Đại Kỷ Nguyên

Hoàng đế Khang Hy tạc chữ hiếu, tận hiếu mấy chục năm như một ngày

Bất kể tuyết mưa lạnh giá, đường xá tốt xấu, hoàng đế Khang Hy ngày nào cũng đến suối nước nóng để thỉnh an tổ mẫu, với lộ trình hơn 60 dặm, có khi còn đi hai lần một ngày. (The Epoch Times)

Hoàng đế Khang Hy, vị thánh đức thần công khai sáng thiên thu thịnh thế là một người con hiếu thảo, có thể được gọi là “chí hiếu chi chí” – tận cùng của hiếu.

“Bách thiện hiếu vi tiên” (“Vi lô dạ thoại” của Thanh Vương Vĩnh Bân), câu này phản ánh trọng tâm của văn hóa Trung Hoa lâu đời, bất luận bình dân hay đế vương đều trọng thị nhân luân đạo hiếu. 

Hiếu hành của các bậc thánh vương cổ đại như Thuấn Đế và Hán Văn Đế đều được lưu danh trong điển cố “Thập nhị tứ hiếu”. Trên thực tế, các hoàng đế lấy đạo hiếu làm nền tảng trị quốc có rất nhiều, ví như, Thánh tổ Khang Hy hoàng đế của nhà Thanh chính là một bậc thánh vương phi thường trọng thị hành hiếu, đồng thời,  thánh đức thần công và thiên thu thịnh nghiệp của ông đã lưu lại một điển phạm cho nhân loại. Hoàng đế Khang Hy coi trọng đạo hiếu như thế nào? Ông thực hành đạo hiếu ra sao?

Hoàng đế Khang Hy đã dạy thần dân thiên hạ đạo hiếu: “Lệnh cho quần thần noi theo ‘Thánh huấn’, ‘Thuận trị đại huấn’, ‘thông giám toàn thư’, ‘hiếu kinh diễn nghĩa’ và các thư tịch khác của tổ tông, lấy đó để giáo dục thần dân thiên hạ.” Riêng bản thân ông đã tận tụy hành hiếu như thế nào?

Hoàng đế Khang Hy thực hành đạo hiếu có khác với bình dân bách tính không?

Trước hết hãy nói, thế nào mới là “chân hiếu”? Hoàng đế Khang Hy nhấn mạnh rằng “chân hiếu” không nằm ở sự tôn thờ vật chất như cơm ăn áo mặc, mà nằm ở “thiện tâm”, chính là nói đạo tận hiếu nằm tại thiện tâm, biết quan tâm đến cha mẹ, tôn trọng người thân thuộc, hành hiếu hợp đạo hợp lý, khiến cha mẹ an tâm, hoan hỉ.

Hoàng đế Khang Hy nói: “Phàm là người tận hiếu muốn có được hoan tâm của cha mẹ, không nằm ở phụng dưỡng cơm ăn áo mặc, mà nằm ở duy trì thiện tâm, hành hợp đạo lý, bằng sự an ủi vỗ về khiến cha mẹ hoan hỉ, điều này hẳn có thể gọi là người chân hiếu.” 

Chúng ta hãy xem hoàng đế Khang Hy đã tự mình thực hành đạo hiếu như thế nào?

An ủi người thân yêu khiến họ vui lòng

Hoàng thái hậu vì răng lung lay đau không chịu nổi, đã hỏi Khang Hy cách trị đau răng. Hoàng thái hậu nói, cái đã rụng thì không đau, mà cái chưa rụng thì đau không chịu nổi. Mặc dù Khang Hy không phải là một nha sĩ, nhưng hoàng thái hậu sau khi nghe xong câu trả lời của ông, đã rất hoan hỉ.

Ông tấu bẩm thái hậu: “Thái hậu thánh thọ đã hơn bảy mươi tuổi, cháu chắt hơn trăm, cháu trai của thái hậu râu tóc đã sắp bạc, răng cũng muốn rụng, huống chi tổ mẫu hưởng thọ cao như vậy! Con nghe tiền bối thường nói, lão nhân rụng răng đối với con cháu là có lợi, đó chính là điềm lành của thái hậu Từ Vi phúc trạch diên trường đó ạ!” Thái hậu rất tán thưởng lời này của Khang Hy. Những lời này của Khang Hy, phàm là các cụ cao tuổi, ai nghe thấy cũng đều thấy vui!

Từ đó chúng ta có thể thấy rằng, Khang Hy thuận theo lẽ tự nhiên mà nhìn nhận sự việc thái hậu bị rụng răng và đau răng, dùng phương pháp chuyển biến góc độ nhìn nhận để dẫn dắt thái hậu nhìn ra ánh vàng của đám mây đen. Kết quả là, sau khi nghe những lời an ủi của con trai, bà đã “vui vẻ hơn bao giờ hết”, vui vẻ nhẫn chịu cơn đau răng.

Chân tâm thành kính và chu đáo

Hoàng đế Khang Hy mỗi ngày từ sáng đến tối đều hướng tới tổ mẫu (bà nội) thái hoàng thái hậu Hiếu Trang thỉnh an, hỏi thăm sức khỏe thân tâm.

Vào mùa xuân năm Khang Hy thứ mười hai, thái hoàng thái hậu đã 60 tuổi, thân thể không khỏe, Khang Hy đích thân hầu hạ sắc thuốc, đồng thời tận tâm an ủi bà. Khi Khang Hy biết tổ mẫu rất nhớ nhung nữ nhi của mình là công chúa Ba Lâm Thục Huệ, ông đã triệu Võ Cách, thị vệ của cung Càn Thanh, bảo anh ta dùng kiệu chuyên dụng của thiên tử, phụng mệnh xuất kinh, nhất lộ rong ruổi không dừng, tấn tốc nghênh đón công chúa. Thái hoàng thái hậu nhìn thấy công chúa về kinh đã vô cùng vui mừng, thánh thể cũng vì thế mà phục hồi.

Vào đầu mùa hè sau khi tổ mẫu khỏi bệnh, Khang Hy đã viết bài thơ “Đại đức Cảnh Phúc tụng” trên bức bình phong dành tặng cho thái hoàng thái hậu. Đây là sự tri ân của hậu duệ đối với đối với công đức của thái hoàng thái hậu Hiếu Trang, trong bài thơ cũng chúc tụng bà trăm phúc, kiện khang, trường thọ: “Đức phúc kiêm long, khang ninh thọ khảo khoáng cổ vị hữu” (phúc đức cao dày, khỏe mạnh an vui đắc thọ xưa nay chưa từng có).

Khi thái hoàng thái hậu Hiếu Trang bị bệnh nặng, Khang Hy đã đích thân nếm thuốc sắc và phục vụ thuốc sắc trong ba mươi lăm ngày đêm, ông không thay y phục, mắt không chớp, không ngủ không nghỉ, kiệt lực tận tâm. Chỉ e tổ mẫu muốn dùng thứ gì mà chuẩn bị không chu toàn, không kịp. Vì vậy, ông vừa cẩn thận vừa chu toàn đặt các dụng cụ để ngồi, nằm bên cạnh, cho đến ẩm thực rau quả đều chuẩn bị sẵn sàng, ví như, món cháo dễ ăn dễ tiêu, ông chuẩn bị hơn 30 vị.

Lúc đó, tình trạng bệnh của thái hoàng thái hậu Hiếu Trang dần dần nặng lên, bà cũng mất khẩu vị nên không ăn được gì. Có lúc bà cố tình yêu cầu một thứ mà bà “chắc là” chưa chuẩn bị, nhưng bà không ngờ rằng nó đến ngay lập tức. Điều này khiến bà vô cùng cảm động, bà vuốt lưng Khang Hy, rơi nước mắt thốt lên: “Ta già yếu bệnh tật khiến con ngày đêm lo lắng lao khổ, vắt tận tâm tư, phàm là các loại đồ dùng cho đến ẩm thực đều không gì không chuẩn bị. Ta thật sự không muốn ăn, vừa rồi muốn đòi ăn thứ gì đó, chẳng qua chỉ là mơ hồ mượn nó để an ủi con, ai biết con đều đã chuẩn bị cả rồi, con thành tâm thành khẩn như vậy, quả là chí hiếu. Mong rằng thiên hạ hậu thế, người người noi theo hoàng đế đại hiếu thế này thì tốt rồi.”

Thái hoàng thái hậu Hiếu Trang qua đời tại Cung Từ Ninh ở tuổi 74. Trong di chúc, bà nói rằng khi bà phải chịu đựng tình cảnh hai người chí thân (hoàng đế Thái Tông Văn và hoàng đế Thuận Trị) mất sớm, bà đã buồn đau đến mức không còn muốn sống. Bà mang theo nỗi buồn mà chăm sóc cháu nhỏ, được cháu trai là hoàng đế Khang Hy chí hiếu kính dưỡng, chân thành khẩn thiết, chu đáo tỉ mỉ, tôn sùng hết mực, ba mươi năm như một ngày, điều này khiến bà nguôi ngoai nỗi đau mất đi những người thân cận nhất.

