Đường Cao Tổ Lý Uyên đã đặt định chính sách xem Đạo gia là chính đạo được hoàng gia sùng kính. Thái Tông cũng kế thừa điều này.
Chân Đạo trợ giúp Đại Đường
Vào thời nhà Đường, tu luyện Đạo gia được truyền bá rộng rãi, người cầu Đạo, tìm Đạo, học Đạo nhiều vô cùng. Danh y Tôn Tư Mạc cả đời lấy tu đạo và theo đuổi nghề y để cứu giúp thế nhân, tạo phúc vô số, được người đời sau tôn xưng là ‘Tôn chân nhân’ và ‘Dược Vương’. Bên cạnh Thái Tông có không ít những vị phụ tá là chân nhân tu luyện Đạo, ví dụ như Vương Viễn Tri, Tiết Di, Lý Thuần Phong, Viên Thiên Cang…, họ đều là những vị tu Đạo nổi danh vào thời điểm đó.
Đường Cao Tổ Lý Uyên tôn sùng Đạo gia. Kỳ Bình Định và Vương Viễn Tri cùng những đạo sĩ khác tuyên bố rằng họ vâng mệnh ý chỉ của Lão Quân bí mật tới thông báo phù mệnh (mệnh hợp với ý Trời). Liên quan đến thuyết về Lão Tử bảo hộ Lý Thị (gia tộc họ Lý), Lão Tử có nói với họ rằng cần phải theo Lý Uyên khởi binh một mạch cho đến khi người này ngồi lên ngôi vị Hoàng đế, không được rời xa.
Theo ‘Cựu Đường Thư – Cao Tổ bản ký’, ‘Hỗn nguyên thánh kỷ’ cùng ‘Lịch đại sùng đạo ký’ và những ghi chép khác có viết như sau: “Đại Nghiệp năm thứ 13 (năm 617), Lý Uyên giao chiến cùng Tống Lão Sinh, võ tướng nhà Tùy tại Hoắc Ấp. Đúng lúc ‘Trời mưa suốt cả tuần, Lý Uyên cảm thấy hổ thẹn vì mệnh chưa đạt đến’, lúc đó có Hoắc Sơn Thần xuất hiện nói rằng vâng mệnh Thái Thượng Lão Quân tới báo cho Lý Uyên biết: ‘Đến cuối sẽ lấy được thiên hạ’, hơn nữa còn báo cho biết ‘Tháng 8 mưa ngớt, lộ ra khu vực Đông Nam của Hoắc Ấp, quân đội chúng ta có thể qua sông’. Đúng vậy, đến ‘Tháng 8 năm Tân Tỵ, Cao Tổ dẫn quân hướng đến Hoắc Ấp, trảm Tống Lão Sinh, bình định được Hoắc Ấp”.
‘Hỗn nguyên thánh ký’ cũng viết rằng, Lý Uyên ‘vào năm Đại Nghiệp thứ 13, tức năm Đinh Sửu, Lão Quân hạ xuống núi Chung Nam, nói với người ở trên núi là Lý Thuần Phong một cách thân mật: “Hiện tại nhà Đường thụ thiên mệnh”. Sau khi Lý Uyên lấy được ngôi vị hoàng đế, trong cuốn ‘Đường hội yếu – Tôn sùng đạo giáo’ có viết, “Tháng 5 năm Võ Đức thứ 3 (năm 620), người Tấn Châu may mắn thiện lương đi Dương Giác Sơn, gặp một ông lão, cưỡi con bạch mã có bờm đỏ, dung nhan kỳ vĩ, người này nói :”Ta là Đường Thiên Tử, tổ tiên của ngươi. Năm nay sau khi bình tặc, con cháu hưởng thiên tuế quốc gia”. Sau khi nghe xong, Lý Uyên liền đến bái kiến miếu Lão Quân ở Dương Giác Sơn để tế bái tổ tiên của chính mình, lại đổi tên huyện Phù Sơn thành huyện Thần Sơn, Dương Giác Sơn đổi thành Long Giác Sơn, hơn nữa còn nhiều lần tới miếu Lão Quân bái tế để thể hiện lòng sùng kính, xác nhận thừa hưởng mối quan hệ huyết duyên với Lão Tử.
