Thái Tông thuộc lòng binh pháp, tâm không mơ hồ, xem xét thời thế, không thể không thắng, lấy được chiến công cao, trên chiến trường đã tạo ra nhiều kỳ tích và trở thành bậc tướng quân luôn luôn thắng trận. Tuy vậy ông cũng chỉ để lại một chút ít về luận binh pháp của mình.
Khắc chế Tiết Duyên Đà
Tiết Duyên Đà nằm ở Mạc Bắc. Ban đầu bộ tộc này sống du mục xung quanh lưu vực sông Tula ở Mạc Bắc và lệ thuộc vào tộc người Đột Quyết. Vào năm Trinh Quán thứ 2, Tây Đột Quyết xảy ra nội loạn, vì vậy mà hãn quốc Tiết Duyên Đà được thành lập, xây dựng nha trướng tại Đại mạc Úc Đốc Quân Sơn (nay thuộc núi Hàng Ái của Mông Cổ), có địa vị ngang hàng với Đông Đột Quyết, cũng thực hiện việc tiến cống và trở thành một phiên chắn của Nhà Đường ở Mạc Bắc. Sau khi Đông Đột Quyết diệt vong, Chân châu khả hãn Di Nam của Tiết Duyên Đà tiếp quản cố thổ của Đông Đột Quyết. Bề ngoài Tiết Duyên Đà thần phục triều Đường, tuy nhiên họ lại âm thầm mở rộng lực lượng của chính mình. Vào năm Trinh Quán thứ 13 (năm 639), Thái Tông tính toán muốn khôi phục lại Đông Đột Quyết, lập Sĩ Lực Bật khả hãn A Sử Na Tư Ma, để chống lại việc Tiết Duyên Đà nổi dậy. Vì muốn ngăn Đông Đột Quyết đứng vững chân, Tiết Duyên Đà đã nhiều lần giao chiến với A Sử Na Tư Ma.
‘Bình Tiết Duyên Đà hạnh linh châu chiếu’ (Chiếu lệnh lập châu linh hoạt để bình định Tiết Duyên Đà) của Thái Tông
“Trẫm văn huân hiểm cường bạo, lịch đại bằng lăng, kết hối quan đô, ngưng phân đại mạc. Gia sơn trạch dã, thì thú tụ nhi cầm phân; mạc thuế lư chiên, sạ phong truân nhi nghĩ tập. Thối nhân lợi bão, tiến vi tài cơ, tiền vương tệ kỳ tham tàn, trung hạ đạn kỳ tiến thực. Nhiên nhi tam sách đoản lự, phi vi ngự khấu chi phương; thiên lý trường thành, khởi vị tĩnh biên chi kế. Cố dĩ bách vương mỹ phục, thiên cổ bất tân, chủng lạc thực phồn, gian hồi khổng sí. Vũ đức chi tế, ẩm mã vị tân; Trinh Quán chi sơ, cảm tư lăng bức. Trẫm tái hoài khảng khái, mệnh tướng xuất sư, kỳ cổ nhất lâm, sa mạc đại định. Tuyết Kính Dương chi Chu sỉ, báo Bạch Đăng chi Hán thù. Tiệt Hãn Hải dĩ khai trì, lung thiên sơn nhi trúc uyển… Duyên Đà ác tích họa doanh, kim nhật di diệt… Quan tặc thử thế, hà năng tự toàn. Kim bất thừa ky, khủng di hậu hối, cố dục tạm vãng Linh Châu, thân tự chiêu phủ. An biên tĩnh loạn, hạ cố manh cơ, nhất quỹ đồng văn, vĩnh hoành gia nghiệp. Sử vạn lý chi ngoại, bất hữu bán phong; bách quận chi trung, do vô nhất thú. Vĩnh tuyệt trấn phòng chi dịch, khởi phi lê nguyên nhạc kiến…”
Ý của Thái Tông muốn nói: Ta nghe nói dân tộc Hung Nô tàn bạo, tham tài vong nghĩa, không dễ thống trị họ, ngay cả sách lược cai trị của Tần Hán cũng không có hiệu quả. Họ chưa bao giờ thật sự thần phục triều đình Hoa Hạ. Thời Cao Tổ, tiến đến gần sông Vị Thủy; đến đầu thời Trinh Quán mới có can đảm khoe sức khoe tài. Mệnh ta chủ tướng xuất binh ra trận, cờ trống đồng loạt khai mở, vùng sa mạc rộng lớn sẽ được định lại cục diện. Rửa sạch nỗi sỉ nhục ở Kính Dương vì Chu Tuyên Vương không thể tiêu diệt được dân tộc Hung Nô, đáp trả lại mối thù mà Hán Cao Tổ bị tộc Hung Nô vây khốn ở Bạch Đăng Sơn, thống nhất Mạc Hải. Tiết Duyên Đà có tội ác chồng chất, nay cần phải tiêu diệt. Ngày trước ta tạm đem quân hướng tới Linh Châu, đích thân chiêu an. Biên giới yên ổn không có loạn, gia nghiệp vĩnh viễn to lớn, một lần vất vả suốt đời nhàn nhã.
Để bảo vệ Đông Đột Quyết, Thái Tông lệnh cho Lý Thế Tích tấn công Tiết Duyên Đà vào năm Trinh Quán thứ 15 (năm 641), cuối cùng đã giành được thắng lợi. Tuy nhiên, vào năm Trinh Quán thứ 18 (năm 644), nhân dịp Thái Tông thân chinh thảo phạt Cao Câu Lệ, quân của Tiết Duyên Đà bắt đầu tấn công, đánh bại Đông Đột Quyết, khiến cho A Sử Na Tư Ma phải trốn về Vân Châu. Sau đó Cao Câu Lệ tìm tới Tiết Duyên Đà nhờ viện trợ, nhưng Di Nam lại muốn tránh đối đầu trực tiếp với nhà Đường. Năm Trinh Quán thứ 19 (năm 645), sau khi Di Nam qua đời, con trai của ông ta là Đa Di khả hãn Bạt Chước bắt đầu mở màn trực tiếp giao chiến với quân Đường. Năm Trinh Quán thứ 20 (năm 646), sau khi quân Đường phản kích đã đánh bại Bạt Chước, Thiết Lặc và Hồi Hột cùng các bộ lạc khác phụ thuộc vào Tiết Duyên Đà cũng xuất binh giết chết Bạt Chước. Anh trai của Bạt Chước là Y Đặc Vật Thất khả hãn Đốt Ma hướng đến quân Đường xin đầu hàng, vì vậy Tiết Duyên Đà tới đây đã diệt vong.
Thái Tông đã cho lập 6 phủ 7 châu ở Thiết Lặc. 6 phủ bao gồm: Hãn Hải phủ (tức Hồi Hột), Kim Vi phủ (Phó Cốt), Yến Nhiên phủ (Đa Lạm Cát), Lô Sơn phủ (Tư Kết), Quy Lâm phủ (Đồng La), U Lăng phủ (Bạt Dã Cổ). 7 châu gồm: Cao Lan châu (Hề Kết), Cao Khuyết châu (Hộc kết), Kê Lộc châu (Hề kết), Kê Điền châu (A Điệt), Du Khê châu (Khế Bật), Trệ Lâm châu (Tư Kết Biệt Bộ), Điền Nhan châu (Bạch Tập). Do Yến Nhiên Đô hộ phủ quản lý, dựng trụ sở ở chân núi Âm Sơn (nay Cẩm Hậu Kỳ ở Nội Mông), quản lý vùng biên giới phía Đông từ dãy núi Đại Hưng An, phía Tây đến núi A Nhĩ Thái, phía Nam đến sa mạc Gobi, phía Bắc đến Bối Gia Nhĩ Hồ, toàn bộ vùng cao nguyên Mông Cổ.
Ở phía Bắc, nhà Đường thành lập An Bắc Đô hộ phủ tại Mạc Bắc và thiết lập Đan Vu Đô hộ phủ tại Mạc Nam, kiến lập Nam Chí La Phục châu (nay là Hà Tĩnh Việt Nam), phía Bắc bao gồm cả Huyền Khuyết châu (sau đổi tên thành Dư Ngô châu, nay là khu An Gia Lạp Hà), phía Tây đến An Tức châu (nay Ô Tư Biệt Khắc Tư Thản Bố Cáp Lạp), phía Đông tiếp giáp với Ca Vật châu (nay là Thông Hóa Cát Lâm), lãnh thổ bao la rộng lớn.
Tại khu vực Tây Bắc, triều đình nhà Đường thiết lập Tây Y châu ở Y Ngô Thất thành, bắt đầu giao thương ở Tây Vực. Năm Trinh Quán thứ 19 (năm 645), Đường triều đã cho dời An Tây Đô hộ phủ đến Quy Tư.
