Đại Kỷ Nguyên

Gia Cát Lượng dự ngôn về đại kiếp nạn và sự diệt vong của ĐCSTQ

Gia Cát Lượng dự ngôn về đại kiếp nạn và sự diệt vong của ĐCSTQ

Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tổng hợp.

10 khóa đầu trong dự ngôn của ông đã đúng 100%, hiện tại chính là ứng với những khóa sau cùng, liệu mọi việc có phải đã được an bài kỹ lưỡng, sức người không thể lay chuyển?

Gia Cát Lượng là nhân vật huyền thoại trong lịch sử Trung Hoa. Ông tinh thông dịch lý số thuật, hiểu được quan trắc thiên tượng để phán đoán các vấn đề thời sự. Ông cũng am hiểu âm dương ngũ hành và kỳ môn độn giáp, cũng có khả năng dự đoán sự biến đổi của thời thế. Mã Tiền Khóa, là tác phẩm mang tính dự ngôn có ảnh hưởng sâu sắc tới hậu thế.

So với những dự ngôn khác xuất hiện trong lịch sử Trung Hoa, Mã Tiền Khóa có thể dễ dàng giải nghĩa đọc hiểu, vì nó rất có quy tắc, mỗi Khóa lại dự ngôn về một triều đại lịch sử và mô tả nó theo trình tự diễn ra của lịch sử.

Các vương triều trong lịch sử có khi xuất hiện nhiều sự kiện quan trọng, lại có triều đại xuất hiện ít, không quy luật, bởi vậy nhiều dự ngôn khi giảng về những sự việc này dễ không tương ứng và đúng với sự thật lịch sử.

Mã Tiền Khóa tổng cộng có 14 Khóa. Mười khóa đầu tiên đều đã xảy ra và đúng như dự ngôn. Bắt đầu từ thời Thục Hán, cho đến khi Trung Hoa dân quốc ra đời, đều vô cùng chính xác. Khóa thứ 11 dự ngôn về thời kỳ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và vận mệnh của nó. Trước khi ĐCSTQ bị sụp đổ, trong Khóa thứ 12 cũng có dự ngôn về đại kiếp nạn và Thánh nhân xuất hiện cứu thế.

Dưới đây là thử giải và phân tích 14 Khóa trong Mã Tiền Khóa của Gia Cát Lượng.

Khóa thứ 1: Dự ngôn của Gia Cát Lượng về bản thân

Vô lực hồi thiên, cúc cung tận tụy
Âm cư dương phất, bát thiên nữ quỷ

Dịch nghĩa:

Không sức đổi Trời, còng mình gắng sức
Âm tồn Dương phất, tám ngàn nữ quỷ

Đây là Khóa Gia Cát Lượng dự ngôn về chính mình. Ông đã sớm biết vận mệnh của triều Hán đã tận, tất cả mọi nỗ lực của ông đều là không sức đổi trời “Vô lực hồi thiên”. Tuy nhiên, ông vẫn muốn cố gắng hết sức giúp đỡ Thục Hán, không phụ công làm Lưu Bị thất vọng. Gia Cát Lượng tổng cộng 5 lần Bắc phạt Tào Ngụy, mưu cầu khôi phục Trung Nguyên, tái hưng thịnh giang sơn Đại Hán.

Kết quả là trong 5 lần Bắc phạt đó, ông đã qua đời vì bệnh tật ở Ngũ Trượng Nguyên, bờ nam Vị Thủy tỉnh Thiểm Tây. “Vô lực hồi thiên, Cúc cung tận tụy” là nói bản thân Gia Cát Lượng, như ông viết trong “Xuất sư biểu”: “Thần cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”. “ Âm cư Dương phất” chỉ hoạn quan Hoàng Hạo loạn quyền, Khương Duy chỉ có thể duy trì tàn cục chứ không thể làm gì được.

