Đại Kỷ Nguyên

Giáo huấn của Tưởng Giới Thạch: Sự trọng yếu của võ đức

Tưởng Công cho rằng, về phương diện lập quốc trong thế giới ngày nay, nhất định cần chú trọng võ lực, nhưng để chân chính có được võ lực hùng hậu, cường đại, thì điều kiện tiên quyết chính là nhất định cần có võ đức, có võ lực mà không có võ đức, thì không thể phát huy lực lượng chính đáng của nó” 

Võ truyền thống đề cao võ đức, là một trong những tinh hoa của văn hóa Thần truyền Trung Hoa. Trong những năm 20 và 30 của thế kỷ 20, Tưởng Giới Thạch đặt trí lực vào phục hưng truyền thống Trung Hoa, chấn hưng Trung Hoa, và ông từng đặc biệt đề cập đến sự trọng yếu của võ đức. Mặc dù đối tượng bài diễn giảng của ông là các sĩ quan trong trường hơn là những người không học võ, nhưng điều cốt yếu của võ đức mà ông nói đến, dù là đối với người luyện võ, hay là đối với quân nhân cứu nạn, thì đều tương tự.

Ngày 9 tháng 5 năm Trung Hoa Dân Quốc thứ 30 (1941), là Ngày Quốc Sỉ. Bởi vì vào ngày này trong năm thứ tư của Trung Hoa Dân Quốc (1915), Công sứ Nhật Bản trú tại Trung Quốc, Makoto Hioki, nhân cơ hội Chiến tranh Châu Âu (Thế chiến I) đã hướng tới Trung Quốc đề xuất một hiệp ước bất bình đẳng: “Hiệp ước 21 điều”. “21 điều” được chia thành 5 chương, trước sự uy hiếp vũ lực của Nhật Bản, Vương Thế Khải đã chịu khuất phục, tuyên bố tiếp thụ một phần các yêu cầu từ chương số 1 đến số 4 trong Hiệp ước 21 điều. Vào ngày 25 tháng 5, “Hiệp ước Trung-Nhật lần thứ tư” đã được ký kết. Sự việc này đã dẫn phát các cường quốc liên tục xâm lược, bóc lột Trung Quốc. Tưởng Giới Thạch, vì để chống lại sự sỉ nhục của nước ngoài, bảo toàn Trung Hoa bất diệt, do đó vào năm Trung Hoa Dân Quốc 26 đến 30 (năm 1937 đến 1941), ông đã phát động toàn quốc kháng chiến.

Trong bối cảnh thời cục đó, vào ngày 9 tháng 5 năm Trung Hoa Dân Quốc 30, Tưởng Giới Thạch đã tham dự lễ khai giảng Học viện Quân sự Lục Địa. Ông nhắc lại các giá trị “Lễ Nghĩa Liêm Sỉ”, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của võ đức.

Tưởng Công cho rằng, việc lập quốc trong thế giới ngày nay, nhất định cần chú trọng võ lực, nhưng để chân chính đạt được võ lực hùng hậu và cường đại, điều kiện tiên quyết “chính là nhất định cần  có võ đức, có võ lực mà không có võ đức, thì không thể phát huy lực lượng chính đáng của nó”.

Một cá nhân học võ nghệ, mà không giảng võ đức, thì võ nghệ của anh ta không thể cứu dân cứu nước. Đồng thời, “Một quốc gia cũng vậy, một quốc gia nếu chỉ có võ lực, mà không có võ đức, thì sẽ trở thành quốc gia hại người và tự hại mình.”

“Trong võ đức, điều trọng yếu nhất là đức tính trong tâm chính là một chữ ‘Nhân 仁’. Một cá nhân nếu không có tâm nhân từ, thì tất cả kỹ năng võ khí đều không thể sử dụng chính đáng, mà bản thân anh ta cũng vi phản võ đức, vi phản thiên chức của võ nhân.”

Thân là một chiến binh, được thiên địa sinh dưỡng, được phụ mẫu dạy dỗ, được bách tính cung dưỡng bằng máu và mồ hôi, gặp phải lúc quốc gia gặp khó khăn gian khổ, đương lúc đối mặt với quốc gia và bách tính nguy nan, có thể vươn mình đứng lên, có thể có ý chí bất khuất, vì nước vì dân không sợ sinh tử. Bản thân đó chính là thể hiện của chữ “Nhân”, cũng chính là “có ân tất báo” mà người ta thường nói.

Tưởng Công nhấn mạnh, quân nhân nhất định phải có võ đức, “bất luận làm việc gì đều cần lấy nhân làm xuất phát điểm”.

