Đã 20 năm, kể từ ngày 20/07/1999, ngày mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại những người vô tội – các học viên Pháp Luân Công…

20 năm trước, cũng ngày 20 tháng 07, trên bầu trời Trung Quốc, trời tối sầm, mây xám đen, tà ác điên cuồng rợp trời dậy đất. ĐCSTQ phát động cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp trên toàn quốc.

20 năm qua, là 20 năm các học viên tại Trung Quốc kiên định với đức tin của mình, cho dù phải mất đi sinh mạng.

20 năm qua, là 20 năm các học viên Pháp Luân Đại Pháp trên toàn thế giới phản bức hại, muốn nói với tất cả mọi người rằng, cuộc bức hại này là phi lý, cuộc bức hại này cần chấm dứt.

Chính quyền ĐCSTQ đàn áp các học viên Pháp Luân Công trên quảng trường Thiên An Môn năm 1999. (minghui.org)

Bắt đầu từ ngày 20-07 năm ấy, những tội ác kinh hoàng bắt đầu diễn ra trên đất nước Trung Quốc, và bắt đầu bị che giấu.

Một trong những điều chân chính nhất trên thế giới này, Pháp Luân Đại Pháp, bị vu khống, thóa mạ.

Những học viên Pháp Luân Đại Pháp nơi ấy đã phải chết vì một trong những quyền tự do hiển nhiên của con người: quyền có đức tin và bảo vệ đức tin.

Khi sự ghen tức và nỗi sợ hãi vô căn cứ đối với môn tu luyện đông đảo nhưng ôn hòa này đã chuyển thành hận thù vô lối, thành những dối trá, vu khống và thủ đoạn tàn độc, các học viên nơi ấy đã hiểu một điều: Im lặng trước cái xấu cũng là một tội ác. Họ đã cất lời minh oan cho Pháp Luân Đại Pháp, cất lời công lý ngay cả khi sự dũng cảm ấy là đồng nghĩa với việc có thể mất đi sinh mệnh.

Các học viên Pháp Luân Công bất chấp nguy hiểm của bản thân để tới quảng trường Thiên An Môn thỉnh nguyện. (minghui.org)

Đã bao giờ chúng ta tự hỏi điều gì đau đớn hơn: cất lời và có thể khiến mất đi sinh mệnh, hay không cất lời, và day dứt trong nỗi hối hận ước giá mà mình đã dám lên tiếng bảo vệ công lý?

Chắc hẳn cả hai đều đau đớn, và ở nơi ấy, rất nhiều người đã lựa chọn lên tiếng. Họ lên tiếng, vì lương tri mách bảo họ cần phải làm vậy, để không phải đau đớn vì trở thành người đồng lõa với cái ác và một lúc nào đó phải ước “giá như”…

Họ cũng không thể trở thành những kẻ vô ơn, khi Đại Pháp đã ban cho họ quá nhiều lợi ích nhưng đối diện với việc Đại Pháp bị vu khống, đối diện các đồng môn dũng cảm bị bức hại lại có thể làm ngơ…

Đặng Hiểu, một giáo viên thanh nhạc đang chuẩn bị tới một buổi lễ và ở đó cô sẽ cất tiếng hát. Cô hy vọng, tiếng hát từ con tim sẽ giúp nhiều người hơn nữa biết tới một tội ác kinh hoàng, mà dù đã được nhắc tới nhiều nhưng nó vẫn đang diễn ra, ngay lúc này.

“Tên tôi là Đặng Hiểu, giáo viên thanh nhạc ở trường tiểu học. Tôi đã từng mất niềm tin vào cuộc sống, đã từng bế tắc ở tuổi 22, khi gia đình ngập đau buồn bởi căn bệnh liệt cột sống của mẹ, những bữa rượu liên miên của cha… Nhưng nhờ điều kỳ diệu này, cả gia đình tôi đã thay đổi. Tôi giờ đây tràn ngập hạnh phúc vì đã biết cách hóa giải mọi muộn phiền trong cuộc sống.

Tôi cũng như nhiều người đang chuẩn bị tới buổi lễ đặc biệt hôm nay, đều đã nhận được quá nhiều lợi ích từ Đại Pháp, vậy mà có rất nhiều đồng môn như chúng tôi, chỉ vì có niềm tin và chân lý sống, lại đã và đang bị bức hại tới mất đi sinh mệnh.

