Đại Kỷ Nguyên

Họa sĩ trẻ và người đàn ông giàu có

Có một họa sĩ trẻ trước lúc thành danh, sống ở trong một căn phòng nhỏ bé rách nát, mưu sinh bằng nghề vẽ tranh chân dung cho mọi người.

Một hôm có một người đàn ông giàu có đi ngang qua, ông ta nhìn thấy tranh của họa sĩ trẻ này rất tinh xảo và tỉ mỉ nên đã rất thích, liền đề nghị họa sĩ này vẽ cho mình một bức chân dung, hai bên thỏa thuận mức tiền công là 10.000 tệ.

Sau một tuần lễ, bức chân dung được hoàn thành, người đàn ông giàu có đến lấy ảnh như đã hẹn trước, nhưng mà trong lòng ông ta lại nổi lên một ý đồ xấu, ông ta cho rằng họa sĩ này còn ít tuổi lại không có danh tiếng, nên không chịu trả tiền công như đã thỏa thuận lúc ban đầu.

Trong lòng ông ta thầm nghĩ: “Bức họa này là vẽ mình, nếu như mình không mua nó thì cũng không có người nào khác mua cả, nên mình đâu cần phải dùng nhiều tiền thế để mua nó?”, rồi ông ta bội ước mà nói mình chỉ sẵn lòng trả cho bức tranh đó là 3000 tệ.

Họa sĩ trẻ tuổi ngẩn người, anh ta từ trước tới giờ chưa gặp qua tình huống này nên có chút luống cuống, nói hết lời với người đàn ông này với hy vọng rằng ông ta có thể tuân thủ giao hẹn ban đầu và làm một người có tín nhiệm.

Nhưng mà ông nhà giàu kia không chịu thay đổi chủ ý của mình: “Tôi chỉ có thể trả 3000 tệ cho bức tranh này, cậu đừng nói nhiều nữa!”. Ông ta cho rằng mình đang chiếm lợi thế nên tỏ thái độ hết sức ngang ngược: “Tôi hỏi cậu một câu cuối cùng 3000 tệ có bán hay không?”.

Họa sĩ trẻ biết rõ ông này cố ý trả giá thấp đi, trong tâm bất bình, nhưng vẫn nhẫn nại, dùng ngữ khí kiên định nói: “Tôi không bán, tôi thà không bán bức họa này còn hơn bị ông làm nhục, hôm nay ông thất tín bội ước, tương lai nhất định phải trả một cái giá lớn gấp hai mươi lần.”

Người giàu có nghe vậy cười đắc ý : “Hai mươi lần, ý cậu nói là 200.000 tệ sao, ta không ngốc đến mức phải bỏ ra 200.000 tệ để mua bức tranh này đâu!”, họa sĩ trẻ nói: “Vậy thì ông cứ chờ xem!”, thế là ông người giàu hậm hực rời đi.

Hơn chục năm sau, họa sĩ trẻ cuối cùng cũng nổi danh trở thành một nhân vật có tiếng trong giới nghệ thuật, còn ông nhà giàu kia trải qua không bao lâu đã quên mất sự tình ấy.

Cho tới một ngày, đột nhiên có rất nhiều người bạn chạy đến nhà ông ta và nói rằng: “Gần đây chúng tôi có tới thăm triển lãm của một vị họa sĩ nổi tiếng, trong đó có một bức họa mà nhân vật đó giống hệt với ông, ghi giá 200.000 tệ, nhưng cực kỳ thú vị là tiêu đề của bức họa đó lại ghi “kẻ trộm”.

Vị nhà giàu kia vừa nghe xong, giống như bị đánh một gậy vào đầu liền nhớ tới sự việc đã xảy ra cách đó hơn 10 năm, ông ta đi suốt đêm tìm vị họa sĩ kia để xin lỗi và cũng nguyện bỏ ra 200.000 tệ để mua lại bức họa chân dung của mình, nhưng vị họa sĩ trẻ kia cương quyết không chịu mà khiến cho ông ta phải cúi đầu cảm nhận sự trả giá.

Theo NTDTV

Mai Trà biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version