Đường Cao Tổ Lý Uyên đã đặt định chính sách xem Đạo gia là chính đạo được hoàng gia sùng kính. Thái Tông cũng kế thừa điều này.
Trước khi Thái Tông lên ngôi, ông từng kết giao mật thiết với các đạo sĩ của Đạo gia. Lúc đó, người đứng đầu nhóm đệ tử Phật giáo là Pháp Lâm ủng hộ cho Lý Kiến Thành, còn Vương Viễn Tri đứng đầu nhóm đệ tử Đạo giáo lại ủng hộ cho Thái Tông. Vương Viễn Tri là người Dương Châu sống vào thời kỳ Tùy Đường. Mẹ của ông ngủ trưa mộng thấy linh hồn của phượng tụ lại trên người mình, thế là sau đó bà mang thai. Có tăng nhân từng nói với cha của ông, đứa trẻ sinh ra sẽ là bậc sĩ lớn một phương. Tuổi nhỏ, Vương Viễn Tri sống trong cảnh cơ hàn nhưng lại thông minh, học rộng tài cao, bái minh sư cầu học tu đạo, được triều đình cũng như trong dân chúng xem trọng. Lúc Tùy Dạng Đế được phong làm Tấn Vương, tại Dương Châu ông có triệu kiến Vương Viễn Tri, tóc của Vương Viễn Tri trong chốc lát biến thành trắng, trong nháy mắt lại biến thành đen, khiến cho người nhìn cảm thấy kinh dị. Sau khi Tùy Dạng Đế đăng cơ có hướng đến Vương Viễn Tri hành lễ làm đệ tử và hỏi về chuyện của Thần Tiên. Lúc Tùy Dạng Đế muốn đi Dương Châu, Vương Viễn Tri có khuyên ông là không nên rời kinh thành, tuy nhiên Tùy Dạng Đế không nghe theo, kết quả là ông đã bị bộ hạ của mình phát động binh biến tại Dương Châu, treo cổ giết chết.
Lúc Đường Cao Tổ Lý Uyên còn chưa hiển đạt, Vương Viễn Tri đã âm thầm tiết lộ thiên mệnh cho ông. Năm Võ Đức thứ 4 (năm 621), lúc Thái Tông tiến vào chiếm giữ Lạc Dương, ông đã thực hiện chuyến đi đặc biệt tới Ngọc Thanh Quan ở Lạc Dương gặp trụ trì Vương Viễn Tri. Lúc đó, Thái Tông cùng Phòng Huyền Linh mặc trang phục thường dân đến bái phỏng. Ban đầu Vương Viễn Tri không nhận ra hai người, lúc nghênh đón có nói: “Trong này có thánh nhân, vị đó không phải là Tần vương sao?” Thái Tông chấn động, thấy vị cao nhân này quả đúng là danh bất hư truyền, liền dùng danh tính thật để nói chuyện. Vương Viễn Tri nói: “Sắp làm Thái Bình Thiên Tử, nhất định phải trân trọng điều tốt lành này”. Thái Tông lên ngôi, tiếp tục chính sách sùng đạo, vô cùng coi trọng Vương Viễn Tri, nghĩ sẽ ủy thác trọng trách, nhưng chỉ có đồ đệ của Vương Viễn Tri tới góp được sức trợ giúp. ‘Cựu Đường Thư – Vương Viễn Tri truyện’ có viết: “Thái Tông đăng cơ, trợ giúp gia tăng vị thế của Đạo gia, nhưng Vương Viễn Tri kiên quyết thỉnh cầu ẩn cư trong núi. Đến năm Trinh Quán năm thứ 9 (năm 635), sắc chỉ cho xây dựng đạo quán ở Nhuận Châu và Mao Sơn, cũng giúp được cho 27 người tu đạo”. Trong Tuỳ thư có viết về Vương Viễn Tri như thế này: “Hành động và bước đi đạt đến giản dị, đức nghiệp được tẩy tịnh, gạt bỏ mọi thứ nơi thế tục, chí dừng ở tu đạo”.