Câu cuối “Bát thiên nữ quỷ”: Chữ “Bát” (八) thêm chữ “thiên” (千) thêm chữ “nữ” (女) rồi thêm chữ “quỷ” (鬼), hợp thành một chữ “Ngụy” (魏) ý nói trong ba nhà Ngụy, Thục, Ngô thì cuối cùng rồi nhà Ngụy sẽ có được thiên hạ. Gia Cát Lượng dù khi ấy đang trên đường hành quân đánh Ngụy, nhưng ông đã biết trước rằng nhà Ngụy rồi sẽ thắng, bản thân ông dù biết trước cũng “không sức đổi trời”, chỉ có thể “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”, đó là để báo ơn “tri ngộ” của Lưu Bị.

Tranh vẽ Gia Cát Lượng – nhà Thanh (ảnh: Wikipedia).

Khóa thứ 2: Dự ngôn gia tộc Tư Mã nắm giữ quyền lực ở Tào Ngụy

Hỏa thượng hữu hỏa, quang chúc Trung Thổ
Xưng danh bất chính, giang Đông hữu hổ

Tạm dịch là:

Trên lửa có lửa, Rọi sáng Trung Thổ
Xưng danh bất chính, Giang Đông có hổ

Gia tộc Tư Mã nắm giữ quyền lực to lớn trong Tào Ngụy. Đại tướng quân Tư Mã Chiêu đã trở thành người thống trị thực sự. Năm 265 khi ông qua đời, con trai ông là Tư Mã Viêm lập tức ép hoàng đế cuối cùng của Tào Ngụy là nguyên đế Tào Hoán nhường ngôi. Tư Mã Viêm xây dựng nhà Tấn. Trong câu “Hỏa thượng hữu hỏa” 火上有火,光燭中土, trên “hỏa” (火) có “hỏa” (火) chính là chữ “Viêm” (炎). Chỉ Tư Mã Viêm lập nên triều Tấn. “Xưng danh bất chính” chỉ triều Tấn của Tư Mã Viêm thực chất là soán ngôi Tào Ngụy mà kiến lập, mà Tào Ngụy lại là soán ngôi triều Hán mà kiến lập, danh không chính ngôn không thuận. “Giang Đông hữu hổ” chỉ sau này nhà Đông Tấn thành lập, phải thiên đô về Kiến Khang thuộc Giang Đông. “Hổ” chỉ Tư Mã Duệ.

Khóa thứ ba: Dự ngôn Bát vương chi loạn và ngũ hồ loạn hoa

Nhiễu nhiễu Trung Nguyên, sơn hà vô chủ
Nhị tam kỳ vị, dương chung mã thủy

Tạm dịch:

Nhiễu loạn Trung Nguyên, non sông không chủ
Hai ba vị ấy, dê cùng ngựa chạy

Khóa này dự ngôn Bát vương chi loạn. Loạn bát vương là loạn do 8 vị vương họ Tư Mã thuộc hoàng tộc nhà Tây Tấn gây ra từ năm 291 tới năm 306, thời Tấn Huệ Đế. Thập lục quốc, còn gọi là Ngũ Hồ loạn Hoa, là một tập hợp gồm nhiều quốc gia có thời gian tồn tại ngắn ở bên trong và tại các vùng lân cận Trung Quốc từ năm 304 đến 439 kéo theo sự rút lui của nhà Tấn về miền nam Trung Quốc đến khi Bắc triều thống nhất toàn bộ phương bắc, mở ra cục diện mới là Nam Bắc triều. “Nhiễu nhiễu Trung Nguyên, Sơn hà vô chủ” chính là miêu tả Trung Quốc vào giai đoạn này. Vận mệnh các quốc gia, các triều đại đều rất ngắn, dài thì vài thập niên, ngắn chỉ vài năm. “Nhị tam kỳ vị” (Hai ba vị ấy) chỉ một số Đế vương chỉ tại vị trong một thời gian rất ngắn. “Dương chung mã thủy” (Dê cùng ngựa chạy), “Mã Thủy” là chỉ thiên hạ đại loạn khởi từ gia tộc nhà Tư “Mã” (ngựa). “Dương chung” kết thúc là Dương Kiên kiến lập triều Tùy. Họ “Dương” (杨) với chữ “dương” (dê) (羊) là đồng âm.

