Đại Kỷ Nguyên

Hơn 1300 năm trước, dự ngôn Thôi Bối Đồ đã tiết lộ về Hồng Kông và Tập Cận Bình?

Tượng thứ 37 trong Thôi Bối Đồ của Lý Thuần Phong triều nhà Đường rất trùng hợp với những sự kiện lớn đang xảy ra gần đây trên thế giới, nội dung đề cập tới “Vạn người bất tử, một người khó thoát”. Đến nay, các vấn đề nóng bỏng trên thế giới như trận chiến thương mại Trung – Mỹ, vấn đề Hồng Kông, Đài Loan… đều đang được công chúng lý giải bằng tín hiệu từ các dự ngôn. 

Thôi Bối Đồ là pho lịch sử mang tính dự báo, cuốn kỳ thư nổi tiếng nhất trong các trước tác dự đoán học của Trung Hoa cổ đại. Toàn bộ tác phẩm có tổng cộng 60 hình đồ, lần lượt được đặt tên dựa trên 60 Giáp Tý và 60 quẻ, nhằm mục đích dự đoán về các sự kiện sẽ xảy ra trong các thời kỳ sau đó. Hai chữ “thôi bối” trong tên sách là căn cứ vào quẻ tượng cuối cùng của sách “vạn vạn thiên nhiên thuyết bất tận, bất khư thôi bối khứ quy hưu” (Muôn vàn lời nói cũng không hết, chi bằng đẩy lưng về phía nghỉ ngơi”. Đây là sách sấm do Thiên giám Lý Thuần Phong và ẩn sĩ Viên Thiên Cang cùng biên soạn vào năm Trinh Quán (627 – 649) đầu thời Đường. Bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Bởi có rất nhiều điều được dự đoán trong đó đã ứng nghiệm, nên ảnh hưởng của nó rất lớn.

Tượng thờ Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cang (ảnh: Lishiquwen).

Trên trang mạng “Khán Trung Quốc” những ngày gần đây có đăng tải bài viết phân tích về tượng thứ 46 mới trong Thôi Bối Đồ. Bài viết nhận định, sự kiện đang xảy ra hiện nay tại Hồng Kông, cuộc chiến thương mại và hàng loạt sự kiện lớn đang xảy ra hiện nay trên thế giới, đều trùng hợp với tượng này. Vậy nội dung tượng thứ 37 của Thôi Bối Đồ như thế nào, chúng ta hãy cùng thử phân tích, giải dịch.

Tượng 46

Sấm viết:

Ảm ảm âm mai, Sát bất dụng đao
Vạn nhân bất tử, Nhất nhân nan đào

Tụng viết:

Hữu nhất quân nhân thân đới cung
Chỉ ngôn ngã thị bạch đầu ông
Đông biên môn lý phục kim kiếm
Dũng sĩ hậu môn nhập Đế cung

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Âm u mù mịt, giết không dùng đao
Vạn người không chết, một người khó chạy

Tụng rằng:

Có một người lính mình đeo cung
Chỉ nói ta là bạch đầu ông
Hướng Đông cửa ngõ phục bảo kiếm
Dũng sĩ cổng sau nhập Đế cung

Tượng thứ 46 trong Thôi Bối Đồ (ảnh: viendung67).

“黯黯陰霾,殺不用刀” – Ảm ảm âm mai, sát bất dụng đao

Chính quyền Trung Quốc đã hủy hoại môi trường tự nhiên đến mức tận diệt. Một vùng đất thanh sơn lục thủy với những cảnh sắc thiên nhiên phong phú đã bị giới quan chức quyền uy biến thành những đồng tiền đẫm máu. Môi trường tự nhiên bị phá hoại nặng nề, tình trạng sương mù trở nên phổ biến trong toàn quốc. Ung thư phổi trở thành một trong những loại ung thư gây tử vong lớn nhất ở Trung Quốc.

Đó là nhìn nhận từ tầng vật chất. Nhìn nhận về mặt tinh thần, thứ văn hóa tranh đấu của ĐCSTQ là thứ văn hóa biến dị ngoại lai, đang dần hủy diệt và ăn mòn nền văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Trung Hoa. Điều này cũng giống như làn khói âm u mù mịt bao trùm tất cả mọi nơi, che phủ tất cả mọi mặt của xã hội. Đây chính là đang dần sát hại người Trung Quốc về mặt tinh thần, tâm linh. Những người bị tẩy não bởi văn hóa đảng đều không tin có nhân quả báo ứng, càng không có giới hạn đạo đức, việc ác nào cũng dám làm. Họ chính là đang tự làm hại bản thân từ gốc rễ, đó cũng chính là “giết người không dao”, toàn thể xã hội đều là xu thế lừa gạt, giả dối, tiêu chuẩn đạo đức đang trượt dốc không phanh.

