Một nữ tế tư Ai Cập cổ đại chuyển sinh ở châu Âu, làm sáng tỏ bí ẩn về công dụng của cỗ quan tài đá đặt trong kim tự tháp. Khảo thí “Nhập môn” thất bại, huyễn tượng biến thành con đường nhân sinh chân thực.

Nền văn minh Ai Cập cổ đại luôn tràn đầy sắc thái thần bí, nguồn gốc và công dụng của kim tự tháp luôn là một bí ẩn khó giải khai. Như chúng tôi đã từng phân tích trong tập Bí ẩn kim tự tháp trước đây, ba kim tự tháp vĩ đại nổi tiếng nhất ở Ai Cập có thể căn bản không phải là để dùng làm lăng mộ. Nếu đó không là lăng mộ, thì cỗ quan tài đá trong mật thất quốc vương của Kim tự tháp Khufu được dùng để làm gì?

Xin chào quý vị độc giả, chào mừng các bạn đến tham khám những Bí ẩn chưa được giải đáp cùng chúng tôi!

Quan tài đá

Không gian trong mật thất của Quốc vương trống rỗng, chỉ có một “cỗ quan tài” thần bí làm bằng đá granit nhẵn bóng nằm tĩnh tại ở nơi đó. Mặc dù cỗ quan tài đá này không đẹp mắt, nhưng nó có những công dụng phi phàm.

Erzsébet Haich đến từ Hungary, một trong những thiền sư yoga nổi tiếng nhất châu Âu trong thế kỷ trước, nói rằng theo những gì cô biết thì cỗ quan tài đá được người tu luyện dùng để khảo thí. Bởi vì 3.000 năm trước, Haich đã từng nằm trong một cỗ quan tài như vậy.

Vào kiếp đó, nàng là một công chúa nhỏ tươi đẹp. Vào sinh nhật thứ 16 của nàng, phụ thân Pharaoh hỏi nàng muốn lễ vật gì. Nàng nói rằng mình muốn “nhập môn”. Ở Ai Cập cổ đại thời bấy giờ, người người đều sùng thượng tu hành. Người trẻ tuổi đều xem việc có thể làm tế tư làm vinh dự. Bởi vì các tế tư có năng lực câu thông với Thần linh. Chiếc chày sinh mệnh trong tay họ sẵn có năng lượng có thể hồi sinh người đã chết. Đại tế tư thậm chí có thể sử dụng năng lượng của Hòm giao ước (Ark of the Covenant) để sản sinh mưa gió sấm sét, điều khống thiên khí.

“Nhập môn” chính là khảo nghiệm cuối cùng trước khi trở thành một tế tư. Người thi sẽ bị nhốt trong quan tài đá của kim tự tháp để vượt qua các loại huyễn tượng khác nhau, với 7 tầng khảo nghiệm. Chỉ những người có tín niệm kiên định, khẳng định có thể vứt bỏ tự ngã mới có thể kiến giải và phá bỏ huyễn tượng, bước qua khảo nghiệm. Nếu bị mê trong một tầng huyễn tượng mà xuất không ra được, cá nhân đó sẽ chết trong quan tài đá, linh hồn sẽ tiến nhập luân hồi, huyễn tượng biến thành thực tướng, thành con đường nhân sinh mà người đó phải trải qua trong luân hồi.

Do đó khảo nghiệm “nhập môn” này có thể nói là khá hung hiểm. Pharaoh, người yêu thương con gái mình sâu sắc, đương nhiên từ chối. Nhưng tiểu cô nương tâm ý đã quyết, chuyển sang cầu cứu vị đại tế tư. Sau ba lần khẩn cầu, vị đại tế tư miễn cưỡng đồng ý.

Vào ngày khảo thí, mọi người xung quanh nàng đều khóc như sinh ly tử biệt, đứa trẻ mà nàng vừa cứu được ở bờ biển, nghĩa tử Borgham, là bi thương nhất. Nhưng công chúa nhỏ vui vẻ nằm xuống trong quan tài. Vậy nàng cuối cùng có thể bình an bước ra không?

Khảo nghiệm nhập môn

Vì không am tường thế sự, tâm thái thuần tịnh, công chúa nhỏ đã nhanh chóng vượt qua khảo nghiệm về sự sợ hãi và sự cám dỗ của mỹ thực.

Một nam tử chợt xuất hiện trong bóng tối, diện mục mơ hồ không rõ ràng, nhưng giọng nói của chàng khiến người ta thật khó quên. Chàng nói rằng đã tìm nàng rất lâu, họ đã thất tán khỏi Vườn Địa Đàng, và họ là một nửa của nhau. “Hãy để chúng ta hai hợp làm một trong chúc phúc của Thần, nàng là tân nương duy nhất trên thiên đường của ta.” Công chúa nhỏ cự tuyệt lời tỏ tình của chàng ta, và người đàn ông biến mất trong màn sương dày đặc.

