“Chỉ khi nhìn rõ bản chất của sự vật, tìm ra nguồn gốc của vấn đề thì mới có thể giải quyết vấn đề một cách triệt để và hiệu quả”…
Mỗi lần gặp chuyện lớn đều cần phải bình tĩnh
Trong “Giới Tử Thư” của Gia Cát Lượng có một câu nói rất nổi tiếng là: Tĩnh để tu thân, kiệm để dưỡng đức. Nếu không bình tĩnh , không xem nhẹ danh lợi thì không thể xác định rõ chí hướng, không tĩnh lặng không thể thực hiện được mục tiêu cao xa.
Tĩnh lặng là trí tuệ gặp chuyện nguy cấp mà không hoảng loạn
Tâm tĩnh giúp con người trở nên lý trí, xem xét và đánh giá tình hình thời cơ trong sự quan sát bình tĩnh, sau đó đưa ra phán đoán hợp lý. Còn trở nên nhanh trí trong tình huống cấp bách, chẳng qua chỉ là nhanh chóng điều chỉnh tất cả những chuyện không liên quan ở trong não thành trạng thái “im lặng”, đột nhiên sản sinh ra trí tuệ có thể giải quyết khó khăn.
Nước tĩnh lặng thì nước mới trong vắt, mới phản chiếu được thế giới. Lòng người cũng như vậy, chỉ khi trong lòng tĩnh lặng, con người mới có thể thực sự là chủ nhân của cuộc sống, thưởng thức cuộc sống một cách tinh tế. Mà chậm chính là tiền đề của tĩnh.
Duy trì sự tĩnh lặng trong nội tâm, giữ cho đầu óc tỉnh táo thì mới có thể nhìn thấy được sự vi tế của vạn vật trong đất trời, mới quan sát được quy luật của vạn vật.
Ông Đồng Hòa cũng từng thể hiện cảm nghĩ tương tự như vậy trong một câu đối liễn:
“Mỗi lâm đại sự hữu tĩnh khí, bất tín kim thời vô cổ hiền” (Mỗi lần gặp chuyện đều bình tĩnh, xưa nay Thánh hiền đều như vậy).
Có sự bình tĩnh, giữ cho nội tâm tĩnh lặng chính là vì để khôi phục lại sự sáng suốt của tâm linh.
Tâm bình khí tĩnh, tâm bình khí hòa, thì mới có thể gặp chuyện lớn mà không hoảng loạn, ở trong nguy hiểm mà không sợ hãi, mà tập trung vào nghiên cứu bản chất vấn đề, phân tích một cách lý trí, từ đó tìm ra được nguồn gốc của sự việc và giải quyết một cách nhẹ nhàng.
Tư duy độc lập rất quan trọng
Những thông tin mà chúng ta tiếp nhận được trong cuộc sống, rất có thể đã bị vô tình hay cố ý làm mờ đi giới hạn của sự thật và giá trị, bị thiết lập sẵn lập trường, sau đó đóng gói đẹp đẽ rồi “bón” cho chúng ta ăn.
Vì vậy, đối với bất cứ chuyện gì, chúng ta cần phải hết sức chú tâm đến đánh giá sự thật, chứ không phải là đánh giá giá trị. Bởi vì đánh giá sự thật là đánh giá vào sự chính xác, có thể đạt được sự đồng thuận chung. Còn đánh giá giá trị là phải dựa trên góc độ và lập trường, có thể có rất nhiều cách lý giải khác nhau.
Hạn chế sử dụng cảm xúc, mà hãy động não nhiều hơn. Bản năng sinh học của sự căng thẳng sẽ khiến con người rất dễ bị cảm xúc điều khiển.
Lúc vui là sẽ phải cười, khi buồn là muốn khóc, điều này không có vấn đề gì cả, đó là những biểu hiện tự nhiên của tâm lý con người. Nhưng khi ở trong tình huống cần phải suy nghĩ và đánh giá mới có thể giải quyết được vấn đề, thì cảm xúc sẽ trở thành chướng ngại lớn nhất. Trong tình huống này, chúng ta cần phải gạt bỏ cảm xúc, mà chỉ sử dụng kiến thức hiểu biết, động não suy nghĩ sau đó đưa ra quyết định, chứ không phải là vui mừng/tức giận/buồn chán/đồng cảm/thương hại…
Tại sao lại phải hạn chế sử dụng cảm xúc? Bởi vì nó sẽ khiến chúng ta rất dễ bị người khác kiểm soát, bị người khác lợi dụng, đồng thời còn có thể ảnh hưởng qua lại.
Kích động rồi đi vào kiểm soát cảm xúc của người khác dễ dàng hơn nhiều so với việc kích động và kiểm soát suy nghĩ của người khác, vì thế mà nó trở thành thủ đoạn thường dùng của những kẻ có ý đồ xấu, thủ đoạn này cực kỳ rẻ tiền nhưng lại cực kỳ hiệu quả.
