Đường Thái Tông đã lệnh cho Diêm Lập Bản vẽ 24 vị công thần tại Lăng Yên các, rồi viết lưu niệm một cách trang trọng. Họ toàn là bậc chân nhân lớn nhỏ và Thái Tông cũng thường đến thăm nơi này để tưởng nhớ.
Lăng Yên vốn là tòa lầu nhỏ bên cạnh điện Tam Thanh trong nội cung. Tháng 2 năm Trinh Quán 17, Thái Tông tưởng nhớ đến những vị công thần đã sát cánh cùng ông mở ra triều đại nhà Đường, trong đó có một số vị đã qua đời, còn một số người nữa thì đã già nua. Ông đã lệnh cho Diêm Lập Bản vẽ 24 vị công thần tại Lăng Yên các, rồi viết lưu niệm một cách trang trọng. Họ toàn là bậc chân nhân lớn nhỏ và Thái Tông cũng thường đến thăm nơi này để tưởng nhớ.
‘Chiếu lệnh vẽ công thần tại Lăng Yên các’ của Thái Tông
“Tự cổ hoàng vương đều ôm lòng sùng kính công đức, ghi tên lên chung đỉnh, vẽ hình lưu vào sử sách. Những bậc lương tá tốt lành, lân các ghi lại mỹ đức của họ; dựng sân khấu công thần, vân đài ghi danh kỳ tích. Tư Đồ Triệu Quốc Công Vô Kỵ, cố Tư không Đô Đốc Dương Châu, Hà Nhàn Nguyên Vương Hiếu Cung, cố Tư không Lai Quốc Văn Thành Công Như Hối, cố Tư không Tương Châu Đô Đốc Thái tử Thái sư Trịnh Quốc Văn Trinh Công Chinh, Tư không Lương Quốc Công Nguyên Linh, Khai Phủ Nghi Đồng Tam ti Thượng thư Hữu Phó xạ Thân Quốc Công Sĩ Liêm, Khai Phủ Nghi Đồng Tam ti Ngạc Quốc Công Kính Đức, Đặc tiến Vệ Quốc Công Tĩnh, Đặc tiến Tống Quốc Công Vũ, cố Phụ Quốc Đại Tướng quân Dương Châu Đô Đốc Bao Trung Tráng Công Chí Huyền, Phụ Quốc Đại Tướng quân Quỳ Quốc Công Hoành Cơ, cố Thượng thư Tả Phó Xạ Tương Trung Công Thông, cố Thiểm Đông Đạo Đại Hành Thai Thượng Thư Hữu Phó Xạ Vân Tiết Công Khai Sơn, cố Kinh Châu Đô Đốc Tiêu Tương Công Sài Thiệu, cố Kinh Châu Đô Đốc Bi Tương Công Thuận Đức, Lạc Châu Đô Đốc Vân Quốc Công Trương Lượng, Quang Lộc Đại Phu Lại Bộ Thượng Thư Trần Quốc Công Hầu Quân Tập, cố Tả Kiêu Vệ Đại Tướng quân Đàm Tương Công Trương Công Cẩn, Tả Tĩnh Quân Đại Tướng Quân Lô Quốc Công Trình Tri Tiết, cố Lễ Bộ Thượng Thư Vĩnh Hưng Văn Ý Công Ngu Thế Nam, cố Hộ bộ Thượng thư Du Tương Công Lưu Chính Hội, Quang Lộc Đại phu Hộ bộ Thượng thư Cử Quốc Công Đường Kiệm, Quang lộc Đại phu Binh bộ Thượng thư Anh Quốc Công Lý Tích, cố Từ Châu Đô Đốc Hồ Tráng Công Tần Thúc Bảo cùng những người khác: Hoặc bậc nhân tài lương đống quốc gia, mưu kế vang xa, màn trướng kỷ cương, hình mẫu nghiệp bá kinh luân; hoặc học giả tổng hợp kinh thư, soi sáng rạng rỡ quy phạm đạo đức, cùng trí hướng loại bỏ điều vi phạm pháp luật, trung thành chính trực như vầng dương sáng chói; hoặc kiệt lực dưới lá cờ khởi nghĩa, phó thác chân thành làm phiên chắn bảo vệ, một lòng bày tỏ khí tiết, thắng trăm trận khiến người kinh ngạc; hoặc miếu đường được cúng tế, phương diện lợi ích lãnh thổ, gánh vác trọng trách mang chở rực rỡ, truyền bá ý chỉ của vua đến nơi xa. Đồng thời truyền rộng văn tự. Vất vả làm thầy nơi đất khách, trợ giúp khai sáng cảnh nghiệp, giúp đỡ thuần hóa hưng thịnh yên bình. Công tích phong phú tốt tươi đáng được ghi nhận, được xếp vào hàng áo mũ, ngôn luận thẳng ngay hợp với đạo, kiềm chế quan chức, trở thành những tấm gương sáng khiến thế hệ sau học theo. Thích hợp liệt vào danh sách làm điển tích, lệnh dựng hình mẫu to lớn. Có thể vẽ tranh đặt tại Lăng Yên các, ngõ hầu tưởng nhớ công lao, không từ chối với tải chở trước đây; làm cờ khen người hiền hiểu đạo nghĩa, vĩnh viễn lưu truyền hậu thế”.