Cho đến năm Trinh Quán thứ 9 (năm 635), khi lời tiên tri của Vương Viễn Tri trở thành sự thực thì mọi thứ đã đi vào dĩ vãng, tuy vậy Thái Tông vẫn không quên được Vương Viễn Tri. Thế là Thái Tông đã ban bố chiếu thư, nói rõ sự tình mà bản thân nhớ nghĩ về vị cao nhân nơi thế ngoại đào viên này. Trong chiếu thư có viết: “Trẫm xưa kia tại phiên triều, sớm đã có câu trả lời, ghi nhớ ngôn từ khí khái, không quên thức tỉnh bản thân” (Cựu Đường Thư – Vương Viễn Tri truyện).
Đạo sĩ Tiết Di ở Hoạt Châu cũng hướng đến Thái Tông bí mật báo cho ông biết mệnh, vị: “Sao Đức nằm ở phần đất của Tần, Vương đương nhiên có thiên hạ, mong Vương tự trông nom coi trọng”. Đối với Tiết Di, trước khi Thái Tông đăng cơ đã trao cho ông chức vị Thái Sử Thừa, nhiều lần nhận lệnh ghi chép sử. Vào một năm Trinh Quán khoảng từ 627 đến 649, Tiết Di thượng tấu xin muốn ẩn cư tu đạo, Thái Tông đã vì ông mà “thiết lập Tử Phủ quán với Cửu Tông Sơn, bái Di trung đại phu, tới làm chủ Tử Phủ quán. Lại có sắc chỉ cho xây dựng một thanh đài ở Quan Trung, để tiện bề hỏi về những thiên tượng khó hiểu, xem là điềm báo tai họa hay sắp có sự việc chúc mừng để thuận theo chỉ điểm” (‘Cựu Đường Thư’ cuốn 191, truyện 141).
Vào năm Trinh Quán thứ 6 (năm 632), Thái Tông ra lệnh xây dựng đền Thái Thượng Lão Quân ở huyện Bặc Châu. ‘Hỗn nguyên thánh ký’ – cuốn 8 có ghi lại sự việc Thái Tông cũng tự mình tham dự và chủ trì việc nghiên cứu ‘Đạo Đức Kinh’ và thúc đẩy phát triển sự kiện này. Vào năm Trinh Quán thứ 13 (năm 639), Thái Tông hạ chiếu cho Quốc tử tế rượu Khổng Dĩnh Đạt cùng các đồ đệ Phật giáo thuần tịnh có trí huệ, cùng các đạo sĩ tại đền Thái Thượng Lão Quân tới Hoằng Văn điện để đàm luận về tam giáo Nho, Thích, Đạo. Năm Trinh Quán thứ 16 (năm 642), Cao Ly cử người đến triều đại nhà Đường học Đạo giáo, Thái Tông mệnh cho đạo sĩ Tự Đạt cùng 8 người khác truyền thụ nghĩa trong kinh sách của Đạo giáo (‘Tam Quốc sử ký – Cao Cú Lệ bản ký’).
Trong số các nước ở Tây vực kết giao với nhà Đường có nước Già Một Lộ. Vương Huyền Sách đã đến tận nơi này, quốc vương còn sai người tiến cống kỳ trân dị vật của đất nước cho ông, cũng thỉnh về tượng Thái Thượng Lão Quân và ‘Đạo Đức Kinh’. Năm Trinh Quán 21 (năm 647), Thái Tông hạ lệnh cho Huyền Trang cùng đạo sĩ Thành Huyền Anh đem ‘Đạo Đức Kinh’ phiên dịch ra tiếng Phạn, do Vương Huyền Sách đem ‘Đạo Đức Kinh’ của Lão Tử truyền vào các nước ở Tây Vực, nay là Ấn Độ (‘Cựu Đường Thư – Tây Nhung).