Tưởng Giới Thạch biết rất rõ rằng nhân loại nguyên bản nên phải hỗ trợ yêu thương nhau, chứ không nên cừu hận lẫn nhau. Sau mỗi lần nổ ra chiến tranh, đến đâu cũng mưa bom bão đạn, máy bay đại bác bắn phá ầm ầm không ngớt, bản thân nó chính là tàn khốc. Làm một sĩ quan tham mưu, sau khi mệnh lệnh truyền xuống, khả năng có thể khiến hàng vạn người tử thương, “thuộc hạ của mình, sinh mệnh của mình, có thể vì mệnh lệnh này mà phải hy sinh”. Quân nhân, với tư cách là chiến binh, chính là phải chiến đấu, chính là phải sát nhân trong thực chiến, điều này là một việc thật tàn khốc. Điều này có phải là vi bội tâm Nhân, vi bội võ đức không? Tưởng Giới Thạch thuyết đạo:

“Chúng ta học chiến tranh, không phải vì chiến tranh mà học chiến tranh, mà là vì kháng chiến chống xâm lược, vì tiêu diệt chiến tranh. Chúng ta không hướng tới nước khác mà khiêu chiến hay xâm lược nước khác giống như địch nhân của chúng ta, lũ cướp nước Nhật Bản, ảo tưởng rằng tất cả các dân tộc trên thế giới đều phải nằm dưới sự thống trị của chúng, đều phải trở thành nô lệ của chúng, đây chính là ‘bất nhân’, cũng chính là ‘bất võ’.”

“Chúng ta phải biết rằng, những gì chúng ta được dạy được học, không phải để sát nhân, mà là để cứu người. Đó là học những học vấn chống lại kẻ sát nhân, nghĩa là chống lại kẻ địch, tiêu diệt kẻ địch, để cứu vãn sự sinh tồn của chính chúng ta, cứu vãn hạnh phúc của cộng đồng nhân loại thế giới.”

Tưởng Giới Thạch –

Tưởng Công tin rằng “cái gọi là võ đức: thứ nhất là ‘Trí’, thứ hai là ‘Tín’, thứ ba là ‘Nhân’, thứ tư là ‘Dũng’, và thứ năm là ‘Nghiêm’.”

Đối với một trong bốn tầng diện hàm nghĩa mà võ đức uẩn hàm, Tưởng Giới Thạch đã đưa ra giới thiệu phân biệt.

Phẩm chất thứ nhất của võ đức: chính là “Trí

“Điều mà Tổng thống nói, ‘Phân biệt đúng sai, minh bạch lợi hại, nhận thức thời thế, biết mình biết người’, chính là đại Trí của quân nhân. Có được đại Trí này, thì học thức kỹ năng và thông minh tài trí mới có thể phát huy lực lượng tài năng của anh ta sau này. “Trí” tất phải dựa vào “Nhân”, Trí của người có “Nhân”, mới là Trí của quân nhân, nếu “Trí” không phát xuất từ chữ “Nhân”, ắt thị phi bất minh, không phân biệt lợi hại, không biết thuận nghịch, nhất định không thể thành công. Từ khi Trung Hoa Dân Quốc thành lập, bao nhiêu quân nhân chịu thất bại mà nguyên nhân chính là vì điều này. Người không có tâm nhân từ, chính là có học vấn mà vô dụng;  Thậm chí tri thức càng cao, càng dễ làm nhiều việc ác. Do đó Trí thức cần lấy chữ “Nhân” làm trọng tâm.”

Tưởng Giới Thạch –

Phẩm chất thứ hai của võ đức: chính là “Tín

“Phẩm chất thứ hai là Tín. Cái gọi là ‘Tín’ chính là điều tôi thường nói về ‘3 tín tâm’ trong quân đội. Làm thượng quan cần tương tín thuộc hạ, làm thuộc hạ cần tin tưởng ngưỡng mộ thượng quan, mà điều quan trọng nhất là phải có sự tự tin đối với bản thân. Tự tin là yếu tố trọng yếu nhất để quân nhân chiến thắng cuộc chiến, quân nhân nếu không có tự tin, quyết tâm dễ dao động. Nếu tự tin rằng, sự nghiệp mà chúng ta đang làm là vì quốc gia, vì dân tộc, vì xã hội, vậy thì chúng ta nhất định có thể thành công, nhất định có thể đả phá bất cứ khó khăn nào, nhất định có thể đạt đến thắng lợi cuối cùng.”

Tưởng Giới Thạch

Tưởng Công nhấn mạnh, làm chiến binh nhất định cần bồi dưỡng tín tâm vào bản thân, khi lâm nguy cứu nạn, mới có thể hạ quyết tâm cứu quốc cứu dân, thay vì mất đi tín tâm, tự đánh bại chính mình.

