Từ một họa sĩ thất nghiệp, Adolf Hitler vươn lên đỉnh cao quyền lực, trở thành kẻ độc tài phát xít – lãnh tụ của Đảng Quốc xã gây ra cái chết thảm thương của hơn 12 triệu người gồm người Do Thái và những người thiểu số khác của châu Âu. Việc khám phá các trại tập trung của Đức Quốc xã vào cuối Thế chiến II đã cho thấy sự tàn sát người kinh hoàng có hệ thống, dẫn đến một trong những chương đen tối nhất trong thế kỷ 20.
Mầm mống tà ác từ sự vô Thần
Adolf Hitler sinh ra trong một gia đình theo Công giáo. Ngay từ khi còn nhỏ, Hitler luôn nghi ngờ về đức tin, không quan tâm các giáo lý Công giáo cũng như không bao giờ tham gia các nghi lễ của Giáo hội Công giáo.
Những người quen của Hitler kể rằng, Hitler thường bày tỏ sự khinh miệt đối với Kitô giáo, và thậm chí trong một lần nhận Thánh Thể tại Thánh Lễ, cậu ta đã nhổ Thánh thể vào lòng bàn tay rồi bỏ vào túi áo. Khi trưởng thành, Hitler thường xuyên lăng mạ tôn giáo và những người thực hành theo Đức tin. Các giá trị Kitô giáo đều nhấn mạnh về sự từ bi, bác ái, điều mà Hitler luôn khinh thường và coi là yếu hèn. Hitler mô tả Kitô giáo như là một sự “ngớ ngẩn”, “một phát minh của bộ não bị bệnh”…
Các cố vấn thân cận của Hitler như Bộ trưởng Tuyên truyền Goebbels, trùm SS Himmler, trùm Gestabo Heydrich và lãnh đạo Đảng Quốc xã Bormann đều là những người vô Thần rất ghét Kitô giáo và luôn tìm cách tẩy sạch ảnh hưởng của Kitô giáo khỏi Đức.
Sử gia Allen Bullock viết: “Từ khi còn nhỏ, Hitler không dành chút thời giờ cho giáo lý Công giáo, coi đó là một thứ đạo chỉ thích hợp cho người nô lệ, và ghê tởm các nguyên tắc luân lý của Công giáo”. Albert Speer, Bộ trưởng Khí tài và Chiến tranh của Hitler đã viết rằng Hitler đã nói với ông ta: “Tại sao phải là Cơ đốc giáo với sự hiền lành và tánh bợm của nó?”.
Thông tin tình báo Mỹ thu được cho thấy Hitler đã muốn “tẩy sạch” Kitô giáo trước cả khi Thế chiến II xảy ra, nhưng Hitter đã xem Nhà thờ Quốc gia như một phương tiện để củng cố chính sách của mình. Trong thời kỳ mới lên nắm quyền, trong các bài diễn thuyết công khai Hitler đã dùng những lời hoa mỹ để bày tỏ sự chấp thuận với Kitô giáo.
Là một chính trị gia xảo quyệt và muốn thao túng nước Đức, Hitler hiểu những gì ông ta cần phải nói để duy trì quyền lực cũng như cần sự ủng hộ của dân chúng Đức, phần đông theo Công giáo và Tin lành Lutheran. Đó là lý do tại sao những lời tuyên bố công khai của Hitler và những quan điểm cá nhân của ông ta hoàn toàn trái ngược nhau.
Năm 1933, nhóm Kitô giáo Đức do Đức Quốc xã dẫn đầu đã nắm quyền kiểm soát Giáo hội Tin Lành Đức đã soạn thảo một “Giáo hội Đế chế Quốc gia” để phù hợp với ý thức hệ của Hitler. Giáo hội Đế chế Quốc gia của Đức duy nhất có quyền hạn và chức năng kiểm soát tất cả giáo phái trong ranh giới Đế chế bao gồm:
- Giáo hội Quốc gia không có học giả, giáo sĩ, mục sư hoặc linh mục.
- Giáo hội Quốc gia tuyên cáo rằng cuốn Mein Kampf (Cuộc tranh đấu của tôi – cuốn tự truyện của Hitler) là tài liệu vĩ đại nhất trong tất cả các tài liệu…
- Giáo hội Quốc gia dẹp bỏ mọi Thánh giá, Kinh thánh và hình ảnh của các Thánh.
- Thánh giá Cơ đốc phải được dỡ bỏ khỏi tất cả nhà thờ, thánh đường và nhà nguyện… và thay vào đấy là biểu tượng duy nhất không gì chế ngự được: Chữ thập ngược.
Để đáp lại việc Hitler tiếp quản và thao túng Nhà thờ Quốc gia, một nhóm các tu sĩ đã thành lập Giáo hội Xưng tội vào năm 1934 với mục đích đưa Giáo hội trở lại những điều cơ bản của Phúc Âm Chính giáo. Ngay lập tức, Hitler ra lệnh bắt giữ hàng nghìn linh mục, nữ tu và cấp lãnh đạo thế tục, vu khống họ về tội “kém đạo đức” hoặc “buôn lậu ngoại tệ”.
Tháng 5/1939, Hitler ra lệnh viết lại Kinh thánh, trong đó điều răn thứ nhất của Kitô giáo: “Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự” được Hitler sửa lại thành: “Thờ phượng lãnh tụ và cấp trên trên hết mọi sự”.
Vào giai đoạn đỉnh cao quyền lực, Hitler đã yêu cầu mỗi gia đình Đức phải có một cuốn Mein Kampf. Năm 1943, toàn nước Đức đã lưu hành khoảng 9,2 triệu cuốn Mein Kampf với lệnh phải đặt nó trang trọng trên bàn thờ Chúa thay thế cuốn Kinh thánh. Và bắt đầu từ đây, kẻ độc tài Hitler nhào nặn ra thứ tà giáo Phát xít chuyên khủng bố, vu khống, hãm hại bắt đầu vươn vòi bạch tuộc tàn sát những con người vô tội.
Hittler: “Chống lại đức tin luôn luôn khó khăn hơn so với việc chống lại kiến thức”.
Tư tưởng cực đoan và bệnh hoạn của kẻ độc tài
Adoft Hitler và Đức Quốc xã lên nắm quyền ở Đức vào năm 1930 trên nền tảng của chủ nghĩa dân tộc Đức, sự thuần chủng chủng tộc và mục tiêu thao túng toàn cầu. Hitler lập luận rằng, người Đức là chủng tộc cao hơn tất cả các dân tộc khác trên thế giới và hắn ta bị ám ảnh bởi ‘sự thuần khiết chủng tộc’. Hitler đã sử dụng từ ‘Aryan’ để mô tả ý tưởng của mình về dòng máu thuần chủng của Đức còn được gọi là Herrenvolk, và nâng lên đến tầm mức cực kỳ bệnh hoạn: “Chủng tộc Aryan là chủng tộc thượng đẳng có quyền thống trị thế giới”.
Thuật ngữ Aryan có nguồn gốc từ ngôn ngữ Ấn Độ cổ đại, có nghĩa là ‘cao quý’ để mô tả tầng lớp thượng lưu trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Hitler và Đức quốc xã đã liên kết từ ‘Aryan’ với từ tiếng Đức ‘Ehre’, có nghĩa là ‘danh dự’ và đặt định Aryan có nghĩa là ‘những người đáng kính’. Đức quốc xã tin rằng người Aryan có “dòng máu thuần khiết” nhất và là “chủng tộc thượng đẳng” trên Trái Đất.