Đường thư ghi chép về ‘Đạo’
Thái Tông mệnh cho Ngụy Trưng cùng những nhà soạn sách khác ghi lại những thứ về Đạo gia vào trong ‘Tùy thư – kinh thư chí’, ví dụ như:
“Trong Đạo Kinh có nói Nguyên Thủy Thiên Tôn, trước khi đắc đạo, ông sinh ra ở Thái Nguyên, bẩm sinh có ‘tự nhiên chi khí’, tiến vào hư không và ngưng tụ ở nơi người khác không với tới, không ai biết khả năng cực hạn của ông. Cho nên nói Trời đất chuyển biến thành xấu, kiếp số đi tới cuối cùng, kinh Phật bị coi như không tồn tại. Cho rằng thân thể Thiên Tôn, thường tồn bất diệt. Mỗi kỳ thiên địa sơ khai, hoặc tại Ngọc Kinh (kinh đô của Thiên đế) trên trời, hoặc tại nơi hoang vu nghèo đói, người đều dùng cách bí mật mở ra kiếp sống cứu độ thế nhân. Ông cũng mở ra kiếp sống độ nhân không chỉ một lần, cho nên mới nói Duyên Khang, Xích Minh, Long Hán, Khai Hoàng chính là niên hiệu của ông. Trong khoảng thời gian này, 4,1 tỷ năm đã trôi qua. Người được độ đều là những chư Tiên có thứ bậc cao, ví như Thái Thượng Lão Quân, Thái Thượng Trượng Nhân, Thiên Chân Hoàng Nhân, Ngũ Phương Thiên Đế và các chư Tiên khác, chuyển giao cùng nhau tiếp nhận, vì thế nhân mà không ai được hưởng niềm vui nhàn nhã. Trong kinh thư cũng viết rằng ông bẩm sinh có tự nhiên chi khí, tự nhiên mà có, không phải là thứ có thể chế tạo làm ra, cũng vì vậy mà Thiên Tôn mới tồn tại bất diệt. Thiên Địa không biến đổi thành xấu, hẳn có ẩn chứa chuyện uẩn khúc, vận kiếp một khi khai mở, văn tự sẽ xuất hiện. Chỉ cần là Bát Tự đều ẩn chứa những điều thâm sâu khó hiểu của đạo, gọi là thiên thư. ‘Tự’ vừa mới một trượng, góc của ‘Bát’ đã phủ trùm lên, phát ra ánh sáng chói lọi, kinh tâm hoa mắt, mặc dù vậy, các chư Tiên trên trời cũng không thể động đến. Thiên Tôn khai mở vận kiếp cũng vậy, chính là mệnh Thiên Chân Hoàng Nhân, sửa đổi Thiên Âm mà biện giải phân tích. Bản thân Thiên Chân dựa vào hạ thấp mà hướng đến chư tiên, gián tiếp phân cấp bậc, theo thứ tự mà nhận mệnh. Chư tiên đắc được bắt đầu tiếp nhận con người. Dĩ nhiên Thiên Tôn ghi lại kinh nghiệm mỗi năm, bắt đầu khai mở kiếp, nhận pháp lý hướng đến con người, đắc được báu vật một cách bí mật, đương nhiên khi truyền thụ cũng có niên hạn. Thứ bậc cao thì đều là thần tiên lâu năm, thứ bậc thấp là thần tiên có số năm ít ỏi. Nguyên do hiện nay truyền thụ đạo cần phải qua 49 năm mới bắt đầu nhận đệ tử. Đại ý là, việc xây cất cũng cần trở về với nhân ái thanh tĩnh, tích lũy lâu ngày mà tu tập, dần dần tạo dựng được Trường Sinh, tự nhiên hóa Thần, hoặc ban ngày thành Tiên, hợp thể cùng với Đạo. Phương pháp thụ đạo của ông, ban đầu nhận ‘Ngũ Thiên văn lục’, tiếp đến thụ ‘Tam động lực’, sau đó đến ‘Động huyền lục’, cuối cùng đến ‘Thượng thanh lục’. Lục là màu vốn có của sách, các Chư Thiên Tào quan thuộc hàng danh tiếng có bao nhiêu vị, lại còn có các phù hiệu đan chéo nhau trong đó, văn chương khác lạ, thế nhân không thể xem được. Người được thu làm đệ tử trước tiên cần trai giới thuần khiết, sau đó tiến bước vào vòng vàng 1, cùng với lễ vật ra mắt rồi mới đến diện kiến Sư phụ. Sư phụ nhận lễ vật, dùng sách màu xanh để giảng dạy, dựa vào phân định vòng vàng, đặc biệt lặng lẽ coi sóc, lời nói coi như sự hẹn ước. Đệ tử đắc được sách xanh, im lặng mà ghi nhớ”. ( ‘Tùy thư’ quyển 35 ‘Kinh đệ tam thập’)
(Còn tiếp…)
- Xem trọn bộ Thiên cổ anh hùng
- Xem trọn bộ Đường Thái Tông Lý Thế Dân
Theo Epoch Times
San San biên dịch