Phẩm chất thứ 3 của võ đức: là “Nhân

“Như vừa nói, chữ Nhân là tối quan trọng, chúng ta cứu quốc cứu dân, hết thảy đều cần xuất phát từ Nhân. Võ đức lấy Nhân làm căn bản, không có tâm nhân từ, nhất định không có trí huệ, không có tự tin, càng nhất định không dũng cảm. Do đó quân nhân cần trang bị đức tính căn bản của “Nhân”, muốn “thành người” cố nhiên phải hành nhân, muốn “thành công” tất yếu phải hành nhân, có thể nói, quân nhân chúng ta là vì “hành nhân” mà sinh, cũng vì “hành nhân” mà tử, có thể thực hiện chủ nghĩa tam dân, lấy cứu quốc cứu thế làm nhân, chính là thành công vĩ đại của quân nhân chúng ta!”

Tưởng Giới Thạch

Phẩm chất thứ 4 của võ đức: Chính là “Dũng”

“Dũng chính là không sợ hãi. Một người nếu muốn tự tư tự lợi, anh ta sẽ lo được lo mất, không thể dũng cảm. Do đó chúng ta cần dũng cảm, cần “công nhĩ vong tư, quốc nhĩ vong gia” (vì công mà quên tư, vì quốc gia mà quên gia đình”, kiện định tín ngưỡng chủ nghĩa, minh bạch đạo lý chiến tranh, hết thảy việc làm hành vi hoàn toàn là vì muốn cứu quốc cứu dân cứu nhân cứu thế, có một loại nhận thức và quyết tâm của quân nhân, vô luận là trị quân hay tác chiến, nhất định dũng mãnh tiến lên, dù gặp khó khăn hiểm trở nào cũng không dao động, chỉ có như vậy mới phát huy được lực lượng dũng cảm của mình.”

Tưởng Giới Thạch

Phẩm chất số 5 của võ đức: đó là “Nghiêm”

“Quý vị, trên tư cách là thượng quan của người ta, là thầy giáo của người ta, cần hoàn toàn dùng võ đức làm cơ sở, dụng Nhân làm trung tâm, vậy thì quý vị chính là có thể phát huy đạo lý ‘Nghiêm’. Quý vị đối với thuộc hạ có thể nghiêm, chính là muốn thuộc hạ thành công một quân nhân vì chủ nghĩa, vì quốc gia, vì dân tộc. Quý vị cần tận lượng nghiêm khắc, bồi dưỡng ra những học sinh tài năng ưu tú và bộ đội kiện toàn. Thầy giáo đối với học sinh, thượng quan đối với thuộc hạ, quản giáo mà bất nghiêm, chính là tự mình không có tâm ‘Nhân’, vi phản võ đức. Do đó đối với thuộc hạ không dám chỉnh đốn nghiêm khắc, thậm chí lấy lòng thuộc hạ, bán ân thuộc hạ, làm như vậy, thuộc hạ không những không tôn trọng quý vị, mà còn càng ngày càng coi thường quý vị, thuộc hạ không nghe mệnh lệnh của quý vị, quý vị không cách nào chỉ huy, vĩnh viễn không thể giành chiến thắng. Do đó quân đội và trường học cần dưỡng thành những cán bộ quân nhân với yếu tố nghiêm khắc là yếu tố tối khẩn. Nghiêm là phẩm chất tối hậu của võ đức, và cũng là tu dưỡng tối căn bản của quân nhân chúng ta.”

Tưởng Giới Thạch –

Võ nhân tự bản thân giữ kỷ luật, thực hành chữ “Nghiêm” bắt đầu từ chính mình, mới có thể nghiêm khắc trị nhân.

Cuối bài phát biểu của mình, Tưởng Công thuyết đạo: 

“Tôi hy vọng rằng các học viên sẽ nghiêm thủ kỷ luật nhà trường, phục tùng mệnh lệnh thượng quan, sẽ tự giác tự động, tự lập tự cường, tập trung học thuật tinh thâm, hoàn thành tu dưỡng võ đức, minh bạch nguyên lý chiến tranh, hiểu tận thấu đáo bản chức của quân nhân, để hoàn thành sứ mệnh cách mạng của Trung Hoa Dân Quốc chúng ta.”

(Trích nguyên văn từ “Tuyển tập tư tưởng ngôn luận của Tổng thống Tưởng Công – Tập 18 – Ba mươi năm Trung Hoa Dân Quốc – Sự trọng yếu của võ đức”)
Chương Các chỉnh lý, theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version