Khóa thứ tư: Dự ngôn về Đường triều

Thập bát nam nhi, khởi vu Thái Nguyên
Động tắc đắc giải, nhật nguyệt lệ thiên

Tạm dịch:

Mười tám nam nhi, khởi từ Thái Nguyên
Động ắt được giải, nhật nguyệt tươi đẹp

Năm 617 sau công nguyên, Lý Uyên (hay Đường Cao Tổ là vị hoàng đế khai quốc của triều Đường trong lịch sử Trung Quốc). Ông được giao cai quản khu vực tỉnh Sơn Tây ngày nay. Khi chứng kiến thiên hạ đại loạn, vận mệnh Tùy triều đã tận, bèn quyết định khởi binh bình định thiên hạ. “十八男儿”, “Thập bát nam nhi” là “thập bát tử”, “thập bát tử” (十八子) hợp thành chữ “Lý” (李). “Khởi từ Thái Nguyên” chỉ Lý Uyên trấn thủ Thái Nguyên, khởi binh bình định thiên hạ cũng từ Thái Nguyên. Trong thời gian con thứ của Đường Cao Tổ là Lý Thế Dân, cũng chính là vua Đường Thái Tông nắm quyền, xã hội ổn định, yên bình, quy củ, đêm không cần đóng cửa, thiên hạ thái bình. “Nhật nguyệt lệ thiên” tạm dịch: Nhật nguyệt tươi đẹp, giai đoạn lịch sử này được gọi là “Trinh Quán chi trị” (Sự thịnh trị thời Trinh Quán).

Tuy nhiên, “Nhật nguyệt lệ thiên” cũng có thể được hiểu là Võ Tắc Thiên lên nắm quyền. Bởi vì, Võ Tắc Thiên tự đặt tên cho mình là “Võ Chiếu” “(武曌”. Trong chữ “曌” Chiếu phần trên là chữ “明” Minh, tức là ‘Nhật và Nguyệt ‘”日月”, bên dưới là chữ ‘Không’ 空, tức Thiên 天, hàm ý chính là chiết tự của chữ “Chiếu” là Nhật Nguyệt đương không.

Tranh chân dung Đường Thái Tông Lý Thế Dân (ảnh: Wikipedia).

Khóa thứ 5: Dự ngôn về những năm cuối triều nhà Đường khi đại loạn xảy ra thời Ngũ Đại

Ngũ thập niên trung, kỳ số hữu bát
Tiểu nhân đạo trường, sinh linh đồ độc

Tạm dịch:

Trong năm thập niên, số ấy có tám
Tiểu nhân đường dài, sinh linh tàn hại

Dự ngôn về những năm cuối triều nhà Đường khi đại loạn xảy ra thời Ngũ Đại (tức năm triều đại thay đổi nhau thống trị Trung Nguyên: Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu). Năm 907, Chu Ôn cướp đoạt ngai vàng, dựng nhà Hậu Lương. Vương triều Đại Đường cuối cùng cũng rời khỏi vũ đài lịch sử. Từ khi Chu Ôn soái ngôi nhà Đường đến năm 960 khi Triệu Khuông Dẫn khoác áo hoàng bào, xây dựng nhà Tống kéo dài khoảng thời gian 50 năm, được gọi là “Ngũ thập niên trung”. Các hoàng đế trong thời này hầu như đều là hôn quân, vì vậy vận mệnh đất nước đều không dài. Thời “Ngũ Đại” tổng cộng có 8 họ được xưng là Hoàng đế, ứng với “Số ấy có tám”. Thạch Kính Đường tự xưng là Hoàng đế với Khiết Đan, ứng với câu “Tiểu nhân đường dài”.

