Văn hóa chính là linh hồn của một dân tộc, một quốc gia. Phá hủy đi văn hóa chính là phá hủy đi linh hồn của dân tộc, quốc gia đó. Nền văn minh Trung Hoa 5000 năm huy hoàng nhưng chỉ sau mấy chục năm gần đây đã bị phá hủy đến mức khó có thể nhận ra.
Một nền văn minh lớn
Trung Quốc là đất nước có lịch sử văn minh hàng đầu trên thế giới. Trải qua hơn 5000 năm, các triều đại nối tiếp nhau qua nhiều biến động, để lại cho nhân loại nhiều thành quả to lớn về các mặt văn hóa, khoa học kĩ thuật và nghệ thuật. Ngay từ thời kỳ Hoàng Đế Hiên Viên gần 3000 năm trước Công nguyên, người Trung Quốc đã sáng tạo ra chữ viết. Các thành tựu về y học thậm chí còn được phổ biến trước đó. Bốn phát minh lớn của nhân loại cổ đại đều thuộc về Trung Quốc, gồm la bàn, thuốc súng, nghề in và làm giấy.
Sự kết hợp các triết lý được truyền ra từ các phương pháp tu luyện Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo đã làm cho nền văn hóa Trung Hoa cổ đại trở nên sâu sắc và có sức cảm hóa. Đặc biệt là Phật giáo Đại thừa, sau khi truyền nhập vào Trung Quốc, ngoài phần tu luyện thì triết lý nhân sinh truyền ra dân gian đã làm cho văn hóa Trung Hoa cổ đại trở thành bác đại tinh thâm. Không chỉ toàn bộ khu vực Đông Bắc Á như Triều Tiên, Nhật Bản, hay vùng Đông Nam Á như Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc cổ đại mà trên toàn thế giới ít nhiều cũng tiếp nhận văn hóa Trung Quốc truyền thống. Ngay cả Voltaire, triết gia nổi tiếng của phương tây cũng nhận là học trò của Khổng Tử.
Ngày nay, nhiều người thường nhìn nhận rằng người Hán hay văn hóa Đại Hán luôn âm mưu xâm chiếm lãnh thổ, đồng hóa dân tộc khác biến ho thành nô lệ. Kỳ thực không phải vậy, khái niệm “đồng hóa” xuất phát từ lịch sử khi Trung Quốc nhiều lần bị xâm chiếm bởi các dân tộc thiểu số như người Mông Cổ (triều Nguyên), người Mãn (triều Thanh). Các sắc tộc đó có thể chiếm được Trung Quốc, nhưng sau đó lại bị cảm hóa bởi văn hóa Trung Hoa truyền thống và sử dụng chính văn hóa đó trong triều đại của họ.
Nhìn một cách khách quan thì người Mông Cổ (triều Nguyên) và người Mãn (triều Thanh) là có thể chủ động dùng văn hóa của dân tộc mình trong khi cai trị Trung Quốc. Nhưng chính nền văn hóa sâu sắc của Trung Hoa đã cảm hóa, khiến kẻ đi xâm chiếm lại dùng nó để “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Còn việc “xâm chiếm lãnh thổ” của các triều đại Trung Hoa thì có thể nói đó là một phần trong biến động của lịch sử cổ đại. Giống như nếu người Khơ Me nam bộ hay người Thượng (Tây nguyên) hiện nay nói rằng, người Việt là luôn có dã tâm xâm chiếm lãnh thổ của họ thì đó chỉ là một góc nhìn hạn hẹp về lịch sử.
Có thể nói, đỉnh cao của văn hóa truyền thống Trung Quốc là vào triều đại nhà Đường. Hoàng đế Đường Thái Tông sau khi chiến thắng Đột Quyết (Tân Cương ngày nay) đã tin dùng hơn 100 tướng lĩnh Đột Quyết, chiếm gần một nửa số quan võ trong triều Đường. Ông cũng đã từng thả cho 390 tử tù về quê ăn Tết để họ tự theo lịch hẹn mà quay lại lĩnh án. Những sự kiện đặc biệt này thể hiện mức độ bao dung và khả tín trong văn hóa truyền thống Trung Quốc. Nó cho thấy văn hóa truyền thống Trung Hoa thực chất có tính hài hòa, lấy đạo đức làm nền tảng. Nó thể hiện ở cả trong đời sống xã hội, trong trị vì của các triều đại và cả trong quan hệ với thế giới, giống như câu nói: “Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại” (Biển có thể chứa trăm sông, vì dung chứa được mà thành lớn).
Văn hóa bị phá hủy, linh hồn bị tước đoạt
Văn hóa chính là linh hồn của một dân tộc, một quốc gia. Phá hủy đi văn hóa chính là phá hủy đi linh hồn của dân tộc, quốc gia đó. Nền văn minh Trung Hoa 5000 năm huy hoàng nhưng chỉ sau mấy chục năm gần đây đã bị phá hủy đến mức khó có thể nhận ra. Thực chất gốc rễ của văn hóa Trung Quốc lấy tín ngưỡng Thần Phật làm nền tảng. Thông qua truyền giảng của các bậc thánh hiền, xã hội đời thường đã chứng nghiệm sự đúng đắn của các nguyên lý tín ngưỡng Thần Phật. Do đó nó đã thành một phần tự nhiên trong văn hóa tư tưởng của người Trung Quốc truyền thống.
