Đại Kỷ Nguyên

Cả vùng hạn hán khiến dân chúng khổ sở, vua tự lấy mình làm vật tế để tạ lỗi với Trời

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Vì sao thời xưa hoàng đế được gọi là “thiên tử” – tức con Trời, thay Trời mà hành đạo, chăm lo cho dân, tất nhiên cũng chịu sự quản lý của Trời đất.

Thương Thang là hoàng đế khai quốc chiều nhà Thương, là vị vua sáng lập triều đại nhà Thương. Ông trị vì đất nước khoảng 30 năm. Theo lịch sử ghi chép, hoàng đế cuối cùng của nhà Hạ là Hạ Kiệt bạo ngược, hoang dâm vô đạo, nên bách tính trong thiên hạ đều bất mãn căm ghét, các nước chư hầu cũng chống lại. Trong “Chu Dịch cách” có viết: “Thang vũ cách mệnh, thuận hồ thiên nhi ứng hồ nhân” (tức là nhà Thương lên thay nhà Hạ là việc thuận với ý trời và hợp với lòng người).

Chân dung Thương Thang đế (Ảnh: Wikipedia)

Để tự nhắc nhở hành vi đạo đức của mình và có thể không ngừng loại bỏ những việc ác và hành thiện, ngay đến cả trong bồn tắm của mình Thành Thang cũng cho khắc những câu châm ngôn để tự cảnh giới bản thân: “Cẩu nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân” (dịch nghĩa: Nếu hôm nay có thể làm sạch mọi vết bẩn trên cơ thể, làm thân sạch sẽ, thì hằng ngày đều nên tẩy bỏ mọi thứ dơ bẩn trên người, để giúp tâm cũng được trong sạch hơn).

Thành Thang là người nhân từ khoan dung độ lượng, chân thành và yêu mến dân như con. Khi nhìn thấy người thợ săn che lưới ở tứ phương viết lời cầu nguyện: “Cầu cho tất cả cầm thú chim muông ở tứ phương, đều sẽ rơi vào lưới của ngài”, Thành Thang đã thở dài và than rằng: “Than ôi, làm như vậy thì bắt hết cầm thú chim muông mất rồi, thủ đoạn tàn khốc này chẳng khác gì của một tên bạo Chúa!”.

Do vậy, ông ra lệnh cho tháo lưới ở ba phương đi, chỉ giữ lại một phương, sau đó viết lại lời cầu nguyện là: “Muông thú nào muốn đi về bên trái thì đi về bên trái, muốn trốn về bên phải thì trốn về bên phải, chỉ những muông thú liều mạng muốn chết, mới nên vào lưới của ta!”. Các nước chư hầu sau khi biết được chuyện này đều nói: Đức hạnh của Thành Thang Đế cao tới nỗi ngay cả muông thú cũng nhận được ân huệ của ông, huống chi là con người!”. Sau đó đã có ba 36 nước quy thuận Thương Thang Đế.

Giai đoạn đầu của triều đình nhà Thương, trời liên tục hạn hán không có một giọt mưa. Thành Thang Đế ở ngoại thành lập đàn tế cầu xin trời cho mưa xuống. Sử quan phụng mệnh của hoàng đế kính cẩn đọc lời khẩn cầu với trời đất, và tự luận trách tội lỗi của nhà vua:

1. Có phải vì vua của chúng con không có chuẩn mực hành vi trong chuyện chính sự nên trời mới không cho mưa?

2. Có phải vì vua của chúng con làm cho bách tính phải cực khổ nên trời mới không cho mưa?

3. Có phải bởi mệnh quan trong triều tham lam nhận hối lộ nên trời mới không cho mưa?

4. Có phải vì tiểu nhân rèm pha phổ biến trong nước nên trời mới không cho mưa?

5. Có phải vì nữ giới can dự vào chuyện chính sự nên trời mới không cho mưa?

6. Có phải vì cung điện xây dựng to và rộng đẹp quá gây lãng phí nên trời mới không cho mưa?

“Nếu tất cả những tội nêu trên làm trời không cho mưa xuống, con xin nguyện thay đổi tất cả!”, sử quan ngày ngày cực khổ thành tâm dâng lễ và đọc lời cầu khẩn, nhưng vẫn vô vọng, trời vẫn không đổ mưa.

Khi trời hạn hán đến năm thứ bảy, Thành Thang Đế tìm một rừng dâu, tự mình cùng các quan đại thần đi cầu mưa nhưng không được. Lúc này sử quan sau khi xem quẻ bói liền nói rằng: “Ngoài việc cúng bò dê, còn phải dùng cả người làm vật tế phẩm mới được”.