Chuyển mắt một cái, nàng phát hiện mình thành một người phụ nữ già nua và mệt mỏi, hết lần này đến lần khác hỏi người khác: “Ông bà có nhìn thấy con tôi không?”

Lại chuyển mắt một cái, nàng phát hiện mình đang mặc một y phục kỳ quái, và hoàn cảnh xung quanh cũng biến trở nên vô cùng lạ lẫm. Xe trên phố có thể tự chạy, thuyền trên sông đang ợ ra khói đen, thỉnh thoảng có những con chim sắt khổng lồ bay ngang trời.

Đột nhiên một thanh niên bước tới. Đây chẳng phải là Borgham, cậu bé con nuôi vẫn đang khóc vừa rồi sao? Cậu bé đã lớn như vậy từ khi nào? Điều khiến nàng bối rối hơn nữa là người thân nhất của nàng trong ngôi đền, anh trai Imma, tự nhiên gọi nàng là “Mẹ”, còn viên quan chỉ huy của Pharaoh, Tista, đã trở thành người cha già tóc bạc của nàng. Và nàng cũng có chồng, chính là người đàn ông với bóng dáng mờ ảo trong màn sương dày đặc.

Nàng lắc đầu tự nhủ, đây là huyễn cảnh, hãy dụng tâm vượt qua quan này. Nhưng mọi thứ xung quanh nàng đều rất chân thật. Họ đang trải qua một cuộc chiến tranh khủng khiếp. Cái chết xảy ra hàng ngày, đói khát và hoảng loạn đi theo họ như bóng với hình, và đôi khi nàng không thể không liều mình trong nguy hiểm để bảo vệ mọi người.

Cả gia đình trải qua bao khó khăn gian khổ, cuối cùng cũng chịu đựng được đến khi chiến tranh kết thúc. Đêm hôm đó, khi nàng quỳ trước giường con trai và cầu nguyện, hy vọng Thần sẽ giúp cậu bé tìm lại tín ngưỡng mà cậu đã đánh mất trong chiến tranh, thì đột nhiên xung quanh bừng sáng, và một chiếc thang với bảy tầng bậc xuất hiện. Nàng kinh qua hai lần khảo nghiệm nữa, cuối cùng cũng đã leo lên được đỉnh của bậc thang, phát hiện mình với vũ trụ hợp thành nhất thể, một loại cảm giác kỳ diệu vô bỉ. Đột nhiên, giọng nói của vị đại tế tư gọi tên nàng từ xa và kéo nàng trở lại mặt đất. Hóa ra, nàng đã vượt qua khảo nghiệm.

Nhưng, vị đại tế tư cảnh báo nàng không được khinh suất. Nếu sau khi nhập môn nàng phạm sai lầm thì sẽ rớt xuống, điều đó tương đương với việc khảo thí thất bại, và nàng sẽ trải qua hết thảy mọi thứ trong huyễn cảnh trong luân hồi. Muốn nhập môn lần nữa thì rất khó. Ghi nhớ, ghi nhớ!

Người đàn ông tóc đỏ

Nàng công chúa nhỏ không quá để tâm điều đó, nàng cao hứng vì đã trở thành một nữ tế tư, làm công việc đáp nghi giải hoặc trong một phòng tiếp tân nhỏ của ngôi đền. Đồng thời, vì mẹ mất sớm, nên nàng cũng thay mẹ để bầu bạn với cha, cùng phụ thân Pharaoh tham dự công vụ. Ngày hôm đó, họ đã tiếp đãi một sứ đoàn ngoại quốc. 

Nàng choáng váng khi một vị nam tử tóc đỏ trong đó bắt đầu mở miệng nói. Bởi vì đó là giọng nói của người đàn ông mà nàng nghe thấy trong quan tài. Tuy nhiên, lúc đó chàng ta đối với nàng lại kiêu ngạo và vô lý, khiến nàng rất khó chịu.

Vào buổi tối, người đàn ông tóc đỏ đến phòng tiếp đãi của nàng để tham khảo ý kiến. Dù mới diện kiến đã tranh cãi, nhưng điều đó không ngăn cản được anh chàng ngày nào cũng đến. Dần dần, cô công chúa nhỏ bắt đầu quen với sự hiện diện của anh chàng, và không biết từ lúc nào bắt đầu nghĩ đến chàng, còn đưa chàng lên ngồi cùng chiếc xe sư tử kéo, cùng chàng hàn huyên, mà xe sư tử của nàng chỉ có thể dùng linh lực để chạy.

