Hán tự là loại chữ viết mang ý nghĩa thâm sâu và vô cùng thần bí. Từ xưa đến nay, mọi nhận thức về chữ Hán có thể nói là “nhân giả kiến nhân, trí giả kiến trí”, cùng một sự việc nhưng mỗi người lại có một cách nhìn khác nhau.
Từ góc độ tu luyện mà tìm hiểu chữ Hán, chúng ta sẽ thấy sự thâm sâu huyền ảo và thần kỳ của văn tự truyền thống. Loạt bài viết này trình bày nhận thức về Hán tự dưới nhãn quan của một người tu luyện, thông qua chút hiểu biết và thể ngộ cá nhân hy vọng sẽ mang đến một góc nhìn mới đối với chữ Hán.
Như chúng ta đã biết, chữ Hán có nội hàm vô cùng sâu sắc. Hai chữ “bất hảo” (不好) kết hợp lại thì là chữ “nạo” (孬 – xấu xa), còn “bất chính” (不正) kết hợp lại sẽ thành chữ “oai” (歪 – méo, lệch). Miệng có “khẩu” (口), nói có “ngôn” (言), tưởng (想) có “tâm” (心), “thượng” (上) chỉ trên, “hạ” (下) chỉ dưới, không trên không dưới tức là “ca” (卡 – bắt chẹt, hạn chế). Chính là nói, từ trên bề mặt thấy rằng cổ nhân tạo ra chữ Hán không phải tùy ý mà tạo, mà chữ Hán là có nội hàm có ngụ ý.
Chúng ta hãy bắt đầu bằng chữ “tự” (字 – chữ viết): “Tự” đại biểu cho toàn bộ chữ Hán, vì sao lại dùng “tử” (子 – đứa trẻ) để biểu đạt? Nội hàm ẩn chứa trong đó là gì?
Vào hơn 2000 năm trước, các bậc khai sáng văn hóa của văn minh phương Đông là Lão Tử, Khổng Tử, Mạnh Tử, Hàn Phi Tử, v.v. đều gắn liền với chữ “tử” (子).
“Tử” tức là đứa trẻ, “tử” cũng có nghĩa là khai sáng. Lão Tử, Khổng Tử, Mạnh Tử đều là những nhà khai sáng văn hóa của kỳ văn minh lần này. Họ mang sứ mệnh đặt định văn hóa cho kỳ văn minh lần này, vì thế không phải vô cớ mà tên của họ thường gắn với chữ “tử” (子).
Nội hàm của chữ “tử” vốn mang ý nghĩa là sơ khởi, là khai sáng. Nếu vậy thì vì sao chữ “tự” (字) lại dùng “tử” để biểu đạt? Thiên cơ ở đây là gì?
Sơ khởi cũng là chỉ bản nguyên của chữ Hán, với ý nghĩa này thì chữ Hán khởi tác dụng khai sáng và giáo hóa đối với con người. Lý giải một cách thông tục là: Khi tạo ra chữ Hán, người xưa đã truyền tải một ý nghĩa bản nguyên nào đó ẩn chứa trong ấy rồi. Cũng chính là nói, chữ Hán không phải do ai tưởng tượng và tùy tiện nghĩ ra, mà là căn cứ vào ý nghĩa bản nguyên nhất định được Thần tạo ra. Tại đây chúng tôi gọi ý nghĩa bản nguyên của chữ Hán là “Hán tự bản ý” (ý nghĩa gốc của chữ Hán). Hơn tám vạn bốn ngàn chữ đều có ý nghĩa bản nguyên của nó, chỉ là chúng ta biết được bao nhiêu, lý giải được đến trình độ nào mà thôi. Đây chính là lý do vì sao dùng chữ “tử” (子) biểu thị âm đọc, và vì sao dùng chữ “tử” để biểu đạt đạo lý sở tại của chữ “tự” (字) trong chữ Hán.
Chữ “tự” có nắp che ở trên (bộ miên nằm trên chữ tử), ngụ ý là che đậy, che chắn, ẩn ý muốn nói với người đời rằng: Chữ Hán có nội hàm, nhưng nội hàm ấy không phải ở bề mặt con chữ, mà nội hàm chân chính (ý nghĩa bản nguyên) lại nằm phía sau bề mặt chữ. Cũng là nói rằng, chỉ có giải khai và phá mê được cái nắp đậy nằm che chắn ở phía trên mới có thể nhìn thấu được nội hàm thần bí của chữ Hán, mới thực sự hiểu được cái ý bản nguyên.
“Tử” (子) đại biểu cho thời thần, giờ tý, là khoảnh khắc sinh thành của thiên địa. Chữ “tự” (字) là Thần truyền, Lão Tử, Khổng Tử, Mạnh Tử… đều có chữ “tử” này. Ẩn ý tức là dưới có “tử” (con) trên sẽ có “phụ” (cha), các Thánh nhân đến thế gian là mang theo sứ mệnh đặt định văn hoá, nhưng họ vẫn chỉ là “tử” (con), trên họ còn có “phụ” (cha), và cha kia chính là chủ của vạn sự vạn vật, là đấng sáng tạo ra vũ trụ này, và đó chính là Sáng Thế Chủ.
Có thể nói rằng, các Thánh nhân từ cổ chí kim đến thế gian truyền Pháp giảng Đạo là để trải đường, đặt định nhận thức tín Thần và văn hóa tu luyện cho nhân loại. Để đến lúc cuối cùng, vào thời mạt thế Sáng Thế Chủ sẽ đích thân đến để độ nhân, cứu độ tất cả chúng sinh…
Theo Chánh Kiến
Mạnh Hải biên dịch
Video: Dục vọng gọi yêu ma, thanh tâm mời điều thiện
Có thể bạn quan tâm: