Đại Kỷ Nguyên

Hình ảnh hiếm về những ông hoàng bà chúa và các đạo thánh chỉ Việt Nam thời xưa

Lời toà soạn: Lịch sử 5000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những quan niệm mới có phần thiên kiến, lệch lạc, lịch sử ấy đã bị cải biên và nguỵ tạo nhiều. Với mong muốn phục hưng lại nền văn minh vĩ đại cũng như những truyền thống đạo đức quý báu, chúng tôi tiến hành loạt bài về lịch sử Á Đông gửi đến quý độc giả, ngõ hầu phá giải được những quan niệm sai lệch hiện nay. 

Khi chế độ vua quan ở Việt Nam lùi vào dĩ vãng, những hình ảnh của vương triều phong kiến cũng theo đó mà phủi một lớp bụi thời gian. Giờ đây khi nhìn lại, người ta có thể thấy được cả một quá khứ vàng son với những câu chuyện lịch sử như đang ùa về. 

Thánh chỉ của vua chúa Việt

Văn tự trên thánh chỉ đều sử dụng chữ Hán. Điểm khác biệt duy nhất của thánh chỉ vương triều Việt Nam so với Trung Quốc là kích thước và chất liệu của thánh chỉ.

Hai mặt của thánh chỉ đều dùng một loại bột vàng bạc thêu và chế tác thêm những hình vẽ đẹp mang nghĩa cát tường, phong cách đậm chất Á Đông như: Thanh Long, Chu Tước, Huyền Vũ, Tường Vân…

Những hình hoạ trang trí trên thánh chỉ cho thấy sức tưởng tượng vô cùng phong phú của con người thời bấy giờ. Dưới đây là hình ảnh các đạo sắc phong, thánh chỉ của vua chúa Việt Nam thời trung đại.

Trong thời cổ trung đại, các vua Việt Nam chỉ cho phép sử dụng chữ Hán trong những trường hợp long trọng, những nghi thức linh thiêng, cao quý. Chỉ có tài liệu của vua quan mới được dùng tới chữ Hán, thường dân hầu như không có cơ hội dùng thứ chữ thánh hiền này.

Thuận theo sự phát triển của lịch sử, chữ Hán ở Á Đông đã trải qua nhiều phong ba bão táp và bị cải biến rất nhiều. Ở Việt Nam, sau năm 1950, cải cách giáo dục ở miền Bắc đã loại bỏ hoàn toàn việc dạy chữ Hán trong trường học. Ở Nhật Bản, thời Minh Trị Duy Tân cũng có trào lưu kêu gọi bỏ chữ Hán.

Nhưng sự triệt tiêu chữ Hán dữ dội nhất là ở Trung Quốc. Đầu thế kỷ 20, nhiều trí thức tân học của nước này kêu gọi loại bỏ chữ Hán. Lỗ Tấn, một người nổi tiếng cực đoan thậm chí đã tuyên bố đầy hằn học: “Bất phế Hán tự, Trung Quốc tất vong” (Không bỏ chữ Hán, Trung Quốc tất mất).

Năm 1949, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập, từng có ý định dùng bính âm (một kiểu phiên dịch theo chữ cái la-tinh) để thay thế Hán tự nhưng bất thành. Tuy nhiên, cuối cùng, lãnh đạo ĐCS Trung Quốc cũng thực hiện được ý định của mình khi tiến hành cải biên chữ Hán, đổi từ chữ “chính thể” trước đó sang “giản thể” sau này, cắt đi rất nhiều nội hàm văn hoá bên trong mỗi chữ.

Hiện tại, các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc đều đã đưa việc dạy Hán văn cổ vào trường học như một cách để quay trở lại truyền thống. Đài Loan cũng không dùng chữ giản thể như ở Trung Quốc mà dùng chữ chính thể với đầy đủ nét nguyên gốc. Ở Việt Nam, gần đây từng nổ ra cuộc tranh cãi gay gắt về việc nên hay không dạy chữ Hán trong trường học.

