Đại Kỷ Nguyên

Đừng bao giờ để ‘chuyện khẩn cấp’ vùi lấp ‘chuyện quan trọng’

Trong nửa năm vừa qua, có phải bạn vô cùng bận rộn trong công việc không? Nếu đúng là vậy, xin suy ngẫm một chút: Bạn đã bỏ ra rất nhiều thời gian để làm vô số chuyện, có không ít chuyện có thể giúp bạn thu hoạch thành quả lâu dài trong đó không? Nếu câu trả lời của bạn là khẳng định, chúc mừng bạn!

Bạn hiển nhiên là rất giỏi trong việc phân phối thời gian vào “những chuyện quan trọng”. Nhưng nếu câu trả lời của bạn là phủ định, xin hãy cẩn thận, có lẽ bạn đã để chuyện “khẩn cấp nhưng không quá quan trọng” chiếm hết thời gian của bạn rồi, mà điều này sẽ làm xói mòn sức cạnh tranh lâu dài của bạn.

Làm sao để phân biệt chuyện “khẩn cấp” và “quan trọng”? Nói một cách đơn giản, chuyện khẩn cấp là những chuyện có kỳ hạn bắt buộc sắp phải dừng ngay trước mắt (hoặc nói là nước đến chân rồi), còn chuyện quan trọng là chuyện sẽ ảnh hưởng lâu dài.

Chúng ta có thể chia mọi chuyện thành bốn loại: “Khẩn cấp và quan trọng”, “khẩn cấp mà không quan trọng”, “quan trọng nhưng không khẩn cấp”, “không quan trọng cũng không khẩn cấp”. Đối với chuyện “khẩn cấp và quan trọng” đương nhiên phải làm hết sức mình. Nhưng vấn đề chúng ta thường xuyên đối diện là, thời gian lâu rồi, phát hiện mình phân phối quá ít thời gian vào chuyện “quan trọng nhưng không khẩn cấp”, gây hạn chế nghiêm trọng sự phát triển lâu dài của bản thân.

Làm cách nào để dành thời gian cho chuyện “quan trọng nhưng không khẩn cấp”? Điều hiển nhiên nhất, đương nhiên là cố gắng giảm bớt chuyện “không quan trọng cũng không khẩn cấp”. Lấy ví dụ như, có cần phải tốn nhiều thời gian như vậy vào việc lướt mạng xã hội hàng giờ hoặc vài giờ đồng hồ? Cần phải tốn nhiều tinh thần như vậy vào các cô gái trẻ đẹp không? …

Nhưng mà, chuyện tiêu tốn nhiều thời gian nhất, thông thường vẫn là chuyện “khẩn cấp nhưng không quan trọng”. Một khi có tình trạng này, xin xem xét lại một chút: nếu như bạn làm công việc chữa cháy tương tự lặp đi lặp lại, đây có lẽ cho thấy quán tính thói quen trong xử lý sự việc của bạn rõ ràng có vấn đề, cho nên mới không ngừng gặp phải rắc rối tương tự giống như bị ma ám vậy, hoặc là cho thấy bạn đã tiếp nhận chuyện vượt quá khả năng đảm đương của bạn, cho nên mới luôn luôn ở trong trạng thái quá tải.

Nếu như là trường hợp “vừa khẩn cấp vừa quan trọng”, vậy thì bạn cần phải bình tâm lại, suy nghĩ cho thật kỹ, làm sao xây dựng một quy trình thao tác chuẩn sẽ không thường xuyên gặp rắc rối. Còn nếu là chuyện ‘khẩn cấp nhưng không quan trọng’, bạn cần phải hạ quyết tâm, từ chối hết những nhờ vả mà bạn thực sự không thể đảm nhận. Có nhiều lúc, bạn không tìm việc, việc không đến tìm bạn, nếu như việc không đến tìm bạn, người cũng không tìm bạn, điều đó cho thấy là những sự việc và con người này thật ra cũng không phải quan trọng lắm.

Cho dù là chuyện khẩn cấp hay là chuyện quan trọng, đều cố gắng nuôi dưỡng thói quen “xử lý cắt khúc”. Với chuyện khẩn cấp mà nói, làm phần đầu sớm một chút, hoàn thành 40%, trước khi đến kỳ hạn chỉ còn lại 60% phải làm, khác biệt rất lớn với việc thời gian sắp hết rồi mà cái gì cũng chưa làm. Còn với chuyện quan trọng mà nói, dù bận rộn và mệt mỏi đến đâu, mỗi ngày đều phải duy trì làm một chút, thì qua một đoạn thời gian mới thấy hiệu quả rõ rệt.

Nên để bản thân duy trì việc đầu tư thời gian vào “chuyện quan trọng”, thời gian lâu, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được lợi ích to lớn mà thói quen này mang lại.

Châu Yến biên dịch

Xem thêm:

Điều quan trọng không phải bạn là ai, sinh ra ở đâu mà là sống như thế nào

Đời người quan trọng nhất là điều gì? Sư chủ trì trả lời khiến chú tiểu vô cùng bội phục

Mẹ già như chuối chín cây phận làm con có thể làm gì để giúp đỡ các đấng sinh thành?

Exit mobile version