Rất nhanh đoàn sứ thần đã đến lúc phải trở về. Nam tử đến gặp nàng nói với cáo biệt, nói bản thân đã trở thành nô lệ của nàng, không biết sau này phải làm thế nào mới phải. Tiểu công chúa mới phát hiện, trái tim của mình cũng đồng dạng như vậy. Vào thời khắc đó, giữa hai người có một ngọn lửa bắt đầu bùng lên, lan ra toàn bộ gian phòng, khiến ý thức của nàng trở nên mơ hồ.

Đợi đến khi nàng thanh tỉnh trở lại, cảm giác những chuyện không nên phát sinh đã phát sinh. Khi nàng loạng choạng bước ra khỏi phòng, nàng phát hiện anh trai của mình là Imma đang đứng dựa vào tường trong bóng tối, dùng ánh mắt nghi hoặc nhìn nàng, rồi lặng lẽ quay lưng bỏ đi.

Rất nhanh sau đó, nàng phát hiện sức mạnh tâm linh của mình đã biến mất. Nàng đã đi tìm sự giúp đỡ của đại tế tư, nhưng đại tế tư cũng bất lực. Anh trai Imma không thể giúp nàng được nữa, bởi vì chàng đã rời khỏi ngôi đền vào ngày hôm đó, và một vị tế tư khác nói với công chúa nhỏ rằng Imma đã mất khống chế tự ngã, bởi vì tín tâm trong tu luyện của chàng đã không được giao thác vào tay Thần, mà là trên thân của một nữ nhân. Công chúa nhỏ tâm như tàn tro, bước vào khuôn viên sư tử. Tuy nhiên, nàng quên mất rằng mình đã mất hết năng lực và không cách nào điều khiển được sư tử nữa.

Những con sư tử lao vào nàng, nàng quay lưng bỏ chạy. Đó là ký ức cuối cùng trong cuộc đời nàng, đồng thời cũng là cơn ác mộng thời thơ ấu lớn nhất trong cuộc đời Erzsébet.

Người hành khất

Ba ngàn năm sau luân hồi, kiếp này nam nhân tóc đỏ đã trở thành chồng cô, anh đối với cô dịu dàng ân cần, hai người tình cảm rất tốt. Nhưng trong kiếp trước, anh đã bỏ rơi cô trong hoạn nạn.

Vào kiếp đó, cô làm công việc dọn dẹp vệ sinh trong trang viên, lau dọn sàn mỗi ngày. Một ngày nọ, một chàng trai trẻ đẹp đến trang viên, cô đã yêu anh ngay từ cái nhìn đầu tiên. Đêm đó, chàng thanh niên bước vào phòng cô, sau đó, anh ta lấy danh nghĩa đi săn bắn, thường đến gặp cô. Chẳng bao lâu họ đã có một em bé, một bé gái xinh đẹp. Nhưng nam thanh niên cự tuyệt không chịu thừa nhận mình là cha đứa trẻ, chứ đừng nói đến việc chịu trách nhiệm, rồi đơn giản là biến mất.

Cô đưa con đi tìm anh và bắt đầu cuộc sống lang thang. Sau đó, con gái của cô không thể chịu đựng được cuộc sống chung với cô và cũng bỏ cô. Cô bắt đầu tìm kiếm đứa trẻ như một người điên – người phụ nữ già nua và yếu đuối mà công chúa nhỏ đã nhìn thấy trong huyễn cảnh năm đó – cứ hỏi đi hỏi lại người khác một câu: “Ông bà có nhìn thấy con tôi không?” Rất nhiều năm trôi qua, đứa trẻ không bao giờ trở lại bên cô nữa, tim cô như tro tàn, đau lòng đến nỗi cô trở thành một người ăn xin trên đường phố.

Một ngày nọ, cô đang ăn xin trên những bậc thang nhộn nhịp nhất trong thành phố như thường lệ, một người ăn xin già nhăn nheo kéo chân cô và ngồi xuống ở đầu kia của bậc thang. “Đây là địa bàn của ta!” Cô không vui, ánh mắt như dao, lạnh lùng quét qua. Đối phương xấu hổ đứng dậy định bỏ đi. Tuy nhiên, ngay thời khắc hai ánh mắt chạm mắt, cả hai đã đột nhiên nhận ra nhau. Hóa ra lão ăn mày này chính là người thanh niên tuấn tú hồi đó. Cô khẽ buông một hơi thở dài, coi như tâm nguyện cả đời cô đã đạt, giờ cô có thể nhắm mắt xuôi tay.