Nhiều người hỏi tôi: “Thấy tốt thì cứ tu tập, đâu cứ phải đi nói khắp nơi?”

Nhưng, trái tim mách bảo tôi rằng, tôi không thể để lương tri trong bọc kín, không thể không cất lên lời công lý, vì những người không thể nói”.

Bởi như Martin Luther King nói: “Ta không chỉ phải chịu trách nhiệm với những gì mình nói, mà cả với những gì mình không nói”.

Cũng với một nguyện ước cất tiếng hát để nói lên tiếng nói của lương tri, Kaang (Nguyễn Trang), một ca sĩ trẻ mang chính bài hát mà mình đã viết tới buổi lễ và cô sẽ thể hiện nó. Là một nghệ sĩ underground đã góp giọng trong những ca khúc nổi tiếng được giới trẻ yêu thích, Kaang luôn muốn truyền đi cảm hứng trong các hoạt động nâng cao nhận thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường. Cô ấy trân quý những gì tạo hóa đã cho chúng ta, trong đó có cả quyền con người, quyền được theo đuổi niềm tin.

“Tên tôi là Nguyễn Trang, tôi là một ca sĩ và giáo viên âm nhạc. Chúng tôi đang chuẩn bị cho 1 tiết mục tham gia buổi lễ Thắp nến tưởng niệm cho những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã bị bức hại đến chết tại Trung Quốc.

Trước đây tôi đã từng có những khoảng thời gian sống trong sự vô định, hay vùi mình trong những nỗi buồn tù túng nhỏ nhoi, hoặc là chỉ quan tâm đến cảm xúc của bản thân mình.

Và cho đến một ngày, biết đến Đại Pháp, tôi biết được có một cuộc sống khác, thanh cao, tốt đẹp, rộng lớn hơn, mang tên cuộc sống vị tha, cuộc sống vì người khác. Và tôi tự hỏi, vì sao tôi được ban cho một giọng hát? Có phải chỉ để hát những lời thở than?

Tôi đã hiểu ra rằng, không, tôi có giọng hát là để có thể hát cho những người không thể hát, cất tiếng nói cho những người không thể nói.

Kaang (giữa) và Đặng Hiểu (ngoài cùng bên phải) hát trong sự kiện. (Đại Kỷ Nguyên)

Cuộc bức hại phi lý các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc đã diễn ra 20 năm rồi.

Và ngay lúc này đây nó vẫn đang diễn ra ở ngay bên cạnh đất nước chúng ta. Khi biết được sự thật này Hiểu đã thực sự bàng hoàng: Tại sao một cuộc đàn áp dã man những người theo đức tin như vậy lại diễn ra ở ngay thế kỷ này, khi mà mọi thông tin giữa những con người ở khắp các châu lục khác nhau có thể kết nối với nhau chỉ bằng một cái kích chuột trên máy tính.

Bởi vì ĐCSTQ đã 20 năm bưng bít truyền thông trong nước, tung ra thế giới những tin tức giả dối vu khống Pháp Luân Công, vu khống để che giấu tội ác và đàn áp những người luôn hướng đến môn tu luyện ôn hoà.

Đặng Hiểu và Kaang thắp nến tưởng niệm trong sự kiện. (Đại Kỷ Nguyên)

Kaang đã chia sẻ: “Chúng tôi đang chuẩn bị bản thu cuối cùng bài hát “Muốn nói với bao người” tôi sáng tác, phơi bày và phản đối cuộc bức hại tàn độc của ĐCSTQ với những người tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc”.

“Ngoài kia bừng sáng lên, vầng trời xanh cao vút thênh thang hy vọng

Thời gian đằng đẵng qua, ta đã chờ đợi tìm kiếm biết bao lâu rồi

Cũng giống như bao người.

Vạn muôn nghìn tháng năm, đời trôi đi, ai đã rớt xuống theo dòng

Giờ đây thật vững tin, Đại Pháp- từ bi chân chính cứu giúp sinh mệnh.

Muốn nói với bao người.”