Khóa thứ 6: Dự ngôn về triều Tống

Duy thiên sinh Thủy, thuận thiên ứng nhân
Cương trung nhu ngoại, Thổ nãi sinh Kim

Tạm dịch:

Chỉ Trời sinh Thủy, thuận Trời hợp người
Trong cứng ngoài mềm, Thổ ấy sinh Kim

Triệu Khuông Dẫn lên ngôi vào năm 960, kết thúc thời Ngũ Đại, lập nên triều Tống. Từ khi thành lập nhà Tống không giết hại những đại thần, hoàng đế các triều đại trước, thực hiện nền chính trị nhân từ với bách tính. Cổ nhân giảng: “Thượng thiên hữu hảo sinh chi đức” giải nghĩa: Thiên thượng có đức hiếu sinh. Khi người thế gian thiện lương, nhân hậu, nhân gian tất sẽ yên bình.

Tuy nhiên đến cuối thời Bắc Tống, chính sách thuế khóa với người dân ngày càng tăng lên, Hoàng đế kém cỏi, sớm đã không còn sự thái bình như ban đầu. Đối nội dùng cương, cương cũng đồng thời ám chỉ “Thuế cương”. Về quân sự, triều thực hiện chính sách cương trong nhu ngoài. Trong khóa này có câu ‘Duy thiên sinh thủy’ là chỉ triều tống. Thủy có tính nhu, nền chính trị của triều Tống là nhu hòa tính Thủy. Trong ngũ hành, Thổ khắc Thủy, như vậy triều Kim sinh ra từ Thổ chính là khắc tinh của triều Tống. “Thổ nãi sinh Kim”, “Kim” chỉ nước Kim, kẻ thù không đội trời chung của triều Tống. Chính sách nội ngoại của triều Tống có thể dùng “trong cứng ngoài mềm” để hình dung.

Khóa thứ 7: Dự ngôn về triều Nguyên

Nhất nguyên phục thủy, dĩ cương xử trung
Ngũ ngũ tương truyền, nhĩ Tây ngã Đông

Tạm dịch:

Một nguyên về đầu, lấy cứng đặt giữa
Năm năm tương truyền, ngươi Tây ta Đông

“Nhất nguyên phục thủy” là ngụ ý chỉ quốc hiệu của nhà Nguyên. Người Mông Cổ áp dụng chính sách cai trị rất gay gắt với người Hán. Người Mông Cổ liệt người Hán vào hạng người thứ ba và bốn (hạng một là người Mông Cổ, hạng hai là người sắc mục và người Trung Á). “Nhất nguyên phục thủy” (Một nguyên về đầu) chỉ nhà Nguyên kiến lập. “Dĩ cương xử trung” chỉ người Mông Cổ thống trị cực kỳ hà khắc với người Hán. “Ngũ ngũ tương truyền” là chỉ triều Nguyên tổng cộng có 10 (=5+5) vị Hoàng đế. “Nhĩ Tây ngã Đông” chính là nói người Mông Cổ phân thành các Hãn quốc.

Khóa thứ 8: Dự ngôn về sự hưng thịnh của triều Minh

Nhật nguyệt lệ thiên, kỳ sắc nhược xích
Miên miên diên diên, phàm thập lục diệp

Tạm dịch:

Nhật nguyệt tươi đẹp, sắc ấy như đỏ
Kéo dài liên miên, gồm mười sáu lá

“Nhật Nguyệt lệ thiên” là chỉ quốc hiệu của triều Minh. Chữ “nhật” (日) ghép với chữ “nguyệt” (月) chính là chữ “Minh” (明), chỉ triều Minh. “Kỳ sắc nhược xích” là ám chỉ tên họ của hoàng đế. “Xích” là “chu”, chỉ họ “Chu” (朱), Chu cũng có nghĩa là màu đỏ. “Miên miên diên diên’; Phàm thập lục diệp” nghĩa là Minh triều từ thái tổ Chu Nguyên Chương đến Tư Tông Chu tổng cộng có 16 hoàng đế.

