nghĩa là buông bỏ…

Ngay cả lúc tay không, ta vẫn có thể bố thí. Có khi chỉ là một nụ cười nho nhỏ, lời hỏi thăm sức khỏe hay một tiếng chào thân ái. Như vậy đều đã là bố thí, đều đã tạo một cơ sở phúc báo cho chính mình vậy.

Theo moneyaaa
Kiên Định biên dịch

Exit mobile version