Lực lượng nắm quyền bính tại Trung Quốc là ĐCSTQ theo chủ nghĩa vô Thần, chủ trương “đấu trời, đấu đất, đấu người” cho nên tự nhiên đã trở nên đối địch với văn hóa truyền thống Trung Hoa. Mao Trạch Đông nói: “Ta là hòa thượng che ô, vô Pháp vô Thiên”. Từ khi ĐCSTQ cướp được chính quyền đã không ngừng đàn áp hầu hết các nhóm người tại Trung Quốc. Từ việc tước đoạt tài sản của những người sở hữu ruộng đất, công xưởng đến tấn công trí thức, phá hủy đình chùa và phỉ báng tín ngưỡng. Tiếp đó là đàn áp sinh viên tại Thiên An Môn, bức hại Pháp Luân Công và hiện nay là bức hại phật từ Phật giáo Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương… Trong quá trình đó, nó đã phá hủy tất cả hệ thống văn hóa đạo đức truyền thống của người Trung Hoa, đồng thời cưỡng chế ép nhập một bộ văn hóa biến dị của ĐCSTQ.
Trong xã hội Trung Quốc truyền thống đến giữa thế kỷ 20, dù trong nông thông hay thành thị thì những người giàu có chính là tầng lớp có tiếng nói trực tiếp với công chúng. Họ cũng là tầng lớp trung gian truyền tải tinh hoa văn hóa tới công chúng. Do vậy đánh đổ lớp người này đã làm chấn thương xương sống của hệ thống văn hóa xã hội truyền thống. Các cuộc cải cách ruộng đất và cải tạo công thương không chỉ giúp ĐCSTQ cướp đoạt tài sản mà còn giúp thay thế vai trò truyền tải văn hóa của tầng lớp tinh hoa với công chúng. Vậy tầng lớp nào mới là nơi nắm giữ gốc rễ văn hóa?
Văn hóa truyền thống Trung Quốc được truyền ra từ ba tôn giáo lớn là Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Đó chính là nguồn khởi phát của văn hóa truyền thống. Trong khi giới trí thức Trung Quốc hàng ngàn năm qua đóng vai trò tích hợp và truyền tải văn hóa ra công chúng. Ngoài ra, với sự ổn định về tiêu chuẩn đạo đức, tầng lớp trí thức cũng đóng vai trò phán xét thị phi trong xã hội, đặc biệt có vị trí phán xét đối với các chính quyền. Do vậy, đối với lực lượng cầm quyền vô pháp vô thiên như ĐCSTQ thì việc tồn tại vai trò của tầng lớp trí thức như trong xã hội truyền thống là điều không thể chấp nhận được. Các cuộc vận động “chống cánh hữu”, đặc biệt là cuộc Đại Cách mạng văn hóa phá hủy tín ngưỡng là những diễn biến long trời lở đất tại Trung Quốc. Bản chất và mục đích thực sự của nó là nhằm phá hủy nơi khởi phát và sáng tạo văn hóa truyền thống Trung Hoa.
Công chúng phổ thông dần dần bị cắt đứt liên hệ với văn hóa truyền thống thực sự, còn thế hệ về sau đã hoàn toàn lớn lên trong “văn hóa biến dị” do ĐCSTQ tạo ra. Từ sau Đại Cách mạng văn hóa (với đúng nghĩa là phá hủy văn hóa), chính quyền ĐCSTQ chủ yếu tập trung củng cố thêm văn hóa biến dị vào xã hội Trung Quốc. Việc đàn áp các nhóm người như phật tử Phật giáo Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương chẳng qua là sự tiếp tục cuộc Đại Cách mạng văn hóa để hủy hoại văn hóa và tín ngưỡng của họ, giống như đã hủy hoại với người Hán. Riêng cuộc đàn áp Pháp Luân Công, xét về góc độ văn hóa thì lý do là vì Pháp Luân Công đã khơi gợi lại văn hóa truyền thống của người Trung Quốc như tín tâm với Thần Phật, tu dưỡng đức hạnh… Điều mà ĐCSTQ đã mất nhiều công sức để phá hủy.
Tất nhiên, vẻ bề ngoài của văn hóa đã được khôi phục như mở mang các hình thức tôn giáo, lễ hội và các hoạt động tuyên truyền về “văn hóa truyền thống” nhưng hoàn toàn theo cách đã bị ĐCSTQ bóp méo. Người Trung Quốc ngày nay cũng nói về văn hóa truyền thống, cũng tham gia lễ hội nhiều hơn, nhưng chủ yếu để kêu cầu danh lợi thay vì để sám hối, sửa lỗi theo những điều Thần Phật răn giảng. Từ góc độ tinh thần mà nhìn nhận, đa số người Trung Quốc ngày nay đã trở nên vô hồn, mất đi bản sắc dân tộc, trở thành nô lệ mất nước và dễ dàng bị khống chế điều khiển bởi ĐCSTQ.
Tất nhiên, vấn đề không dừng lại ở đó. Chính quyền ĐCSTQ đã mở rộng ảnh hưởng của nó ra toàn cầu. Một điều có thể dễ nhận thấy là người Trung Quốc ngày nay đi đến đâu là gây rắc rối đến đó, phá hủy văn hóa và môi trường đến đó. Nói cách khác là những người Trung Quốc sau khi đã bị đánh mất linh hồn, thì ĐCSTQ đã sử dụng chính sức mạnh của người Trung Quốc và đất nước Trung Quốc để mở rộng sự phá hủy của nó ra toàn thế giới. Cho nên việc hiểu rõ được bản chất và mục đích thực sự của ĐCSTQ, nấp sau yếu tố Trung Quốc là việc cần thiết để có thể chống lại được sức mạnh hủy hoại này. Chúng tôi sẽ làm rõ hơn trong các bài viết sau.