Đại Kỷ Nguyên

Hiểu được chữ ‘Kính’ này sẽ giúp bạn vạn sự hanh thông, vạn sự thành

Lần giở cuốn “Lục sự châm ngôn” của Diệp Ngọc Bính thời nhà Thanh, trong đó có câu: “Chỉ là một chữ “Kính” mà lại tốt như vậy, khi vô sự biết kính cẩn, tự khắc chế bản thân, khi ứng phó sự việc lại kính cẩn trước sự việc, khi đọc sách thì kính cẩn đọc sách”.

Nếu dịch những câu châm ngôn này thành bạch thoại, thì có nghĩa là chữ “Kính” này rất tốt. Khi bình an vô sự, thì thận trọng khắc chế bản thân, giữ vững tiết tháo. Khi xảy ra sự việc thì đối đãi một cách nghiêm túc, chăm chỉ, là có thể xử lý tốt công việc. Khi đọc sách có thể đọc một cách kính cẩn, miệt mài thì sẽ thông hiểu toàn bộ nội dung cuốn sách.

Một chữ “Kính” xuyên suốt mọi phương diện trong kiếp nhân sinh. Phàm những người coi trọng chữ “Kính” đều là những người làm người, hành sự thành công.

Kính Trời kính đất kính quỷ Thần

Tục ngữ có câu, người đang làm, Thần đang nhìn, trên đầu ba tấc có Thần linh. Khi làm bất cứ việc gì, nếu trên không trái với ý Trời, dưới không nghịch với đất, xứng đáng với Trời đất và lương tâm, thì chính là “Kính”. Có tâm kính sợ này bạn mới biết kính cẩn câu thúc bản thân, giữ gìn thân trong sạch, giữ vững tiết tháo. Dẫu chỉ là một việc xấu con người làm mà không ai biết, cũng đã là vượt quá phép tắc, quy củ rồi.

Kính Thánh kính hiền kính trưởng tôn

Người ôm giữ chữ “Kính” trong tâm đối với lời dạy của bậc Thánh hiền, với lời giáo huấn đức hạnh của bậc trưởng bối, thì sẽ khắc ghi trong tâm, chẳng dám lười biếng, trễ nải. Có thể coi Thánh hiền là tấm gương, coi đức hạnh là quy phạm để câu thúc nhất cử nhất động, nhất ngôn nhất hành của bản thân, khiến bản thân luôn nằm trong quy củ, không dám vượt qua. Như vậy cũng có thể dưỡng thành một con người có phẩm chất đoan chính.

Người ôm giữ chữ “Kính” trong tâm, mới biết tự mình tu dưỡng và hành xử theo lời dạy của bậc trưởng bối. (Ảnh: wikipedia.org)

Kính nghiệp kính sự kính phép tắc

Kính cẩn là sự tôn trọng phát xuất tự nội tâm.

Chỉ khi có được sự tôn trọng tự trong tâm, thì khi đối diện với chức nghiệp, khi đối diện với sự vụ, khi ứng phó với những phép tắc, chế độ mới cẩn thận với nó. Làm tốt công việc trong bổn phận của mình, xử lý tốt sự vụ thì cũng có thể tuân thủ các quy phạm phép tắc.

Chữ “Kính” tốt như vậy, nên trong cuộc sống hàng ngày, khi đối nhân xử thế, chúng ta nên có thêm vài phần tâm kính sợ mới phải.

Theo BLdaily

Nhã Văn biên dịch

Exit mobile version