Lý thuyết “chủng tộc thượng đẳng” là một quái thai trong lịch sử loài người. Nó là con đẻ của Học thuyết Darwin về Xã hội (Social-Darwinist Ideology) với việc áp dụng nguyên lý đấu tranh sinh tồn trong thế giới tự nhiên của Darwin vào xã hội loài người: Trong quá trình tiến hoá, thông qua quá trình đấu tranh sinh tồn, chủng tộc nào thông minh hơn, khoẻ mạnh hơn, thích nghi với môi trường tốt hơn sẽ là chủng tộc có quyền tồn tại; chủng tộc nào dốt nát, ốm yếu, kém thích nghi với môi trường sẽ bị đào thải.
Trong mắt Hitler, các dân tộc quốc gia khác chỉ là những con vi trùng. Đặc biệt người Do Thái bị coi là những ký sinh trùng. Họ không có quyền của một con người. Hitler tin rằng ưu thế Aryan đang bị đe dọa đặc biệt bởi người Do Thái.
Có điều là tại sao Hitler và Đảng Đức Quốc xã của hắn lại xếp “chủng tộc Do Thái” (mà không phải là dân tộc khác) vào loại hạ đẳng và là đối tượng cần phải bị tiêu diệt. Lý do là vì cộng đồng người Do Thái là những người rất thông minh, trí tuệ và năng động, họ đã đạt những thành tựu lớn trong mọi lĩnh vực và nắm giữ những vị trí cao trong tầng lớp thượng lưu tại Đức cũng như ở Châu Âu.
Đặc biệt hơn, người Do Thái là một dân tộc hữu Thần trọng đức tin. Mọi suy nghĩ và hành động của người Do Thái chỉ có duy nhất hướng về Thiên Chúa. Họ thuộc về Thiên Chúa chứ không phải một người hay tổ chức nào, và điều này đã đi ngược lại với “Giáo hội Đế chế Quốc gia” của Hitler, nơi gã được coi là Thượng Đế và cuốn Mein Kampf của hắn được coi là Kinh thánh. Vì thế, trong con mắt của một kẻ có tư tưởng cực đoan và bệnh hoạn như Hitler, người Do Thái đã trở thành địch thủ của Đức Quốc Xã.
Thêm nữa, bản thân Hitler rất đố kỵ với người Do Thái. Trong cuốn Mein Kampf, Hitler khẳng định đã nuôi dưỡng tư tưởng bài Do Thái khi còn là một họa sĩ nghèo hèn thất nghiệp ở Vienna (Áo), vì hắn nhận thấy rằng người Do Thái đều là những người thành danh, có vị trí cao trong xã hội.
Khi lên nắm quyền Quốc trưởng của nước Đức, Hilter không chấp nhận một dân tộc “tin Chúa” đầy trí tuệ không chịu tin và nghe theo cương lĩnh Giáo hội Đế chế Quốc gia của hắn. Kết quả là một chiến dịch vu khống, xảo trá đã được Hitler và Đảng Quốc xã dựng lên, nhằm thực hiện chính sách hủy diệt toàn diện người Do Thái chưa từng có trong lịch sử loài người tính đến thời điểm ấy.
Hitler: “Cách tốt nhất để nắm quyền kiểm soát một người và kiểm soát họ hoàn toàn là tước đoạt một chút tự do của họ tại một thời điểm nhằm làm xói mòn quyền ấy theo cách giảm dần 1.000 lần cho tới khi không thể nhận thấy. Bằng cách này, mọi người sẽ không thấy các quyền ấy cho đến khi nó bị loại bỏ không thể đảo ngược được”.
Chiến dịch vu khống, bôi nhọ và hủy diệt người Do Thái
Mùa hè 1920, trong những ngày sống lang thang ở thành Viên, họa sĩ thất nghiệp Adolf Hitler đã để ý đến tầm quan trọng của việc hùng biện và tuyên truyền, Hitler viết trong cuốn tự truyện Mein Kampf: “Uy lực trong lịch sử tạo ra những cơn lốc về tôn giáo và chính trị từ ngàn xưa đều là uy lực thần kỳ của lời nói, và chỉ do lời nói mà thôi… Chỉ có thể khích động quần chúng bằng uy lực của lời nói.. ”.