Khóa thứ 9: Dự ngôn về sự hưng suy của triều Thanh

Thủy nguyệt hữu chủ, cổ nguyệt vi quân
Thập truyền tuyệt thống, tương kính nhược tân

Tạm dịch:

Nước trăng có chủ, trăng cổ làm vua
Truyền mười tuyệt sạch, kính nhau như khách

“Thủy nguyệt hữu chủ”, ba điểm Thủy (氵) cộng thêm “nguyệt” (月) rồi thêm “chủ” (主) hợp thành một chữ “Thanh” (清). “Cổ nguyệt vi quân”, “cổ nguyệt” (古月) chính là chữ “Hồ” (胡), chỉ triều Thanh do người dân tộc thiểu số (Hồ nhân) kiến lập. “Thập truyền tuyệt thống” ý nói triều Thanh từ khi nhập quan truyền được 10 đời Hoàng đế, cuối cùng là Tuyên Thống. “Tương kính nhược tân” (Kính nhau như khách) là chính phủ Quốc Dân ưu đãi các thành viên vương tộc nhà Thanh.

Từ khi vào thành nhà Thanh tổng cộng có 10 vị hoàng đế, “Thập truyền” chính là chỉ 10 vị hoàng đế này. “Tuyệt thống” chính là chỉ niên hiệu của vị hoàng đế cuối cùng của triều Thanh là “Tuyên Thống”. Ngày 13/2/1912 Tuyên Thống hoàng đế chính thức công bố chiếu thư thoái vị, Đại Thanh chính thức rời khỏi vũ đài lịch sử. Chính phủ quốc dân mới tuyên bố Trung Hoa dân quốc là nước cộng hòa của các tộc người Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng.

Khóa thứ 10: Dự ngôn về sự kết thúc của nhà Thanh

Thỉ hậu ngưu tiền, thiên nhân nhất khẩu
Ngũ nhị đảo trí, bằng lai vô cữu

Tạm dịch:

Lợn sau trâu trước, nghìn người một miệng
Năm hai đảo ngược, bạn đến không trách

Ngày 13/2/1912 hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh chính thức thoái vị. “Thỉ hậu ngưu tiền” chính là chỉ sự kiện này. Năm 1911 là năm Tân Hợi, là năm heo, “Thỉ” cũng có nghĩa là heo. Năm 1913 là năm Trâu, vậy năm 1912 là năm hoàng đế nhà Thanh thoái vị đó chính là “Thỉ hậu ngưu tiền”.

“Thiên nhân nhất khẩu” chính là một cách đố chữ. “千, 人, 口”, “Thiên, Nhân, Khẩu” ba chữ hợp lại chính là chữ Hòa “和” trong chữ Cộng hòa. Trung Hoa dân quốc chính là ‘nước cộng hòa’, thúc đẩy phát triển chế độ dân chủ. “Ngũ nhị đảo trí” là hình dung chính thể và chế độ của nước cộng hòa, trong chế độ cộng hòa tất cả quyền lực thuộc về người dân. Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia cao nhất, là do dân lựa chọn, nếu dân không hài lòng có thể buộc tội, tất cả đều đảo ngược với chế độ quân chủ.

Trước đây, quân chủ được hình dung là “ngôi cửu ngũ”, vì vậy Gia Cát Lượng dùng “Ngũ nhị đảo ngược” để mô tả điều này. “Bằng lai vô cữu” là đề cập đến việc Trung Hoa dân quốc khi thống trị đất nước, vì tích nghèo tích nhược (tích lũy của nghèo đói và yếu kém) lâu ngày mà sáng lập đất nước, nên dễ bị ức hiếp trên trường quốc tế, bị các quốc gia như Nhật Bản… xâm lược. Bằng “朋” cũng có nghĩa là ngoại bang, nước ngoài.