Có thể thấy, phàm là người con, chỉ cần tâm tồn thành kính, chu đáo ân cần, đều có thể vui lòng cha mẹ ông bà thân trưởng của mình.

Cung kính phụng sự hoàng hậu và hoàng thái hậu

Hình ảnh cho thấy một phần của “Nhập Tất Đồ” người nhà Minh. (phạm vi công cộng)

Phụ thân của ông, hoàng đế Thuận Trị, qua đời khi Khang Hy chỉ mới 8 tuổi. Sinh mẫu (mẹ ruột) của ông, hoàng hậu Hiếu Khang Chương Đông Giai Thị cũng qua đời vì bệnh hai năm sau đó. Hoàng đế Khang Hy vô cùng hiếu thuận đối với thái hoàng thái hậu Hiếu Trang, người đã dưỡng dục ông trưởng thành, đối đãi với Hiếu Huệ Chương hoàng thái hậu cũng phi thường thành hiếu, mấy chục năm đều “phụng sự lưỡng cung, tôn dưỡng cụ bị, thừa hoan chí kính”.

Ông hiếu thảo với thái hoàng thái hậu, mỗi ngày đều “sáng vấn an, quỳ thọ giáo”, mỗi khi thái hoàng thái hậu đi tuần du, ông nhất định đích thân hầu bà lên xe ngựa, đích thân dắt ngựa bà trên những cung đường nguy hiểm. Khi thái hoàng thái hậu bị ốm, ông đã đến Thiên đàn ở ngoại ô phía nam để cầu nguyện chúc phúc cho bà.

Hoàng đế Khang Hy lên ngôi được mười năm, quốc cảnh chỉ định. Hoàng thất cung kính yết hiếu lăng, thượng bái thái miếu, hành cáo tế lễ. Xa giá đi đến núi Xương Thụy, ông để thái hoàng thái hậu, hoàng thái hậu, hoàng hậu đi trước, bản thân mình suất lĩnh chư vương, thị vệ và các quan lại đi sau. Đến Hồng môn, vào Long Ân môn, hoàng thượng thân chinh dắt ngựa của thái hoàng thái hậu, hạ xe trước thềm Minh Lâu, hoàng thái hậu, hoàng hậu bước theo sau.

Thái hoàng thái hậu Hiếu Trang những năm cuối đời bị chứng “già lạnh chân”, khớp gối của bà bị đau nhức. Lão gia nhân của bà muốn bà tắm suối nước nóng để trị liệu, hoàng đế Khang Hy đã nhanh chóng phái người xây dựng hành cung suối nước nóng. Sau khi hành cung được xây dựng xong, Khang Hy đã đích thân tháp tùng tổ mẫu. Trên đường đi, gặp đoạn đường hẹp và nguy hiểm, Khang Hy nhất định đích thân xuống ngựa dắt xe ngựa; khi dùng bữa và nghỉ ngơi trên đường, Khang Hy luôn bên cạnh bà nội, giúp bà lên và xuống xe ngựa.

Khi xe của họ đến gần suối nước nóng, Khang Hy thúc ngựa đến đó trước, sau khi kiểm tra kỹ lưỡng hành cung của thái hoàng thái hậu, mới quay trở lại đồng hành, sau đó ông đi bộ dắt xe ngựa đến hành cung, đỡ thái hoàng thái hậu hạ liễn nhập cung.

Thái hoàng thái hậu Hiếu Trang ở hành cung suối nước nóng năm mươi mốt ngày, trong thời gian này, bất luận mưa tuyết giá lạnh, đường xá tốt xấu, Khang Hy mỗi ngày đều đến bái kiến ​​bà, lộ trình là hơn 60 dặm, thậm chí có khi đi hai lần một ngày.

