Đại Kỷ Nguyên

Hổ không ăn thịt nhầm người

Ảnh minh họa: Bộ tranh "Nhị thập tứ hiếu" của họa sĩ Trần Thiếu Mai.

Thế nào là người tốt, người xấu? Đối với những người khác nhau có thể có những tiêu chuẩn khác nhau. Tuy nhiên ngày nay, với sự trượt dốc của đạo đức, nhiều người tôn sùng quyền lực, tiền bạc, theo đuổi danh – lợi – tình khiến các khái niệm tốt và xấu bị đảo lộn. Nhưng ở một không gian khác, người tốt và xấu có thể nhìn thấy rất rõ ràng.

Kỷ Hiểu Lam đã kể một câu chuyện có thật như vậy trong tác phẩm nổi tiếng “Duyệt vi thảo đường bút ký” của ông.

Mẫu thân của Kỷ Hiểu Lam từng thuê một cụ bà họ Trương tới nấu ăn. Bà đến từ Phòng Sơn, sâu tại Tây Sơn. Bà kể lại câu chuyện có thật mà mình từng chứng kiến: Ở làng bà có một người nghèo rời làng đi tìm kế sinh nhai. Bởi vì bình thường không đi đâu nên ông đi nửa ngày liền bị lạc. Đường đá khúc chiết gập ghềnh, mây mù che phủ, không biết nên đi đường nào, ông liền ngồi dưới một thân cây, chờ trời sáng, nhận ra phương hướng rồi mới đi tiếp.

Đột nhiên, ông thấy một người đi ra khỏi rừng, theo sau là 3, 4 tùy tùng. Những người này tướng mạo dữ tợn, thân hình cao lớn, nhìn cũng không giống người bình thường. Ông biết những người này không phải Sơn Thần thì cũng là yêu ma, tự nghĩ bản thân không thể ẩn núp, liền khom người bái lạy, khóc lóc kể khổ.

Người kia đồng tình nói: “Đừng sợ, ta sẽ không làm hại ngươi. Ta là Hổ Thần chuyên cai quản những chuyện về loài hổ. Bây giờ ta đến để kiếm thức ăn cho hổ. Chờ một lát có con hổ ăn thịt người, ngươi hãy thu lại chỗ quần áo là có thể nuôi mình”. Sau đó Hổ Thần đưa ông tới một nơi. Sau tiếng Hổ Thần gầm lên, chúng hổ từ các nơi hội tụ đến. Hổ Thần giơ tay ra lệnh, ngôn ngữ đặc biệt, người thường không thể hiểu.

Một lát sau, bầy hổ giải tán, chỉ còn một con hổ nằm lại trong bụi cỏ. Chẳng mấy chốc, có một người gánh quang gánh đi qua. Con hổ nhảy ra định ăn thịt anh nhưng nó đột nhiên tránh ra và rút lui. Một lát sau lại có một người phụ nữ đi qua, con hổ liền xông ra vồ lấy người này ăn thịt. Thần Hổ nhặt quần áo của cô lên, lấy một ít bạc trong đó và đưa cho người đàn ông.

Hơn nữa nói thêm cho ông ta: “Hổ không ăn thịt người, chỉ ăn thịt cầm thú. Những kẻ bị ăn thịt là cầm thú trong lớp da người. Nói chung, những người lương thiện trên đầu sẽ có hào quang, hổ nhìn thấy liền tránh ra. Những người táng tận lương tri, hào quang sẽ biết mất. Họ so với cầm thú cũng không có gì sai biệt, hổ liền chộp tới ăn thịt.

Người đàn ông vừa rồi, mặc dù vừa hung bạo vừa vô nhân tính, nhưng đồ cướp về lại dùng để giúp đỡ những góa phụ và trẻ mồ côi, giúp họ không phải chịu đói chịu lạnh. Vì vậy hào quang của ông to như viên đạn, hổ không dám ăn.

Người phụ nữ kia bỏ chồng kết hôn với người khác, còn ngược đãi con của vợ cũ anh ta, đánh nó thương tích đầy mình. Cô ta lại trộm tiền của chồng mới đem cho con gái của mình với chồng cũ, mang theo trên người chính là những thỏi bạc kia. Bởi vì những tội ác này, hào quang của cô ta không còn nữa. Hổ thấy cô ta không còn là thân người nên liền ăn thịt. Hôm nay ngươi có thể gặp ta, cũng bởi ngươi là người tốt, biết hầu hạ mẹ kế, dành lương thực của vợ để cấp dưỡng mẹ, trên đỉnh đầu có hào quang cao một thước, nên ta kêu hổ tới trợ giúp ngươi… Làm việc thiện thật tốt, sẽ còn có phúc phận về sau”. Nói xong Hổ Thần chỉ hướng cho ông trở về.

Ông đi một ngày một đêm cuối cùng cũng về nhà. Bà Trương và cha của ông là người thân thích nên biết những chuyện này. Lúc ấy, vợ của một người hầu đã ngược đãi đứa cháu mồ côi 7 tuổi của mình, nghe xong câu chuyện của bà Vương, cô ấy đã bớt ngang ngược. Thánh nhân thông qua Đạo Thần giáo hóa thế nhân, quả là có đạo lý.

Theo Sound of Hope
Ngọc Mai biên dịch

Video xem thêm: Tôi đã từng là 1 “Anh Đại” trong đời!”

Xem thêm:

Exit mobile version