Hôm đó, khi cô kể lại chuyện cũ cho chồng nghe, anh bất ngờ run rẩy nói: “Đợi đã! Để anh kể cho xong chuyện của mình đã.” Lúc đó, anh đã sống xa hoa vô độ vì thú vui của mình, và sớm đánh mất tất cả, buộc phải rời bỏ lãnh địa và lang thang khắp nơi. Sau đó, anh quay lại tìm mẹ con họ, nhưng tiếc là họ đã bỏ đi mất rồi. Dần dần, bạn bè của anh không còn muốn trợ giúp anh nữa, anh muốn đi làm cũng bị người khác từ chối, cuối cùng luân lạc thành một người ăn xin.

Người chồng than thở rằng, có lẽ kiếp này anh đã học được bài học của tiền kiếp, từ khi còn là sinh viên, anh đã không thích cuộc sống xa hoa, chỉ biết chuyên tâm vào việc học tập. Sau này công tác siêng năng, đối với người nhà cũng hết lòng chăm lo, so với người trong tiền kiếp hoàn toàn khác biệt.

Imma

Có đạo là, không phải người một nhà, không tiến vào một gia môn. Con trai của Erzsébet, Gedeon Haich, cũng có thể nhớ rõ tiền kiếp của mình.

Khi mới bốn hay năm tuổi, cậu đã thích vẽ người, và luôn thích vẽ họ màu nâu và đen. Năm sáu bảy tuổi, cậu bắt đầu nói mình đã có vợ con, nói rằng “chúng nó đều da đen, bán khỏa thân”. Họ sống trong rừng, săn bắn bằng cung tên và boomerang, sống trong những túp lều có mái nhọn và sử dụng thuyền độc mộc làm công cụ giao thông trên sông. Lúc đó, cậu bé chưa bao giờ xem qua bất kỳ cuốn sách nào về châu Phi, nhưng cậu bé đã vẽ nên cuộc sống của những người da đen bản địa châu Phi một cách sống động. Sau khi gia đình mua một chiếc thuyền, cậu biết chèo thuyền mà không cần được dạy. Năm cậu 15 tuổi, cậu được mua tặng một chiếc trống to, cậu bé mừng đến nỗi vừa đánh trống vừa khóc, nói rằng đó là tiếng trống của quê hương cậu.

Trường hợp của Gedeon sau đó đã được chuyên gia nổi tiếng về luân hồi, Tiến sĩ Ian Stevenson thu thập vào một cuốn sách. Vì là chuyển sinh giữa các chủng tộc khác nhau, hơn nữa khoảng cách rất xa, lại là trường hợp đặc biệt nên thường được mọi người đề cập.

Sau đó, trong một lần linh thị, Erzsébet nhìn thấy rằng Gedeon hóa ra là Imma, anh trai nguyên lai của cô. Sau khi Imma bỏ đi, chàng đến một bộ tộc của những người da đen bản địa. Chàng đã chữa bệnh cho họ và dạy họ tri ​​thức văn hóa. Người bản xứ như những đứa trẻ, tôn sùng chàng. Dần dần chàng yêu mến bộ tộc này, kết hôn, sinh con và sống ở đây. Sau này, chàng cũng luôn chuyển sinh ở đây, tựa hồ như đã quên mất mình là ai, nhưng cuối cùng duyên phận đã mang chàng trở lại với công chúa nhỏ mà chàng đã tâm tâm niệm niệm.

Người con nuôi Bogerham thác sinh ở Ấn Độ và trở thành một đại sư yoga. Khi anh du lịch đến Hungary, anh và Erzsébet vừa gặp đã biết nhau. Hai người hợp tác thành lập một trường dạy yoga, hướng tới thế nhân truyền thụ phương pháp thiền định của người Ai Cập cổ đại, và họ có rất nhiều tín đồ, gọi họ là những đạo sư tâm linh.

Sau đó, khi Thế chiến thứ hai bắt đầu, Erzsébet ngạc nhiên phát hiện hết thảy những gì bản thân mình đã kinh qua trong chiến tranh, chính là một huyễn cảnh cuối cùng trong chiếc quan tài đá, trong tâm không khỏi cảm xúc dâng trào, không biết sự phục hồi ký ức này phải chăng là ý vị rằng cô lại đang lần nữa vượt qua khảo nghiệm “nhập môn”?

Sau chiến tranh, cô đã tự mình biên soạn cuộc đời trong quá khứ và tương lai của mình thành một cuốn tự truyện có tên “Initiation” (Nhập môn). Trong cuốn sách, cô nói rằng đôi khi cô  thực sự tự hỏi, liệu mình có phải đang nằm trong quan tài đá, đang trải qua bài khảo nghiệm nhập môn hay không. Là huyễn cảnh hay hiện thực, đâu mới là thời điểm thực tại? 3.000 năm trước, hay 3.000 năm sau, đâu mới là chân ngã, là chính bản thân mình?

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch