Thời kỳ Đại Đường là thời văn hóa thần truyền cường thịnh của Trung Quốc; đối với thế giới mà nói, sự phát triển văn hóa phồn vinh của Đại Đường ở thời điểm này đáng được gọi là có một không hai.
Thơ ca là thành tựu văn học phát triển nhất vào thời Đường. ‘Toàn Đường thi’ được biên soạn vào thời nhà Thanh bao gồm 48 ngàn bài thơ của hơn 2 ngàn tác giả. Vào đầu thời nhà Đường, thi nhân có ‘Sơ Đường tứ kiệt’ gồm các nhà thơ như: Vương Bột, Dương Quýnh, Lô Chiếu Lân, Lạc Tân Vương. Thời Nhà Đường thịnh thế, thi tiên Lý Bạch đã giúp cho thơ Đường đạt đến đỉnh cao huy hoàng.
Vào thời đầu nhà Đường, người mở đầu cho nghệ thuật hội họa là Diêm Lập Bản và Diêm Lập Đức. Diêm Lập Bản cũng là họa sĩ vẽ 24 vị công thần tại Lăng Yên Các. Sau thời thịnh thế của nhà Đường, Ngô Đạo Tử được gọi là ‘Họa thánh’, giúp cho nghệ thuật vẽ tranh thời Đường đạt đến đẹp hơn nữa.
Thực tế cho thấy bích họa thời Đường rất phát triển. Nghệ thuật vẽ bích họa và điêu khắc trong những bức họa nổi tiếng tại hang Mogao cho thấy kỹ thuật vẽ đã đạt đến đỉnh cao vào thời nhà Tùy và nhà Đường. Thời kỳ này cũng liên tiếp xuất hiện các nhà thư pháp. Âu Dương Tuân, Ngu Thế Nam là những nhà thư pháp nổi tiếng thời đầu nhà Đường. Khải thư của Âu Dương Tuân, bút lực nghiêm chỉnh, đã thể hiện rõ nét trong tác phẩm nổi tiếng ‘Cửu thành cung lễ tuyền minh’, tự mình hình thành một thể riêng biệt. Tác phẩm viết thư pháp theo lối khải thư của Ngu Thế Nam được nhiều người biết đến như ‘Khổng Tử miếu đường bi’, ‘Nhữ Nam công chủ mộ chí’, ‘Mô lan đình tự’ …
Âm nhạc và vũ đạo thời Đường cũng rất phát triển. Tại cung đình, Thái Tông có thực hiện buổi biểu diễn âm nhạc vũ đạo với quy mô lớn, chẳng hạn như 120 người cùng một chỗ biểu diễn ‘Tần vương phá trận nhạc’, được nhiều người biết đến.
Dược vương Tôn Tư Mạc sáng tác ‘Thiên kim yếu phương’ cùng với ‘Thiên kim dược phương’, nói về vấn đề căn bản của thuốc, bí quyết khám và chữa bệnh, phương pháp châm cứu, thuật dưỡng sinh, là bộ sách thuốc hiếm có trên đời.
Kiến trúc thời Đường được quy hoạch ngay ngắn, quy mô hùng vĩ. Kinh đô Trường An và đông đô Lạc Dương đều là những kiến trúc kinh điển trong lịch sử. Quy hoạch kiến trúc của hai kinh đô này cũng trở thành kiểu mẫu cho quy hoạch đô thị sau này. Vào thời điểm đó, thủ đô của các nước láng giềng như An Kinh của Nhật, Kim Thành của Tân La, Bình Nhưỡng của Cao Câu Lệ và phủ đô Thượng Kinh Long Tuyền của nước Bột Hải đều phỏng theo kiến trúc Trường An mà kiến tạo.
Thương mại và giao thông đô thị của Đại Đường so với thế giới thì vô cùng phát triển vào thời điểm đó. Giao thông đường bộ lấy Trường An làm trung tâm mà kiến tạo các con đường tỏa đi khắp cả nước. Đường thủy dựa vào kênh đào Nam Bắc làm chủ. Trên khắp cả nước đều có các trạm giao thông trên bộ và đường thủy. Giao thông tiện lợi và chế độ quản lý đều cung cấp điều kiện thuận lợi cho kết giao quốc tế. Bốn phương đường thủy và đường bộ đều thông suốt, hơn nữa còn mở rộng thêm đường biển… Đương thời 3 tuyến đường biển liên thông với Nhật Bản, từ Việt Nam Quảng Châu mở ra các nước ở Đông Nam Á, Tây Á và Ai Cập.