Thành Thang Đế trầm tư một lát rồi nói: “Ta cầu mưa là để mang lại hạnh phúc cho dân, sao có thể để bách tính phải hy sinh được chứ, nếu nhất quyết phải làm như vậy để ta làm vật tế phẩm vậy!”.

Thế là ông hạ lệnh cho người cắt tóc và móng tay, tắm rửa sạch sẽ, và hướng lên trời cầu khấn: “Chỉ một mình con là người có tội, cầu xin trời đất đừng làm liên lụy tới muôn dân; vạn tội của muôn dân, đều là chỉ ở một mình con, cầu xin trời Phật hãy trừng phạt một mình tội vương con thôi!

Sau khi khấn cầu trời đất xong, Thành Thang Đế từ từ tiến tới đống củi cao ngất trước mặt. Khi quân lính chuẩn bị châm hỏa, bỗng một cơn cuồng phong gió lớn gào thét, sấm chớp đùng đùng, sau đó là một cơn mưa như trút xuống.

Mọi người đều cho rằng chính tấm lòng ngay thẳng, chính trực, không nghĩ đến bản thân, coi mình là sinh mệnh được an bài để lo cho dân dân cho nước của Thành Thang Đế đã cảm động trời cao, nên mới ban mưa xuống cho dân yên cảnh thái bình mà không mất đi một vị hoàng đế có phẩm hạnh cao quý.

Phàm những người làm vua làm quan mà lấy những điều nhân nghĩa đạo đức là chuẩn tắc trị vì thì tự nhiên thiên hạ người ta theo về và trông vào mình mà học hỏi. Khổng Tử nói rằng: ‘Vi chính dĩ đức, thí như bắc thân cư kỳ  sở,  nhi chúng tính củng chi’. Nghĩa là:  làm việc chính dùng lấy đức, ví như sao Bắc thần đứng một chỗ, mà các sao chầu về cả (Luận ngữ) 

Người xưa đều coi vua là ‘thiên tử’ – con Trời, tức là vua thay Trời trị dân, hành đạo. Giáo lý của Khổng Tử quan niệm rằng Trời với người là cùng đồng một thể. Cứ theo cái lý tưởng ấy thì người làm vua phải theo lòng dân mà điều khiển sự chính trị của mình, thich cái thích của dân, ghét cái ghét của dân. Lòng tự nhiên của dân là muốn điều lành, ghét điều ác, theo cái lòng ấy mà trị dân thì tất là dân yêu mến như cha mẹ. nếu ông vưa nào trị dân mà yêu cái dân ghét, ghét cái dân yêu là làm những điều trái với mệnh trời thì người khác được quyền ‘điều dân phạt tội’, nghĩa là cứu dân mà đánh người có tội, như vua Thang đánh vua Kiệt, vua Vũ vương đánh vua Trụ vậy. Ngày nay, Tập Cận Bình cũng theo đuổi chiến dịch Thiên võng, tức “Lưới trời” truy quét những kẻ làm quan chức dưới thời Giang Trạch Dân tham ô tham nhũng, giết hàng triệu người dân vô tội trong những cuộc thảm sát kinh hoàng như đàn áp Pháp Luân Công, đàn áp Phật giáo, Tây tạng, dìm hàng ngàn thanh niên tri thức yêu nước trong biển máu của thảm sát Thiên An Môn.

Ai có thể đứng về phía chính nghĩa bảo vệ người lương thiện ấy chính là bậc quân tử. Chính thể Khổng giáo tuy là chính thể quân chủ, nhưng cái quyền ông vua đối với dân không khác gì cái quyền người cha đối với các con. Người làm vua trong nước phải có nhân có đức, lo cho dân được an cư lạc nghiệp, đươc cường thịnh vẻ vang như cha lo cho con vậy. Ông vua tuy làm chủ tế cả nước nhưng không được chuyên chế, việc gì cũng hải theo lẽ công bình mà làm. Vưa mới quan đều lấy sự lợi dân là chủ đích. Thành thử trong nước có vua, có quan mà vẫn lấy dân làm trọng hơn cả,. Nếu người đời mà thực hành được lý tưởng ấy thì sẽ tạo thành rất công bình khắp nơi trong thiên hạ đều sẽ ngợi ca, khâm phục.

Kiên Định biên dịch

Xem thêm:

 

Exit mobile version