Thái Tông từng viết thơ cho về các công thần tại Lăng Yên các, ví dụ như ‘Phú thu nhật huyền thanh quang tứ Phòng Huyền Linh’:
Thu lộ ngưng cao chưởng, triêu quang thượng thúy vi.
Tham soa lệ song khuyết, chiếu diệu mãn trọng vi.
Tiên ngự tùy luân chuyển, linh ô đái ảnh phi.
Lâm ba vô định thải, nhập khích hữu viên huy.
Hoàn đương quỳ hoắc chí, khuynh diệp tự tương y.
Tạm dịch: ‘Phú ngày thu nhớ nghĩ đức sáng thanh liêm ban tặng Phòng Huyền Linh’
Sương thu ngưng cao chưởng, chiếu quang thượng núi xanh.
Tham soa lệ song khuyết, chiếu diệu mãn trọng khoa cử.
Tiên ngự tùy luân chuyển, linh ô mang ảnh phi.
Phỏng theo sóng màu vô định, nhập khích hữu viên huy.
Hoàn đương chí ngưỡng vọng hương thơm, khuynh diệp tự nương tựa nhau.
Bài thơ nhất cú ‘Tứ Tiêu Vũ’ của Thái Tông:
Tật phong tri kính thảo,
Bản đãng thức thành thần.
Dũng phu an thức nghĩa,
Trí giả tất hoài nhân.
Tạm dịch: ‘Ban thưởng Tiêu Vũ’
Gió mạnh mới biết cỏ cứng,
Hỗn loạn biết thần trung thành.
Dũng phu an thức nghĩa,
Trí giả tất nhiên nhớ lòng nhân.
Chỉ khi có minh quân thì hiền thần mới có đất dụng võ. Quân hiền thần lương của Đại Đường đã viết nên vô số giai thoại. Ý chí Thái Tông vô cùng rộng lớn như biển dung nạp trăm sông. Khi còn chiến tranh, đối với võ tướng chiêu hàng, quan văn, người ở các dân tộc khác nhau, Thái Tông đều đối đãi chân thành thẳng thắn, ân lễ có thừa. Đối với các tôn giáo khác nhau, ông dành cho sự tự do thật lớn, hơn nữa còn trợ giúp phát triển. Đối với những lời can gián của trung thần, ông khiêm cung lắng nghe.
Sau khi Thái Tông đánh bại Tiết Nhân Cảo, ông vẫn ra lệnh cho anh em của Tiết Nhân Cảo và các tướng soái cấp dưới như Tông La Hầu, Địch Trường Tôn cùng những tướng khác tiếp tục suất lĩnh binh lính đã đầu hàng. Thái Tông cùng họ cưỡi ngựa bắn cung, không có ngăn cách. Những quân binh đầu hàng đều cảm ơn sự khoan hồng độ lượng của Thái Tông, cũng tăng thêm uy thế của Thái Tông, sẵn lòng dùng tính mạng để đền đáp.
Thái Tông đánh bại Tống Kim Cương, Tầm Tương và Uất Trì Kính Đức đầu hàng Thái Tông, Tầm Tương ngược lại đã tạo phản, các tướng lĩnh khác bắt nhốt Uất Trì Kính Đức. Trong ‘Tân Đường thư – Uất Trì Kính Đức truyện’ có viết rằng, Uất Trì kính Đức là người nhanh nhẹn dũng mãnh, hiện tại bắt ông ta, sự nghi ngờ phản loạn vô căn cứ đã hình thành, không mau mau giết hắn thì sẽ hối hận không kịp. Thái Tông nói: “Không thể như vậy. Uất Trì Kính Đức nếu như phản loạn thì liệu còn ở lại sau khi Tầm Tương rời đi?” Thế là thả ông ta, hơn nữa còn dẫn đến phòng riêng để gặp mặt và nói: “Đại trượng phu dùng nghĩa khí mà hứa, trở ngại nhỏ không đáng để tâm, ta nhất định sẽ không vì dèm pha mà hại trung lương”. Thế là Thái Tông ban cho Kính Đức một ít vàng bạc và nói: “Nếu ngươi nhất định phải rời đi, đem theo cái này làm lộ phí”.