Buổi thắp nến tưởng nhớ những học viên Pháp Luân Công Trung Quốc bị bức hại tới chết đã diễn ra tại một bờ biển đẹp hiền hòa đất Việt vào tối 19/07/2019.

Những ánh nến lấp lánh mà 200 học viên cùng nhau ngồi xếp hình để hiện lên thành dòng chữ 20-07 SOS và dòng chữ “Chấm dứt bức hại Pháp Luân Công”, như một lời mong mỏi của các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Việt Nam, mong muốn thức tỉnh lương tri toàn nhân loại, trước một tội ác được coi là kinh hoàng nhất trong lịch sử hiện vẫn đang còn bị bưng bít, che giấu, và đã đến lúc cần phải kết thúc nó.

Và điều vĩ đại đã triển hiện ra ngay trên bầu trời của lễ tưởng niệm, như để khẳng định sự chân chính tột cùng của Pháp Luân Đại Pháp và những đệ tử Đại Pháp! Cũng như để muốn nói rằng cuộc giao tranh chính – tà suốt 20 năm qua tuy vô cùng khốc liệt nhưng đang đến hồi kết thúc với khúc Khải Hoàn thuộc về điều chân chính.

“…cuộc giao tranh chính – tà suốt 20 năm qua tuy vô cùng khốc liệt nhưng đang đến hồi kết thúc với khúc Khải Hoàn thuộc về điều chân chính”. (Đại Kỷ Nguyên)

Những người học viên tại Trung Quốc đã dũng cảm hy sinh tính mạng của mình vì để bảo vệ quyền được làm người tốt, một người cao thượng chân chính.

Bởi họ hiểu rằng một thế giới thực sự tốt đẹp phải là bắt đầu từ mỗi một con người tốt, và sự giao hoà của nhiều người tốt hơn nữa.

Và bởi việc tốt hay xấu đều như một chiếc Bu-mê-răng, khi chúng ta ném đi nó sẽ quay trở lại với chúng ta một ngày nào đó.

Dàn hợp xướng trong sự kiện. (Đại Kỷ Nguyên)

Nhà văn Nga Aleksandr Solzhenitsyn đã từng nói: “Công lý là lương tâm, không phải lương tâm cá nhân mà là lương tâm của toàn bộ nhân loại. Những ai nhận thức rõ ràng giọng nói của lương tâm chính mình thường cũng nhận ra giọng nói của công lý”.

Chắc hẳn người tử tế nào cũng muốn mình nhận ra được giọng nói của công lý, vì đó là minh chứng của việc mình có một lương tâm cao cả. Và bởi “Thế giới đã phải chịu tổn thất rất lớn, không phải vì sự tàn ác của những người xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt” như Napoleon Bonaparte đã từng cảnh tỉnh.

Hai em bé trong sự kiện đang cầm di ảnh của các nạn nhân bị bức hại đến chết tại Trung Quốc. (Đại Kỷ Nguyên)

Chúng ta, tất cả những con người bình thường trong xã hội, luôn có quyền lựa chọn im lặng hay góp thêm một giọng nói bảo vệ công lý.

Chỉ cần một nhận thức đúng về sự thật, một lời đính chính khi ai đó nói thông tin sai, một sự thanh tỉnh lý trí khi đọc tin giả tin vu khống, hay một cái nhìn thiện cảm khi thấy học viên Pháp Luân Công tập luyện ngoài công viên… đó đã là bạn đang làm điều đúng đắn để giúp những người vô tội và công lý được thực thi.

(Đại Kỷ Nguyên)

Và thế giới này luôn vận động theo một vài quy luật, như một hiệu ứng cánh bướm, việc tốt chúng ta làm sẽ quay trở lại với chúng ta, và chắc chắn nó sẽ làm thế giới mà con cháu chúng ta sống sau này tốt đẹp hơn.

“Sẽ đến một ngày…

Trong mê, lựa chọn điều gì?

Sự thật hãy thức tỉnh lương tri

Mở rộng lòng ta, đường về chẳng xa

(Trích đoạn lời bài hát “Muốn Nói Với Bao Người” )

Chúng ta không thể tiến lên phía trước một mình.

Xin hãy cùng đặt dấu kết cho cuộc bức hại Pháp Luân Công!

videoinfo__video3.dkn.tv||60c162dc7__