Vào buổi tối ngày Phạm Chất được sinh ra, mẹ ông có một giấc mơ: một Thần nhân đã ban cho bà một “cây bút ngũ sắc”. Sau này, Phạm Chất thực sự có tài năng văn chương, giỏi đọc sách, chín tuổi đã biết viết văn, mười ba tuổi bắt đầu học “Thượng thư”, thậm chí còn đạt đến trình độ có thể dạy người khác.
Phạm Chất, tự “Văn Tố”, là tể tướng của nhà Hậu Chu thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc. Sau cuộc binh biến của Trần Kiều, Phạm Chất đã thuận ứng theo biến hóa của thiên tượng, ủng hộ lập Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận làm thiên tử. Ông không chỉ tiếp tục giữ chức vị tể tướng trong triều đại mới khai sinh của nhà Tống, mà còn được Tống Thái Tổ phong là “Lỗ Quốc công”, từ đó, hậu nhân cũng gọi ông là “Phạm Lỗ công”.
Kỳ mộng bút ngũ sắc
Theo ghi chép lịch sử, từng có một sự kiện thần kỳ phát sinh đối với Phạm Chất. Theo “Tống sử ‧ Liệt truyện ‧ Tập 8” ghi lại: “Chất sanh chi tịch, mẫu mộng thần nhân thụ dĩ ngũ sắc bút, cửu tuế năng chúc văn, thập tam trị ‘thượng thư’, giáo thụ sinh đồ”. Cũng chính là nói, vào buổi tối ngày Phạm Chất chào đời, mẹ của ông đã có một giấc mơ: một vị Thần hình người đã ban cho bà ấy một “cây bút ngũ sắc”. Về sau, Phạm Chất quả nhiên rất có văn thái, rất giỏi đọc sách, chín tuổi đã biết viết văn chương, mười ba tuổi bắt đầu nghiên cứu “Thượng thư”, thậm chí còn đạt đến trình độ có thể dạy người khác.
Ứng mộng mà sinh, đây có thể được coi là sự kiện thần kỳ đầu tiên xảy ra với ông, trong quỹ đạo cuộc đời sau này, ông quả nhiên rất có tài năng văn chương, có những cống hiến cho văn hóa Trung Quốc trong phương diện văn tự. Giấc mơ kỳ lạ về cây bút ngũ sắc của mẹ Phạm Chất đã thuyết minh, vận mệnh là có an bài, Thần đã an bài cho con bà tương lai sẽ công tác trong phương diện văn tự và có những cống hiến trong phương diện này.
Phạm Chất là tác giả của “Phạm Lỗ công tập”, “Ngũ đại thông lục” và các thư tịch khác, đặc biệt ông đã từng chủ trì việc biên soạn bộ pháp điển “Hiển Đức hình luật thống loại” của vương triều Hậu Chu.
Điều đáng chú ý là khi tìm kiếm “Tiểu sử Phạm Chất” trên các trang web của Trung Quốc đại lục, cụm từ “vào đêm trước ngày Chất sinh, mẹ mơ thấy Thần nhân ban cho cây bút ngũ sắc” đã bị xóa khỏi nhiều trang web. Có thể thấy ĐCSTQ, khởi đầu với chủ nghĩa vô thần, đã thực sự tìm mọi cách xóa bỏ sự tồn tại của thần tích và Thần thánh khỏi các ghi chép lịch sử.
Quỷ tốt đoạt lấy chiếc quạt trong tay
Sự kiện thứ hai còn thần kỳ hơn, khi đó Phạm Chất còn chưa có vinh quang. Một ngày mùa hè, ông ngồi trong quán trà ở huyện Phong Khâu (nay là huyện Phong Khâu, thành Tân Hương, tỉnh Hà Nam), đang cầm quạt phe phẩy phe phẩy, bỗng đột xuất cảm hứng, bèn cầm bút viết một câu thơ trên chiếc quạt: “Đại thử khứ khốc lại, thanh phong lai cố nhân” (Hè nóng hãy đi đi cùng với lũ quan ác, gió mát hãy lại đây với cố nhân) thấu lộ sự bất mãn đối với quan lại tàn ác.
Đột nhiên, một người đàn ông có dung mạo xấu xí xa lạ không biết từ đâu đi tới, cúi đầu chào Phạm Chất và nói: “Khốc lại oan ngục, hà chỉ như đại thử dã? Công tha nhật đương thâm cứu kì tệ”. Câu này dịch sang bạch thoại là, quan ác dẫn đến án oan, so với nắng nóng mùa hè còn đáng sợ hơn nhiều, ngươi sau này cần thâm nhập tìm hiểu, thuần chính lại những tệ nạn này. Sau khi nói xong, người này không xin không hỏi liền đoạt lấy chiếc quạt trên tay Phạm Chất cầm đi, rồi tiêu biến mất. Trải qua chuyện này, Phạm Chất mất một thời gian rất lâu mà không thể ngộ ra được nó là ý tứ gì.
Sau đó, khi đi ngang qua một ngôi chùa, ông thấy bên cạnh tượng Thần còn có một pho tượng quỷ tốt, nó trông giống như quái nhân trong quán trà hành lễ vái chào ông. Sau khi nhìn kỹ, ông phát hiện chiếc quạt mà quái nhân đó đã lấy đi, thì lúc này đang nằm trong tay của pho tượng quỷ tốt. Phạm Chất đối với việc này thậm chí còn kinh ngạc hơn, cũng lập tức minh bạch rằng Thần linh đã giao cho mình sứ mệnh thuần chính lại những tệ nạn trong tư pháp.
Nhiều năm sau, khi Phạm Chất trở thành tể tướng của triều đại Hậu Chu, ông đứng đầu chỉ ra rằng do các quy định pháp luật quá phức tạp và mức độ nghiêm khắc của bản án là không có cơ sở, nên các quan chức tham nhũng, tàn ác nhân cơ hội này để đàn áp dân chúng và gây ra những tệ nạn khác. Hậu Chu Thái Tổ Quách Uy liền hạ chiếu yêu cầu Phạm Chất lãnh đạo việc xác định lại các điều khoản pháp luật mới đúng đắn, đây chính là nguồn gốc của pháp điển Hậu Chu “Hiển Đức hình luật thống loại”.
Kinh nghiệm thần kỳ của Phạm Chất thuyết minh sự tồn tại của Thần là chân thực, và vô thần luận là một sự ngụy biện sai lầm. Dưới sự cai trị của ĐCSTQ ngày nay, không chỉ có những tham quan khốc lại lợi dụng cơ hội tàn hại người dân, mà bản thân ĐCSTQ cũng đang phát động một loạt các vận động chính trị vi phạm pháp luật để bức hại dân chúng. Sự độc ác và bại hoại của ĐCSTQ là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Thần sẽ không dung nhẫn cho sự vĩnh tồn của ĐCSTQ, giờ đây nó đã khí cùng lực tận, sau khi ĐCSTQ giải thể, tư pháp công chính chắc chắn sẽ trở lại với đất nước Trung Hoa.
(Nguồn: Tống Sử – Liệt Truyện – Quyển 8), “Lạc Thiện Lục – Quyển 7).
Tác giả: Đức Huệ, Epoch Times
Hương Thảo biên dịch