Ví như: trong giai đoạn dịch bệnh Viêm phổi Vũ Hán hiện nay, khắp nơi đều là những lời nói dối và bịa đặt, rất nhiều người chỉ xử sự theo cảm xúc, đọc được tin tức gì là lập tức chia sẻ ngay, vốn dĩ không tìm hiểu xem thông tin là thật hay giả.
Đã là con người thì ai cũng có cảm xúc hết, tất cả mọi người đều rất dễ bị cảm xúc ảnh hưởng. Nhưng những người thực sự có năng lực tư duy độc lập, thì sẽ luyện tập một cách có chủ đích, để kiểm soát sự ảnh hưởng của cảm xúc ở trong một phạm vi an toàn.
Duy trì khả năng suy nghĩ sâu xa
Suy nghĩ sâu xa là suy nghĩ không ngừng đến gần với bản chất của vấn đề.
Suy nghĩ sâu xa là một quá trình của tư duy, nhiều lúc chúng ta không thể vừa mới tiến hành suy nghĩ một vấn đề nào đó là có thể chạm được bản chất của nó, nhưng chúng ta có thể có được tiến triển sau nhiều lần tự đặt câu hỏi và suy nghĩ sâu xa về vấn đề đó.
Ví dụ, nhà logic học Occam William đã từng đề xuất một định luật rất nổi tiếng: Nguyên lý dao cạo của Occam. Ông chủ trương loại bỏ tất cả những biểu tượng phức tạp, nhìn thẳng vào bản chất của vấn đề.
Tôi từng đọc qua tiểu sử của John Dewey, một nhà cải cách giáo dục nổi tiếng của Mỹ. Năm đó, Dewey đang học tiểu học, mùa hè trong lớp có rất nhiều muỗi, giáo viên liền tổ chức cho mọi người diệt muỗi bằng lưới bắt muỗi, vợt diệt muỗi, nước diệt muỗi… Sau khi trải qua chiến dịch diệt muỗi, số muỗi trong lớp vẫn không giảm bớt.
Duy nhất chỉ có Dewey mang một cây liềm đến, âm thầm cắt hết toàn bộ cỏ dại mọc ở phía sau lớp học, không lâu sau, muỗi đã biến mất như một kỳ tích.
Thì ra thông qua sự quan sát tỉ mỉ Dewey phát hiện ra rằng, đám cỏ dại mới là nguồn gốc và nơi ở của những con muỗi, chỉ có xử lý sạch sẽ đám cỏ dại thì mới có thể hoàn toàn diệt sạch muỗi.
Arthur Schopenhauer nói rằng: “Một người sáng suốt là một người sẽ không bị biểu hiện bên ngoài đánh lừa, thậm chí anh ta còn nhìn thấy trước sự việc sẽ thay đổi theo chiều hướng nào”.
Chỉ khi nhìn rõ bản chất của sự vật, tìm ra nguồn gốc của vấn đề thì mới có thể giải quyết vấn đề một cách triệt để và hiệu quả.
Ví dụ như tình hình bùng phát dịch bệnh Viêm phổi Vũ Hán lần này, thật ra đây không phải là sự việc ngẫu nhiên, mà là Thiên thượng thông qua hành vi của con người mà đánh một hồi chuông cảnh báo cho chúng ta.
Mọi người chúng ta cần phải nhìn kỹ lại cuộc đời của mình, đánh giá cách sống của chính mình, đánh giá thói quen ăn uống của chính mình, đánh giá thái độ của chúng ta đối với sự sống của vạn vật.
Virus là vật trung gian của sự sống, sự xuất hiện của nó là để cân bằng lại thế giới vật chất do tập thể ý thức tạo ra.
Chúng ta cần phải làm sạch tư tưởng của chính mình, làm mới nhận thức truyền thống của chúng ta, nhận định vấn đề của mình và cải thiện, tất cả chúng ta cùng nhau thay đổi suy nghĩ, ý thức được sinh mạng chính là sự sống, không có sự phân biệt cao sang thấp hèn, con người cũng chỉ là một vật trung gian của sự sống.
Chúng ta không có quyền giết hại những sự sống khác chỉ để thỏa mãn sự ham muốn ăn uống của chính mình, chúng ta không có quyền phá hoại hệ sinh thái của đất nước.
Chúng ta là một sự sống cần có thiên nhiên và dựa vào thiên nhiên để sinh tồn, chúng ta và vạn vật thực sự là một thể thống nhất được liên kết với nhau.
Chỉ khi chúng ta “làm sạch” ý thức và nhận thức của chính mình, thì mới có thể thực sự giúp đỡ bản thân và mọi người vượt qua được thảm họa dịch bệnh lần này, bảo vệ được đất nước của chính mình.
Duy trì lý trí, cùng nhau khắc phục thời kỳ khó khăn!
Theo Aboluowang
Châu Yến biên dịch