Nội dung của mười Khóa đầu tiên trong Mã Tiền Khóa đến nay nhìn lại đều đã là ký ức lịch sử, hơn nữa về cơ bản là mỗi Triều đại ứng với mỗi Khóa, tất cả đều vô cùng mạch lạc rõ ràng. Bởi 10 Khóa đầu tiên đã được luận giải, nên có thể đánh giá độ chính xác trong 10 khóa đầu tiên dự ngôn của Gia Cát Lượng đạt tới 100%.

Vậy đối với bốn Khóa cuối cùng về đương đại và tương lai, Gia Cát Lượng có lưu lại manh mối gì không? Sau đây là lời giải thuyết minh trong “Dự ngôn hôm nay”

Khóa thứ 11: Dự ngôn về số mệnh của ĐCSTQ

Tứ môn sạ tích, đột như kỳ lai
Thần kê nhất thanh, kỳ đạo đại suy

Tạm dịch:

Bốn cửa mở toang, thình lình đột ngột
Tiếng gà gáy sớm, đạo này đại suy

Động từ Sạ “乍” có nghĩa là kéo dài, Tích “辟” nghĩa là mở, và từ Sạ Tịch “乍辟” nghĩa là mở rộng ra. Bốn phía của chữ Khẩu “口” tựa như bốn cánh cửa, bốn phía mở rộng ra trở thành một chữ Cộng “共”. Chữ Đột là chỉ Đột Quyết, nằm trong lãnh thổ của Liên Xô cũ, tức nguồn gốc của Trung Cộng, ở đây là ẩn ý nói ở bên ngoài. Hai câu đầu tiên đề cập chính là ý muốn ám chỉ, nguồn gốc của Trung Cộng là từ bên ngoài thâm nhập vào Trung Hoa.

“Thần kê nhất thanh, Kỳ đạo đại suy” là muốn ví von, chế độ ĐCSTQ sẽ bị diệt vong hoàn toàn vào năm gà. Ngoài ra, kết quả của “Thần kê nhất thanh” hay tiếng gà gáy sớm là thiên hạ hoàn toàn ‘sáng tỏ’. Đây chính là ẩn dụ để chỉ, trong tên họ người tiêu diệt ĐCSTQ có chữ Bạch “白”. Sau khi Trung cộng diệt vong thiên hạ sẽ từ đỏ chuyển sang “trong sáng”. Mở cửa chứ không đóng nữa, tự đóng rồi lại tự mở, chợt đến vì chỉ là thứ mới xuất hiện, như gà buổi sớm gáy báo hiệu sự thay đổi hoàn toàn mới mẻ, cái đạo (mà họ theo) ấy rất kém, vậy nên nảy sinh chính quyền thực thi chính sách bạo ngược với dân chúng, coi sinh linh không bằng cỏ rác, vua quan toàn lũ ma quỷ hiện hình, các tôn giáo cũng bị lợi dụng để lòe bịp, không xá gì Trời Đất Quỷ Thần.

Tổng hợp một số những bức ảnh các cuộc đàn áp của ĐCSTQ qua các thời đại.

Khóa thứ 12: Dự ngôn về đại kiếp nạn và thánh nhân cứu thế trước khi ĐCSTQ bị diệt vong

Chửng hoạn cứu nạn, thị duy Thánh nhân
Dương phục nhi trị, hối cực sinh minh

Tạm dịch:

Cứu họa cứu nạn, duy có Thánh nhân
Dương phục mà trị, đêm hết ngày rạng

Khi nhân loại trải qua trận hủy diệt mang tính đại kiếp nạn thảm khốc trước nay chưa từng có, thế giới sẽ xuất hiện thánh nhân cứu thế. Nhân gian sẽ hết âm u tăm tối, mặt trời sẽ xuất hiện, khắp thiên hạ sẽ thái bình thịnh thế.