Bất kể tuyết mưa lạnh giá, đường xá tốt xấu, hoàng đế Khang Hy ngày nào cũng đến suối nước nóng để thỉnh an tổ mẫu, với lộ trình hơn 60 dặm, có khi còn đi hai lần một ngày. (The Epoch Times)

Sau khi Thái hậu đến suối nước nóng, công bộ tả thị lang Giác-ma-tra-ha-lạt, hữu thị lang Thiền-bố đều bị cách chức thị lang, tuy nhiên hai người vẫn bảo lưu công việc của mình, có thể tùy kỳ hành tẩu. Bởi vì họ cẩu thả trong việc tu sửa cầu để thái hoàng thái hậu đến suối nước nóng, vì vậy mà chịu trừng phạt. Việc của tổ mẫu luôn được Khang Hy lưu tâm, coi sóc cẩn thận, không thể cẩu thả.

Lòng hiếu thảo của Khang Hy đối với Thái hậu trong hơn 50 năm là “xuất từ thiên luân chí tính”, ông không tuân theo những hạn định về lễ pháp trong triều kiến hoàng thất hàng ngày. Khi có việc cần tấu khải, một ngày có thể gặp hai ba lần, còn nếu vô sự thì có thể mấy ngày tiến kiến một lần. Vào ngày mừng thọ của Thái hậu, còn có lễ mừng tuổi, một bữa gia yến ắt được chuẩn bị, cung thỉnh thái hậu lâm hạnh, từ sáng đến tối bên cạnh hầu hạ bà.

Khi hoàng đế Khang Hy tuần thú Giang Nam và Tắc Bắc, cũng không dừng việc thỉnh an bà. Ngoài việc ba ngày một lần dùng văn thư cung thỉnh thánh an, ông còn phái thái giám cận thị đến thỉnh an, săn được gì liền lập tức cho mang về cung nào hươu, nai sừng tấm, gà lôi, chim trĩ, trái cây tươi, cá tươi và các loại thực phẩm tươi sống theo mùa khác, tiến cống thái hậu.

Hoàng đế Khang Hy nhìn nhận đạo hiếu như thế nào

Hoàng đế Khang Hy nói: “Tiên vương dĩ hiếu trị thiên hạ, cố phu tử xưng chí đức yếu đạo mạc gia ư thử…… tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân, gia đình thường lễ xuất ư thiên luân chí tính, hà thường dĩ thượng hạ nhi hữu biệt dã.” Chính là nói, hiếu đạo thường lễ trong gia đình là xuất ra từ thiên luân chí tính, vua hay dân đều không sai biệt.  

Ông hạ lệnh cho Bộ Lễ, hướng dẫn đạo giáo dục nhân dân, quan trọng nhất là phải bắt đầu từ tôn trọng người thân, khiến cho dân phong thuần phác, trường trị cửu an: “Thế trị quốc tốt nhất, không phải là gấp rút làm pháp lệnh, mà là lấy giáo hóa làm ưu tiên.… Pháp lệnh chỉ cấm được nhất thời, giáo hóa mới có thể duy trì lâu dài.” “Đạo của quốc quân, tất phải sùng phù hiếu lý; nhiệm vụ giáo hóa dân quan trọng nhất là tôn trọng người thân.”

Khi Hoàng đế Khang Hy gần 70 tuổi, ông nói rằng ông đã thấy rất nhiều gia đình, phàm là trải qua bốn năm thế hệ, hầu hết các gia đình hiếu kính, thì con cháu tất phú quý, trường hưởng cát khánh; còn những gia đình hành ác, con cháu hoặc cùng bại bất kham, hoặc bất hiếu mà bị hãm vào tội nghiệp, thậm chí liên quan đến hung sự. Do đó mà xét, chỉ có đức hữu thiện mới có thể mang đến phúc khí cho con cháu.

Kết ngữ

Hoàng đế Ung Chính được lớn lên bên cạnh hoàng đế Khang Hy, đích thân kế thừa giáo dục của cha, đã viết thành cuốn sách “Thánh tổ nhân hoàng đế đình huấn cách ngôn”, ghi chép lại những lời giáo huấn bảo quý của hoàng đế phụ thân. Ông nói rằng ghi chép này chỉ là một phần trăm những lời giáo huấn còn tồn tại. Mặc dù vậy, cuốn sách phản ánh “tâm hiếu” tràn ngập thiên địa của hoàng đế Khang Hy. Đồng thời, trong “Thanh thực lục Khang Hy triều thực lục”, “Khang Hy triều khởi cư trú”, “Thanh sử cảo”, “Thánh tổ nhân hoàng đế ngự thích văn tập quyển 24”, đều có thể thấy những ấn chứng tương ứng.

Tác giả: Doãn Gia Huy, Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version