Cuộc tranh luận dù chưa ngã ngũ nhưng những người phản đối và có tư tưởng “bài Trung” xem ra đã có một nhầm lẫn. Chữ Hán cổ hoàn toàn khác với Trung văn hiện tại mà Trung Quốc đang dùng, hai khái niệm là hoàn toàn khác nhau. Chữ Hán cổ là di sản truyền thống chung của cả Á Đông, hoàn toàn không phải là con chữ biến dị, đã qua cải tổ, cắt ghép như ngày nay.

Mỗi chữ Hán cổ là một thể sinh mệnh hoàn chỉnh, đó là sự kết tinh của những bối cảnh văn hóa, quá trình phát triển lịch sử và kinh nghiệm xã hội trong suốt chặng đường trưởng thành của một dân tộc.

Cùng với việc giản hóa chữ Hán, văn hóa truyền thống bị bỏ rơi, đạo đức suy thoái, xã hội hỗn loạn, con người thiển cận.

Ví dụ, chữ Thân 親 tức thân thích, thân hữu. Gồm bộ tân 辛 bên trái, và chữ kiến 見 bên phải, hàm nghĩa của bộ tân tức là vị cay, tượng trưng cho sự gian khổ, kiến tức là gặp mặt, nhìn thấy nhau; cho dù trong lúc khó khăn nhất, những người thân vẫn có thể luôn ở bên cạnh và tương trợ lẫn nhau, vẫn luôn thăm viếng và giữ được tình cảm khăng khít. Chữ giản thể đã bỏ mất đi chữ kiến chỉ còn lại bộ tân, anh em, vợ chồng, cha con vì bước đường mưu sinh gian khổ đã không còn nhìn mặt nhau nữa.

Hương  郷「hương 」thay đổi thành乡 mất đi「lang」「郎」 (đàn ông , chồng). Ở nông thôn Trung Quốc ngày nay những thanh niên rời xa nhà, đi đến các đô thị làm việc, chỉ còn lại những đứa trẻ và người già.

Ái「愛」ý nghĩa là tình yêu, gồm bộ tâm 心 (con tim) và chữ thụ 受 (chịu đựng), tình yêu thương chính là sự chấp nhận và tình nguyện hi sinh. Chữ giản thể đổi thành 爱, mất đi chữ tâm (trái tim). Trở thành tình cảm (tình yêu) hời hợt bên ngoài không có con tim.

Chữ giản thể bỏ bộ “tâm” (màu đỏ) ra khỏi chữ Yêu, nghĩa là Yêu không có trái tim? (Ảnh: tinhhoa.net)

Những bức ảnh cổ về các thành viên trong hoàng thất Việt Nam 100 năm trước 

Thế kỷ 19, vương triều Nguyễn trải qua một cuộc bão táp lớn chưa từng có. Việt Nam trở thành thuộc địa của người Pháp. Người Pháp vào Việt Nam cũng mang theo công nghệ nhiếp ảnh. Cũng nhờ vậy, hình ảnh quý hiếm về các thành viên trong hoàng thất đều được lưu giữ lại, đều là do người pháp chụp.

Vua Thành Thái (Ảnh chụp năm 1900)

Hai vị phi tần của vua Thành Thái, trang phục hai bà mặc lúc bấy giờ cũng tương tự như áo dài của Việt Nam hiện nay.

Cảnh xuất hành của vua Duy Tân, con trai của vua Thành Thái.

Hình ảnh tiểu hoàng đế Duy Tân cùng những người tùy tùng.

Ảnh chung của vua Khải Định (bên phải) và các quan đại thần.

Khải Định là vị vua được người Pháp nâng đỡ ủng hộ, là cha của vị vua cuối cùng của Việt Nam vua Bảo Đại.

Ảnh hoàng hậu Nam Phương vị hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam khi kết hôn.

Ảnh một trong những phi tần của vua Bảo Đại, Anh phi.

Hoàng thái tử và quan đại thần trong lễ sắc phong thái tử của vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của Việt Nam.

Trang phục lên triều của vua Bảo Đại.

Hình ảnh vị thái hoàng thái hậu, bà nội của vua Bảo Đại.

Vua Bảo Đại trong một chuyến công tác tới Paris, Pháp

Kiên Định 

Xem thêm:

 

 

Exit mobile version