Đại Đường có sự giao lưu kinh tế, văn hóa sâu rộng với Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á, Nam Á, đặc biệt văn hóa Nhật Bản chịu ảnh hưởng lớn từ văn hóa thời Đường.
Phúc trạch tứ phương
Những tư tưởng văn hóa tiên tiến, đời sống xã hội và các khía cạnh khác của Đại Đường đều du nhập vào Nhật Bản, tạo ra sức ảnh hưởng không thể đo lường được. Trong đó, ảnh hưởng lớn nhất là cuộc “Cải cách Đại Hóa” ở Nhật Bản vào năm Trinh Quán thứ 20 (năm 646). Vào ngày 19 tháng 6 năm 645 sau Công Nguyên, Thiên vương Hiếu Đức tuyên bố rằng Nhật Bản sẽ học theo Trung Quốc thành lập niên hiệu và định niên hiệu là ‘Đại Hóa’. Năm 645 sau Công Nguyên là năm đầu Đại Hóa. Vào ngày mồng một tháng giêng âm lịch năm Đại Hóa thứ hai ( năm 646), Thiên vương Hiếu Đức ban bố ‘Cải tân chi chiếu’, chính thức bắt đầu thực hiện cải cách, lịch sử gọi sự kiện này là ‘Cải cách Đại Hóa’. Sự kiện này còn được gọi là ‘Ất tị chi biến’, phái cách tân lấy chế độ pháp lệnh triều Đường làm nền tảng, xem xét các tập tục cũ của Nhật Bản, tiến hành cải cách trên mọi phương diện từ kinh tế đến chính trị, quy định thể chế trung ương tập quyền, đồng thời cũng ban bố nội dung chiếu thư thông báo nội dung cách tân cũng như lệnh pháp lý, v.v. Đại Hóa cách tân đã hoàn thiện hệ thống cai trị của Nhật Bản, giới thiệu văn hóa thần thánh của Trung Hoa và tạo nguồn gốc lịch sử một đời thiên triều kết duyên với Thái Tông và Đại Đường.
Tên nước Nhật là Uy Nô quốc. ‘Tống sử – nước Nhật truyện’ có viết: “Đường Thái Tông dựa vào vị trí của đất nước Nhật, nơi mặt trời mọc ở Đông Hải, cho nên đã ban thưởng tên nước là Nhật Bản, ý vị chính là nguồn gốc mặt trời mọc”. Sau cuộc cải cách Đại Hóa, Thiên vương cũng chính thức lấy tên nước mà Thái Tông ban cho, cải tên nước là ‘Nhật Bản’. Không lâu sau khi tạo dựng vương quyền mới, để thiết lập tư tưởng trung ương tập quyền, Thiên vương đã triệu tập các quan đại thần của mình dưới cây tsuki to lớn để tuyên thệ, “Thiên phúc địa tái, đế đạo duy nhất” (Phúc trời đất tải, đạo của hoàng đế là duy nhất). Năm 647 sau Công Nguyên, triều đình đã chế định 7 chủng loại và 13 cấp bậc quan viên. Hai năm sau triều đình lại chế định 19 cấp bậc quan viên. Năm 649 sau Công Nguyên, một chiếu thư được ban hành, lệnh cho Quốc tiến sĩ Cao Hướng Huyền Lý và Tăng Mân: “Tập hợp các loại quan lại trong tám tỉnh” để thành lập cơ cấu trung ương tập quyền. Địa phương thiết lập quốc, quận, lý, phân biệt theo quốc ti, quận ti, lý trường để thống trị. Cả hệ thống “Bát tỉnh bách quan” thiết lập quốc, quận, lý chịu ảnh hưởng của hệ thống tam tỉnh lục bộ cùng với huyện châu của Đai Đường.