Tại vùng Đông Bắc, năm Trinh Quán thứ 19 (năm 645), sau khi Thái Tông chinh phạt Cao Câu Lệ, năm 688, Đường Cao Tông liên hợp với Tân La diệt Cao Câu Lệ và thiết lập An Đông Đô hộ phủ.
Vào năm Trinh Quán thứ 22 (năm 648), có một đoạn thời gian xảy ra cuộc chiến tranh giữa nhà Đường với Ấn Độ. Vương Huyền Sách với tư cách là sứ giả triều Đường thực hiện đi sứ tới Ấn Độ. Đúng lúc đó đại thần Na Phục Đế A La Na Thuận của nước Thiên Trúc soán vị nên đã bắt cóc sứ giả triều Đường. Vương Huyền Sách đã một mình chạy trốn đến dân tộc Thổ Phiên, mượn binh của dân tộc Thổ Phiên và quân Ni Bạc Nhĩ tiến đánh Ấn Độ. Sau 3 ngày giao chiến liên tục, quân đội của Ấn Độ đã đại bại. Quân Đường chém đầu hơn 3 ngàn quân địch, ước khoảng một vạn người Ấn Độ chiết đuối. A La Na Thuận bỏ thành chạy trốn, phó sứ Tương Sư Nhân đã đuổi theo và bắt được ông ta. Ngoài ra, hơn 12 ngàn người nam nữ bị bắt làm nô lệ, thu về trâu ngựa hơn 3 vạn con.
Kể từ khi Tần Thủy Hoàng quét ngang 6 nước và thống nhất thành Đại Tần; Hán Vũ khai thông với Tây Vực, dẹp yên Mạc Bắc; Nguy Vũ vung roi, thẳng hướng Ô Hoàn; Tôn Quyền Chu Du, hưng kiến Giang Nam; Lưu Bị Gia Cát, thu phục man di; Thái Tông Đại Đường, thời kỳ Trinh Quán huy hoàng, bản đồ Hoa Hạ rộng lớn tới mức chưa từng có. Đông tiếp cận bán đảo Triều Tiên, Tây kéo dài tới bờ biển Aral, phía Nam mở rộng tới biên giới Việt Nam, phía Bắc tiếp cận với Siberia, rộng lớn hơn nhiều so với bản đồ hiện tại của Trung Quốc. Hoàng triều nhà Đường, quân lâm tứ hải, uy chấn bát phương.
Binh pháp Thái Tông
Vị vương của thế giới, Thành Cát Tư Hãn có đại lược âm thầm dùng binh, chiến không thể không thắng, công không thể không khắc, thống nhất vùng đại mạc, Âu Á phục theo. Không chỉ có vậy, ông còn ân cần khuyên bảo dũng sĩ Mông Cổ như Hoa Mộc Lê, Xích Lão Ôn, Bác Nhĩ Hốt, Bác Nhĩ Thuật, tức ‘Mông Cổ tứ kiệt’: “Khát vọng an bang định quốc, tất nhiên cần hiểu được binh pháp Đường Tông (Đường Thái Tông)”.
Thái Tông chinh chiến không chỉ dựa vào lòng dũng cảm của bản thân. Trong chỉ huy quân, ông vô cùng nghiêm cẩn, bày trận tinh chuẩn, lâm địch ứng biến, liệu địch như thần, dùng binh thần kỳ, chiến thuật đa dạng, chiến lược cao siêu, thích hợp chuẩn xác, cộng thêm ý trời, trợ giúp ông bách chiến bách thắng, khai sáng vương triều Đại Đường.
Thái Tông thuộc lòng binh pháp, tâm không mơ hồ, xem xét thời thế, không thể không thắng, lấy được chiến công cao, trên chiến trường đã tạo ra nhiều kỳ tích và trở thành bậc tướng quân luôn luôn thắng trận. Tuy vậy ông cũng chỉ để lại một chút ít về luận binh pháp của mình. Thành Cát Tư Hãn từng nói rằng rằng ‘Đường Tông binh pháp’ tức là hậu thế truyền lại ‘Đường Thái Tông Lý Vệ Công vấn đối’. Lý Vệ Công chính là Lý Tĩnh.