Một trong những hành động đầu tiên của Hitler khi lên làm Thủ tướng chính là thành lập Bộ Tuyên truyền nhằm khẳng định niềm tin của ông ta rằng, việc kiểm soát thông tin và tuyên truyền vu khống cũng quan trọng như kiểm soát quân đội và nền kinh tế. Hitler bổ nhiệm Joseph Goebbels làm Bộ trưởng và thông qua Bộ này, Goebbels đã có thể thâm nhập hầu như mọi hình thức truyền thông Đức, từ báo chí, phim ảnh, đài phát thanh, áp phích, các cuộc biểu tình cho đến các cuộc triển lãm bảo tàng, và sách giáo khoa nhằm tuyên truyền cho các mục đích của Đức Quốc xã.
Đảng Quốc xã đã sử dụng công cụ tuyên truyền để kiểm soát suy nghĩ của người dân, kích động hằn thù và khuyến khích mọi người cùng nhau đánh bại kẻ thù của Đức quốc xã là người Do Thái. Bộ máy tuyên truyền của Đức Quốc xã đã sử dụng triệt để để khuấy lên sự sợ hãi, cường điệu, dối trá và vu khống, khiến người dân Đức đều tin rằng ‘Người Do Thái là sự bất hạnh của chúng ta’.
Hitler đưa ra những chỉ thị sau đây cho Bộ trưởng Tuyên truyền Goebbels: “… liên tục tạo thêm nghi vấn về người Do Thái một lần nữa, một lần nữa và một lần nữa, liên tục không ngừng. Những cảm xúc ác cảm nếu nhẹ thì cần phải được khai thác thêm tàn nhẫn, và mọi cảm xúc ác cảm với người Do Thái phải được nâng cao bằng mọi giá”. – Adolf Hitler.
Trong trường học và nhà thờ, mọi người được truyền bá giáo lý của Đức Quốc Xã. Phụ nữ được khuyến khích có nhiều con và ở nhà vì Đức quốc xã nhận ra vai trò quan trọng mà các bà mẹ có thể là một “kênh” truyền bá tư tưởng thống trị độc ác của Đảng Quốc xã lên tư tưởng con cái của họ. Tất cả trẻ em Đức đều phải sinh hoạt trong Hội Phong trào Thanh niên Hitler, nơi chúng buộc phải học ý tưởng của Đức Quốc xã, và các bé trai được dạy sử dụng vũ khí. Thậm chí trong sách thiếu nhi, người Do Thái được mô tả như là “nấm độc” và trẻ em được dạy rằng nấm độc có hại, nên chúng liên kết hình ảnh nấm độc trong sách với người Do Thái.
Sau tuyên truyền phỉ báng vu khống người Do Thái, Hitler khởi động chiến dịch “Aryan hóa” (Aryanization) nhằm tịch thu tài sản và các doanh nghiệp của người Do Thái, đồng thời sa thải họ ra khỏi các dịch vụ dân sự… và các bác sĩ, luật sư người Do Thái không được phép hành nghề. Tháng 5 cùng năm đó, Hitler ra lệnh đốt tất cả các cuốn sách được viết bởi các tác giả người Do Thái và không phải người Đức trong một bầu không khí nghẹt thở bởi đám đông sinh viên đầy kích động tại trước cửa Nhà hát Opera (Berlin).
Năm 1935, Luật Nuremberg đã đưa ra nhiều chính sách chống Do Thái và vạch ra định nghĩa về người Do Thái. Bộ máy tuyên truyền của Đức Quốc Xã đã “đung đưa” những lời dối trá nhằm cho dân chúng Đức tin rằng người Do Thái là một chủng tộc riêng biệt và không có quyền bỏ phiếu.
Hitler: “Mọi lời nói dối dù lớn hay nhỏ, sẽ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần cho tới khi mọi người sẽ tin điều đó”.
(Còn tiếp)
Thiên Lý