Cải cách Đại Hóa là sự khởi đầu của việc Nhật Bản học hỏi từ thời nhà Đường về cách thiết lập hệ thống pháp luật. Thông qua cuộc cách tân này, Nhật Bản đã tăng cường được sức mạnh quốc gia, cũng thúc đẩy hơn nữa việc Nhật Bản học tập các phương diện khác cũng như tiếp nhận văn hóa của triều đại nhà Đường. Cho đến thời kỳ Minh Trị Duy tân năm 1869 sau Công Nguyên, Nhật Bản một mực tiếp tục sử dụng hệ thống quan chức theo chế độ nhà Đường trong gần 1200 năm.
Kể từ năm 630 sau Công nguyên, Nhật Bản đã lần lượt cử các sứ thần đi sứ nhà Đường. Phái đoàn có lúc đạt đến 500 người, vô cùng khổng lồ. Những sứ thần này đã mang về quê hương Nhật Bản nền văn hóa thần truyền và nhiều luật lệ khác nhau của nhà Đường.
Triều đình thiên vương của Nhật Bản thiết lập lý niệm cai trị đất nước lấy Nho giáo và Phật giáo làm nòng cốt. Lần đầu tiên Phật giáo du nhập vào Cao Câu Lệ, qua bán đảo Triều Tiên mà truyền đến Nhật Bản. Tăng nhân của Nhật đến triều Đường, ngoài việc đem về tất cả các giáo phái mà còn mang về rất nhiều kinh điển. Triều đình Thiên vương cũng đề xướng học theo Nho giáo một cách mạnh mẽ. Theo gương của nhà Đường, triều đình đã thành lập các cơ sở giáo dục để đào tạo bồi dưỡng các quan lại, cấp trung ương gọi là đại học, địa phương gọi là quốc học. Chương trình học tập đại học có đọc ‘Luận ngữ’, ‘Hiếu kinh’, kinh thư khác như ‘Minh Cảnh đạo’, học tập pháp lệnh ‘Minh pháp lệnh’ và lịch sử Hán văn ‘Kỷ truyện đạo’ (cũng gọi là đạo văn chương)…
Sau đó, vào năm Đại Bảo thứ nhất (năm 701), văn võ thiên vương ban bố ‘Đại Bảo pháp lệnh’, sau 2 năm, năm 718 đã ban hành ‘Pháp lệnh dưỡng lão’, rất nhiều nội dung đều học theo chế độ pháp lệnh của triều Đường. Ban hành chế độ ruộng đất, tạo hộ tịch, tu sửa công sở kinh sư, trạm dịch của quận và quốc, cũng học theo cách làm của triều đại nhà Đường.
Kinh đô Bình Thành (Heijō-kyō) của Nhật cũng học theo cách kiến thiết Trường An, thậm chí ngay cả độ rộng đường đi và cách bố trí cũng không khác biệt, cũng có các tên như ‘Điện Thái cực’, ‘Chu Tước nhai’, ‘Đông thị’, ‘Tây thị’ … 8 thế kỷ sau Nhật Bản lại rời đô Heijō-kyō (平城京,Bình Thành kinh) tới Haian kyō (平安京, Bình An kinh, thành phố Kyoto ngày nay), tuy nhiên họ vẫn xây dựng phỏng theo kinh đô Trường An. Ở Nhật Bản, các kinh thành Naniwa, Heijō-kyō, Nagaokakyo và Haian kyō, được xây dựng từ nửa sau thế kỷ thứ 7 đến cuối thế kỷ thứ 8 cũng bắt chước các đặc điểm của kinh đô Trường An thời nhà Đường. Chùa Pháp Long của Nhật, từ kiến trúc xây dựng đến đề chữ cũng cho thấy nét đặc trưng của chùa miếu thời nhà Đường.