Lý Tịnh chính là một trong 24 vị công thần được vẽ tranh treo tại Lăng Yên các. Ông là người đứng vị trí thứ 8. Khi Thái Tông còn là Tần Vương, ông đã trợ giúp Thái Tông lấy được giang sơn Đại Đường. Sau khi Thái Tông đăng cơ, ông được bổ nhiệm làm chủ soái, mấy lần xuất chinh. Ông là một vị tướng hiếm hoi của nhà Đường có văn võ đại tài, là người lập nhiều chiến công hiển hách giúp triều Đường thống nhất thiên hạ và mở rộng biên cương. Đường Thái Tông từng nhận xét về Lý Tịnh như sau: “Thượng thư Phó xạ Đại Quốc Công Tĩnh, khí thức rộng rãi, phong độ xung xa, sớm thân kỳ ngộ, từ đầu đã tỏ rõ lòng trung thành, tận lực khai mở vận mệnh, cống hiến thành tích biên cương, Nam định Kinh Dương, Bắc thanh Sa Tắc, uy của triều đình vang xa, công lao sự nghiệp thành công”. Vào năm đầu Thượng Nguyên (năm 760), Đường Túc Tông đã liệt Lý Tịnh vào hàng ngũ 10 vị tướng nổi danh trong lịch sử, cũng xứng được dâng lễ kính ở Võ Thành Vương (miếu Khương Thái Công).
Binh pháp “Đường Thái Tông Lý Vệ Công vấn đối’ được chia thành 3 cuốn, cuốn thượng, cuốn trung và cuốn hạ, dựa vào hình thức thảo luận vấn đáp giữa Thái Tông và Lý Tịnh để nói về binh thư kim cổ, sách lược chiến tranh, danh gia chiến lược, tinh túy binh pháp của chiến thần binh thánh tướng Khương Thái Công, Tư Mã Pháp, Tôn Vũ, Hàn Tín, Tào Tháo, Gia Cát Lượng…, được bao quát trong 98 câu hỏi đáp; cũng làm vinh dự cho tư tưởng quân sự cổ kim, đưa ra lý luận quân sự mới, cho nên được các triều đại trước đây đánh giá cao. Đới Thiểu Vọng thời Nam Tống có nhận xét trong cuốn ‘Tương giám luận đoạn’ như sau: “Hưng phế được mất, công việc tình thực, thuật pháp binh gia, mỗi cử động đều rất minh tỏ, đều có thể trở thành quy phạm cho hậu thế”. ‘Đường Thái Tông Lý Vệ Công vấn đối’ có hơn vạn chữ, bởi vì độ dài bài viết có hạn, nên không thể đưa nội dung vào bài viết này.
Vào năm Nguyên Phong thứ 3 của Hoàng đế Thần Tông triều đại Bắc Tống (năm 1018), ‘Đường Thái Tông Lý Vệ Công vấn đối’ được khâm định là kinh điển binh thư, được liệt vào trong ‘Vũ Kinh thất thư’ với tư cách là tài liệu giảng dạy khoa cử võ học. ‘Vũ Kinh thất thư’ gồm 7 cuốn binh pháp là ‘Binh pháp Tôn Tử’, ‘Binh pháp Ngô Tử’, ‘Lục thao’, ‘Tư Mã pháp’, ‘Tam lược’, ‘Úy Liễu tử’, ‘Đường Thái Tông Lý Vệ Công vấn đối’, biên soạn lại mà thành. Triều đại Bắc Tống đã chọn ra từ hơn 340 cuốn sách binh thư cổ của Trung Quốc phổ biến lúc bấy giờ biên soạn thành kinh điển võ học. Sau khi ‘Vũ Kinh thất thư’ được ban hành, cuốn sách đã trở thành bộ sách giáo khoa cơ bản cho các trường quân sự và các kỳ thi võ thuật từ thời nhà Tống đến nay. Triều đại Nam Tống quy định võ sinh bắt buộc phải học binh pháp.
Hoàng đế khai quốc nhà Minh, Chu Nguyên Chương đã ra lệnh cho Bộ binh khắc in cuốn ‘Vũ Kinh thất thư’, phân phát cho các quan chức có liên quan và các tướng lĩnh cao cấp cùng con cháu của hoàng thất nghiên cứu. Ấn bản ‘Vũ Kinh thất thư’ thời nhà Tống đã bị Nhật Bản mua mất. Từ thế kỷ 17 đến nay đã xuất hiện nhiều tái bản, bản phiên dịch cùng bản chú giải về cuốn sách này.
(Còn tiếp…)
- Xem trọn bộ Thiên cổ anh hùng
- Xem trọn bộ Đường Thái Tông Lý Thế Dân
Theo Epoch Times
San San biên dịch