Một hôm Thái Tông cùng tướng lĩnh khác săn bắn ở Du Khoa thì bất ngờ gặp Vương Thế Sung dẫn mấy vạn binh tới khiêu chiến. Đan Hùng Tín là mãnh tướng của Vương Thế Sung đã cưỡi ngựa xông thẳng tới chỗ Tần Vương, ngay lập tức Uất Trì Kính Đức thúc ngựa hô to vọt tới đâm ngang, theo đó Đan Hùng Tín ngã xuống, Uất Trì Kính Đức yểm hộ Thái Tông lui về, lại dẫn theo binh lính quay lại tác chiến khiến cho Vương Thế Sung đại bại. Thái Tông nhìn Uất Trì Kính Đức nói: “Gần đây tất cả mọi người cho rằng ngươi phản bội ta, ta duy chỉ có bảo đảm ngươi, cũng không có ý tứ gì khác, nhưng vì cái gì mà thiện báo đối với ta đến nhanh như vậy chứ?” Uất Trì Kính Đức cảm ơn Thái Tông bằng tấm lòng thẳng thắn vô tư, trở thành phụ tá đắc lực trợ giúp Thái Tông, trước sau như một, Lăng Yên các treo cao tên tuổi anh hùng.
Vào ngày đầu tiên sau khi sự biến Huyền Vũ Môn, Phùng Lập và Tạ Thúc Phương nguyên là tướng lĩnh của Đông Cung cũng tự động ra đầu hàng. Sau khi Tiết Vạn Triệt bỏ trốn, Thái Tông nhiều lần nói rõ vời mọi người rằng Vạn Triệt sẽ quay lại nhậm chức. Thái Tông nói: “Người có thể trung thành với chủ của mình thì họ cũng chính là nghĩa sĩ đấy!” Họ đều nên được miễn xá. Lúc trước, Ngụy Trưng thường xuyên khuyên bảo Thái tử Kiến Thành sớm loại bỏ Tần vương. Sau khi Kiến Thành bại vong, Thái Tông đã truyền triệu Ngụy Trưng đến hỏi: “Ngươi vì cái gì mà châm ngòi cho mối quan hệ anh em chúng ta chứ?” Tất cả mọi người đều lo lắng cho Ngụy Trưng nhưng ông lại thản nhiên đáp: “Nếu như Thái tử đã qua đời sớm nghe lời khuyên của ta, chắc chắn sẽ không có tai họa hôm nay”. Xưa nay Thái Tông là người coi trọng bậc kỳ tài, không tính toán hiềm khích lúc trước, dùng lễ đối đãi, cũng thấy ông có bản tính ngay thẳng, để cho ông làm Gián nghị đại phu, sau lại thăng cho ông lên làm Tể tướng, cũng kính nghe can gián, quân thần đối đãi thẳng thắn thành khẩn. Cuối cùng trở thành một công thần trong 24 vị công thần được vẽ tranh treo ở Lăng Yên các.
Hầu Quân Tập vì tham ô mục nát mà bị bắt giam, lòng mang bất mãn, lôi kéo công thần khác là Trương Lương cùng tạo phản. Trương Lương mật báo với Thái Tông, Thái Tông lại nói: “Ngươi cùng với Quân Tập đều là công thần, hôm nay Quân Tập nói việc này với một mình ngươi, nếu để hai người đối chứng, Quân Tập nhất định sẽ không thừa nhận, vậy ta nên tin ai?” Thế là không đề cập đến việc này, đối đãi với Hầu Quân Tập vẫn như trước kia.
Sau đó, khi Hầu Quân Tập tạo phản bị bắt, Thái Tông đích thân thẩm vấn nói: “Ngươi là công thần quốc gia, ta không nghĩ tưởng lại nhận được đơn tố cáo nhục nhã về ngươi, vì vậy cần đích thân tìm hiểu sự tình”. Chứng cứ vô cùng xác thực, Thái Tông lại triệu tập văn võ bá quan nói: “Quân Tập có công với nước, ta cầu xin tha cho ông ấy một mạng, chư vị có thể đáp ứng không?” Quần thần đều nói: “Tội của Quân Tập, Trời đất không thể tha”. Tạo phản vốn là tội diệt tộc, nhưng Thái Tông lại niệm tình Quân Tập từng có công với nước, tha mạng cho vợ con ông. Trước khi bị tử hình, Thái Tông đã rơi lệ từ biệt nói: “Ta làm khanh không còn ở Lăng Yên các được nữa rồi”.
Sau khi Thái Tông đăng cơ, có một đoạn thời gian tâm thần không yên, thân thể mang bệnh khó chống đỡ. Uất Trì Kính Đức cùng Tần Thúc Bảo chủ động mặc áo giáp ra trận, tay cầm roi thép, tại cửa cung làm tùy tùng bảo vệ cho Thái Tông. Thái Tông bị bệnh thì tự mình làm quan gác cửa, canh cho đến khi sức khỏe của Thái Tông hồi phục. Thái Tông nhìn thấy hai tướng gác cửa hằng đêm, trong tâm không đành lòng, liền sai người họa hình ảnh toàn thân của hai người rồi dán ở cửa cung, hiệu quả cũng đồng dạng. Từ đó về sau, dân gian coi hai người họ như là môn thần, đem ảnh của hai người dán ở trước cửa. Đây cũng là nguồn cơn xuất hiện phong tục dán môn Thần phong khí.
(Còn tiếp…)
- Xem trọn bộ Thiên cổ anh hùng
- Xem trọn bộ Đường Thái Tông Lý Thế Dân
Theo Epoch Times
San San biên dịch