Đồng thời, thói quen sinh hoạt và phong tục lễ hội của người Nhật cũng đều chịu ảnh hưởng bởi triều Đường, ví dụ như leo núi vào tết trùng cửu, trang phục Kimono truyền thống cũng được cải biến từ trang phục triều đại nhà Đường. Nhật Bản còn học được cách làm đậu hũ, xì dầu, ép đường, may vá từ triều Đường. Thời điểm này, cờ vây cũng được truyền vào Nhật Bản. Nhiều văn phòng phẩm, trang sức, bình phong, nhạc khí v.v. được bảo quản trong thư viện của chùa Tōdai-ji ở Nara cũng đến từ thời nhà Đường. Lịch thiên văn, nghệ thuật thư pháp, phong tục sống, quần áo, trà đạo, đúc tiền và chữ viết cũng giống với nhà Đường.
Vào thời điểm đó, một số người Nhật thậm chí không thể phân biệt được rằng kinh đô Trường An ở Trung Quốc hay ở Nhật Bản. Sau này, khi Thánh chủ Hốt Tất Liệt triều đại nhà Nguyên đánh tới Nhật Bản, ông không tiêu diệt nước Nhật cũng bởi vì muốn bảo vệ phần văn hóa nhà Đường được truyền bá đến và lưu giữ ở Nhật Bản. Đây hẳn là thiên ý!
Thời điểm đó, Đại Đường là một nước hùng mạnh bậc nhất. Đại Đường thịnh thế khởi đầu từ thời Trinh Quán, kinh đô Trường An là trung tâm văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật, kinh tế của thế giới. Sức hấp dẫn độc đáo của văn hóa và nghệ thuật nhà Đường có sức ảnh hưởng sâu rộng đến nước lân bang cùng nhiều quốc gia khác trên thế giới. Hơn nữa, Đại Đường có tự do tín ngưỡng, kinh tế phát triển, quốc lực hùng mạnh, có vị thế dẫn hướng thế giới, ở châu Á và châu Phi, rất nhiều sứ thần, doanh nhân, học giả, nghệ sĩ và nhà sư sẵn sàng hướng về Đường Triều để học tập hoặc kinh doanh buôn bán.
Thời nhà Đường, có thể nói tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất đối với với xã hội. Đạo giáo được coi là quốc giáo. Huyền Trang đi Tây Vực cầu pháp đã mang về 657 bộ Kinh Phật từ Thiên Trúc. Sau khi trở về Trường An, ông đã viết những gì mình nghe và thấy vào cuốn ‘Đại Đường Tây Vực ký’. Tuy địa vị của Phật giáo không bằng Đạo giáo nhưng phạm vi truyền bá rất rộng, số tín đồ vô cùng đông đảo. Phật giáo cũng bắt đầu truyền bá đến Bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản, và các quốc gia lân cận khác vào thời điểm này.
Ngoài Phật giáo và Đạo giáo, các tôn giáo ngoại lai khác như Y Tư Lan giáo, Cảnh giáo (tức Cơ Đốc giáo), đạo thờ Thần lửa và Ma Ni giáo cũng bắt đầu du nhập vào Trung Quốc ở thời điểm đó.
Nhà Đường là thời kỳ mở cửa với thế giới bên ngoài sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc, lúc đó có tới 70 quốc gia tiếp xúc với nhà Đường, rất nhiều quý tộc nước ngoài đã gửi con đến trường Thái Học ở Trường An để học tập văn hóa Trung Hoa.
Giao thương với nước ngoài phát triển hưng thịnh vào thời nhà Đường, các thương nhân đã từ Quảng Châu đi qua eo biển Malacca tiến vào Ấn Độ Dương, đến Ấn Độ và Tích Lan, sau đó đi vào Vịnh Ba Tư và Biển Đỏ ở phía tây, đi thông tới đường biển phía Tây, đồng thời cũng bắt đầu giao lưu với Tân La và Nhật Bản. Thương nhân người Do Thái và người Ba Tư cùng với người Ả Rập ở vùng Trung Đông cũng dồn dập đến. Ven bờ Giao Châu, Nghiễm Châu, Tuyền Châu, Minh Châu (thuộc Ninh Ba tỉnh Chiết Giang ngày nay), Dương Châu và các thành thị khác của Trung Quốc, bởi ảnh hưởng lẫn nhau với của thuyền bè nước ngoài, sau nhiều lần tác động qua lại đã khiến cho hoạt động giao thương ở khu vực này trở nên tấp nập và phát triển mạnh giống như măng mọc sau mưa.