Hai câu sau “Dương phục nhi trị, Hối cực sinh minh” – “Dương phục mà trị, Đêm hết ngày rạng”, có ý vật cực tất phản. Dự ngôn người Maya nói rằng từ năm 1992 đến 2012 là chu kỳ tối hậu của hệ mặt trời, trong đó hết thảy đều đối diện với tịnh hóa và canh tân, tiếp đó nhân loại mới có thể tiến nhập vào kỷ nguyên mới. Thôi Bối Đồ có câu “Càn khôn tái tạo tại Giác Cang”, là chỉ cùng một sự kiện, “Giác Cang” chỉ rồng, năm 2012 chính là năm con rồng, nếu như không phải trùng hợp, thì đây nhất định là sự kiện mang phạm vi toàn cầu, có lẽ rất nhiều dự ngôn Trung Quốc chính là nói rằng thời thịnh thế đã đến.

Khóa thứ 13: Dự ngôn cảnh thượng huy hoàng chưa từng có được mọi người ca tụng

Hiền bất di dã, thiên hạ nhất gia
Vô danh vô đức, quang diệu Trung Hoa

Tạm dịch:

Hiền không rơi mất, chiên hạ một nhà
Không danh không đức, Chói lọi Trung Hoa

“Hiền không rơi mất, Thiên hạ một nhà” chính là chỉ cảnh tượng thịnh vượng, an bình trên thế giới được mọi người ca ngợi. “Vô danh vô đức, Quang diệu Trung Hoa” là muốn nói nhân loại sẽ hành thiện, làm điều tốt xuất phát từ nội tâm, người với người sẽ yêu thương, tin tưởng lẫn nhau, thân nhau như anh em, chứ không vì danh lợi, tư lợi bản thân.

Trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử có câu: “Thượng đức bất đức, thị dĩ hữu đức” nghĩa là: Người có đức cao thì [thuận theo tự nhiên] không có ý cầu đức, cho nên có đức. Câu này và câu nói “Vô minh vô đức” có hiệu quả như nhau. “Quang diệu Trung Hoa” có nghĩa một khi có thể khiến thiên hạ thành một nhà, người hiền đức sẽ không bị bỏ rơi. Người mang đến những điều mới mẻ cho thế giới tới từ vùng Đông Thổ Trung Hoa. Văn hóa truyền thống Trung Hoa cũng vì thế từ đó mà hưng thịnh trở lại.

Khóa thứ 14: Dự ngôn đến đây kết thúc

Chiêm đắc thử khóa, dịch số nãi chung
Tiền cổ hậu kim, kỳ Đạo vô cùng

Tạm dịch:

Bói được quẻ này, dịch số đã hết
Trước cũ sau mới, Đạo ấy vô cùng

Văn minh lần này kết thúc, kỷ nguyên mới bắt đầu.

“Trước cũ sau mới”, ấy là “Đạo” bất biến, là phép tắc vĩnh viễn bất biến của vũ trụ, vậy mới viết rằng “Trước cũ sau mới, Đạo ấy vô cùng”. Trong Tượng 60 Thôi Bối Đồ cũng có sấm tương tự: “Nhất Âm nhất Dương, Vô thủy vô chung, Chung giả tự chung, Thủy giả tự thủy”. Cổ nhân nói: “Một Âm một Dương ấy là Đạo”, là “vô thủy vô chung”, là trường tồn. Người ta thường nói thiện ác hữu báo, có thể chính là ý “Chung giả tự chung, Thủy giả tự thủy” – “Người cuối ngày cuối, Người đầu từ đầu” vậy.

Theo Văn Hinh, NTDTV
Kiên Định biên dịch

Exit mobile version