Đại Kỷ Nguyên

Gió lớn mới biết cỏ cứng, xã hội hỗn loạn giúp nhận ra phẩm chất của một người

Người xưa có câu: “Gió lớn mới biết cỏ cứng, gian nguy mới biết ai là trung thần”. Câu nói này thực sự rất có tính triết lý! Ở vào hoàn cảnh khó khăn, trong một xã hội hỗn loạn, người ta thường vì cám dỗ mà vứt bỏ đạo đức của bản thân mình. Cho nên, càng là ở vào những thời điểm này, càng dễ nhìn ra bản chất của con người là tốt hay xấu!

Từ bản chất của con người mà xét thì ban đầu vốn là thiện ác rõ ràng, chính và tà không thể cùng tồn tại. Nhưng, nếu như ở vào thời kỳ yên ổn bình hòa thì rất khó để phân biệt ra một người là gian trá hay chân thật và nhân phẩm là cao hay thấp.

Đây là bởi vì họ có thể dùng “hoa ngôn xảo ngữ” để che giấu những gian trá này đi. Người xấu cũng có thể tùy lúc mà đeo cho mình một bộ mặt “giả nhân giả nghĩa” để trở thành người tốt.

Bởi vậy, phần nhiều là ở vào lúc gặp khó khăn gian nan mới có thể hình thành khảo nghiệm đối với tín niệm và khí tiết của một người.

Ở vào mỗi một khoảng thời gian khó khăn, ở vào nghịch cảnh, thậm chí là ở vào lúc nguy hiểm đến sinh mệnh nếu như vẫn có thể kiên trì theo đuổi tín ngưỡng và đức hạnh của bản thân mình thì đó mới thực sự là “trung thần nghĩa sĩ”, là người quân tử đáng tôn kính. Đây chính là lý do mà từ thời thiên cổ đến nay, cho dù rất nhiều “trung thần nghĩa sĩ”, rất nhiều người cho dù là bị thất bại thảm hại những vẫn được hậu nhân tán dương và kính trọng.

“Tật phong tri kính thảo, bản đãng thức thành thần” (Tạm dịch: Gió lớn mới biết cỏ cứng, hỗn loạn mới biết trung thần). Đây là câu nói giàu tính triết lý và có mang tính chất gợi ý. Trong lúc “gió yên” thì “cỏ cứng” sẽ hòa lẫn vào với những loại cỏ thông thường khác, cũng giống như trong cuộc sống bình hòa thì “trung thần” cũng dễ dàng bị lẫn lộn trong người thường vậy.

Tính đặc thù này không có hoàn cảnh để thể hiện ra nên thật khó để phân biệt. Chỉ có trải qua “gió lớn mãnh liệt” và “thời cuộc hỗn loạn” khảo nghiệm thì mới có thể nhận ra cỏ nào là mạnh và người nào là người tận tâm, trung thành, có phẩm chất cao quý mà thôi.

Thời nhà Tống có trung thần Nhạc Phi là vị tướng tận trung báo quốc. Ông không sợ sức mạnh của quân địch và lời gièm pha của gian thần, ngay cả khi tính mạng ở trước nguy hiểm cũng không tính toán cá nhân, một lòng giành lại non sông đất nước.

Quan Vũ đối mặt với đủ loại cám dỗ về vàng bạc của cải, mỹ nữ mà Tào Tháo đưa ra nhưng vẫn một lòng không phụ chủ. Văn Thiên Tường bị bắt sau nhiều lần bại trận, đối mặt với sống chết, sự uy hiếp và cả những cám dỗ “quan to lộc hậu” vẫn một lòng một dạ, không phản bội.

Người quân tử xưa, không bởi vì lâm vào nghịch cảnh, không bởi vì đối mặt với sinh tử, không bị dụ dỗ trước của cải vật chất, công danh lợi lộc mà vứt bỏ tiết tháo, phẩm chất của mình. Họ đều có tín niệm kiên định phi thường lớn.

Trong xã hội coi trọng của cải tiền bạc của chúng ta hiện nay, để tìm được một người như vậy thực sự là khó. Nhưng chính trong xã hội hỗn loạn này, nếu như ai có thể vượt qua những cám dỗ của danh lợi, không đánh mất bản tính chân thật, lương thiện, bảo vệ cái thiện, chống lại cái ác thì người ấy chính là người cao quý. Cho dù, họ có phải chịu một chút thiệt thòi trước mắt thì cuối cùng cũng sẽ nhận được phúc báo. Đó chính là phù hợp với Thiên lý!

Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version