Cùng với việc phát triển giao tiếp quốc tế, người Đại Đường bắt đầu ra nước ngoài và định cư ở nhiều nước khác nhau. Bởi vì họ đến từ Đại Đường nên nhiều người còn tự xưng họ là người Đường để chỉ người Hoa ở Trung Quốc. Chỗ mà người Đường sinh sống cũng gọi là ‘Phố người Hoa’ hoặc ‘Phố Đại Đường’. Hiện tại ở thành thị nhiều nước khác nhau trên thế giới vẫn còn dùng cách gọi từ thời cổ xưa, người địa phương Trung Quốc cũng vui vẻ gọi thành phố người Hoa của Trung Quốc. Điều này đủ thấy sự thịnh thế của triều đại nhà Đường ảnh hưởng tới hải ngoại như thế nào.
Đúng là Thái Tông có tấm lòng phóng khoáng như biển chứa trăm sông, phong độ tự tin rộng rãi, đã cảm hóa được dân tộc xung quanh, tù trưởng tứ phương, quốc gia hải ngoại, khiến cho vạn bang đều tìm đến kết giao; giáo hóa dân chúng triều Đường, cả triều văn võ, tam giáo cửu lưu, tưới rộng khắp nước cam lộ của trời.
Lời kết: Đại Đường lồng lộng vạn cổ lưu danh
Hoàng đế Thái Tông của nhà Đường, Lý Thế Dân, bộc lộ tài năng ngay từ khi mới 16 tuổi, dùng diệu kế đánh lui quân địch, khích lệ cha hưng binh khởi nghiệp, bản thân trải qua trăm trận, chiến tất thắng, công sẽ lấy được, chiến đấu anh dũng, không ai địch nổi; dựa vào cơ trí cùng thần võ có một không hai mà khắc chế Trường An, thu về thành Lạc Dương, bình các thế lực địch, định Trung Nguyên, thống nhất thiên hạ. Sau khi quân lâm thiên hạ, diệt Đông Đột Quyết, định Thổ Dục Hồn, ân hòa với Thổ Phiên, Uy chinh Cao Xương, thu về Cao Câu Lệ, khắc Tiết Duyên Đà, được tôn Thiên Khả hãn, là vị vua có tài năng kiệt xuất của đất Thần Châu, vẻn vẹn chỉ dùng mấy chục năm, đã kết thúc chiến loạn không ngớt gần 400 năm giữa các quốc gia trên mảnh đất Hoa Hạ, thống nhất thiên hạ thành triều Đại Đường. Đường Thái Tông sùng Đạo, nâng đỡ Nho giáo, tôn kính Phật, giúp cho văn hóa tu luyện chính thống phát triển mạnh, dựa vào đó để quy phạm hành vi đạo đức của nhân loại. Đường Thái Tông đã dẫn dắt dân chúng triều Đường khai sáng một triều thiên dân có một không hai, Trinh Quán thịnh thế muôn phương thái bình. Văn hóa thần truyền chính thống đã tạo phúc cho cả nước lân bang, ảnh hưởng tới thế giới, tứ Di phục tùng và tuân theo, muôn phương triều bái.
Lịch sử 5000 năm của nhân loại trên địa cầu lần này cũng chỉ là một chớp mắt trong dòng sông lịch sử nhân loại kéo dài hàng ức năm, đối với vũ trụ thì thời gian này cũng là không đáng kể. Nhưng vì đặt nền tảng cho nhân loại đắc Chính Pháp, tu Đại Đạo, cuối cùng nhất là để tạo dựng nơi diễn vở kịch chính huy hoàng của lịch sử – Phản bổn quy chân, Đường Thái Tông đã dẫn dắt tất cả chúng sinh thiên quốc tại Thần Châu và cả vùng đất khác đem văn hóa Thần truyền diễn dịch đến đỉnh nguy nga, trở thành một chương hoa mỹ sáng chói nhất.
Lồng lộng Đại Đường, vạn cổ lưu danh!
- Xem trọn bộ Thiên cổ anh hùng
- Xem trọn bộ Đường Thái Tông Lý Thế Dân
Theo Epoch Times
San San biên dịch