“萬人不死,一人難逃” – Vạn nhân bất tử, nhất nhân nan đào

Câu này lý giải từ nghĩa đen bề mặt, có nghĩa là một vạn người không chết, nhưng một người lại không thể thoát được. Tuy nhiên, ẩn chứa dự ngôn và thiên cơ thường thông qua chữ nghĩa bề mặt nhất để biểu đạt. Ở đây, “Vạn nhân bất tử” đối ứng với “âm u mù mịt”. Tương tự như vậy “Nhất nhân nan đào” đối ứng với “giết người không dao”. Bởi vậy, “Vạn nhân bất tử, nhất nhân nan đào” là muốn ám chỉ nếu “vạn nhân” này không giải thể, không chết, thì là dẫu là một cá thể, một cá nhân cũng không thể thoát khỏi vận mệnh bị tận diệt.

“Vạn nhân” ở đây là để chỉ một tập thể được tập hợp tạo thành bởi rất nhiều người. Tập thể này chính là nguyên nhân gây ra “âm u mù mịt” khắp đất nước Trung Quốc. Hàng chục triệu đảng viên đứng về phía ĐCSTQ chính là “vạn nhân” đó, còn “nhất nhân” là chỉ một cá thể, một người Trung Quốc cụ thể.

“Vạn nhân bất tử, nhất nhân nan đào” (Vạn người không chết, Một người khó chạy) hàm nghĩa cũng tương tự như câu thành ngữ: “Khánh phụ bất tử, lỗ nan vị dĩ”, nghĩa là: Khánh Phụ không chết, nạn họa của nước Lỗ không thể chấm dứt. Đây là cách nói ẩn dụ ý muốn nói, nếu không trừ dứt mầm nguyên nhân gây họa trong nội bộ thì quốc gia khó có thể yên định được.

Đây có thể coi là lời cảnh báo từ hơn một nghìn năm trước của cổ nhân. Đối với một người bình thường, nếu không thoái xuất khỏi “vạn nhân” và xóa bỏ ấn ký của “vạn nhân” này thì bản thân cá nhân đó sẽ khó thoát khỏi tai nạn. Nếu không giải thể tổ chức “vạn nhân” này thì người đứng đầu và những người đi theo cũng khó có thể thoát khỏi tai họa.

Ảnh minh họa: Epochtimes.

“有一軍人身帶弓 ” – Hữu nhất quân nhân thân đới cung

Trong câu này có 3 chữ: 一, 人, 弓 nghĩa là: Nhất, Nhân, Cung. Ba chữ này vừa khéo hợp thành chữ ‘夷’ âm Hán Việt là Di tức là chỉ nước ngoài. Quân nhân (軍人) âm nghĩa là quân đội, quân nhân. Hiện nay, quân đội mạnh nhất ở nước ngoài chính là quân đội Mỹ, mà người đứng đầu là Tổng thống Donald Trump. Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, ông không chỉ là người điều hành cao nhất về quản lý hành chính, đồng thời cũng là tổng chỉ huy thống soái ba quân (tức Tổng tư lệnh cao nhất của quân đội Mỹ).

Đồng thời sau khi Tổng thống Trump lên nhậm chức, ông đã thay đổi cách làm từ thời của Tổng thống Barrack Obama, tăng cường lực lượng quân sự cho nước Mỹ, tăng 3% – 5% chi tiêu quân sự hàng năm. Ông củng cố những lợi thế của Mỹ trong các phương diện như tên lửa đạn đạo, internet và du hành vũ trụ… Bởi vậy gọi ông là một người lính cũng hoàn toàn xứng đáng.

“只言我是白頭翁” – Chỉ ngôn ngã thị bạch đầu ông

Đại bàng đầu trắng là loài chim có hình dáng đặc biệt, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người. Chúng là loài chim ăn thịt rất phổ biến tại vùng Alaska, được chọn là “quốc điểu” (Bald Eagles), là biểu tượng cho sức mạnh bất khả chiến bại của người Mỹ. Do vậy, người Mỹ lấy biểu tượng này đại diện cho tinh thần, sức mạnh của quốc gia mình. Quốc huy của Hoa Kỳ chính là hình tượng chim đại bàng đầu trắng. Đại bàng đầu trắng trên quốc huy đại diện cho hình ảnh dang cánh bay rộng lên bầu trời chiếm lấy sự tự do và độc lập của nước Mỹ.

Trong hình tượng quốc huy của đất nước này, đại bàng đầu trắng xòe rộng hai cánh, cành nguyệt quế ở phía chân trái của chim đại diện cho sự chiến thắng vẻ vang trong quá khứ và hòa bình thực tại mà nước Mỹ giành được. Còn 13 mũi tên ở chân phải tượng trưng cho tinh thần hùng dũng, quyết tiêu diệt mọi kẻ thù có ý định làm tổn hại cho nước Mỹ. Cuối cùng, 13 dải sọc đỏ trắng xen kẽ trước ngực chim đại bàng đại diện cho 13 bang thành lập đầu tiên của nước Mỹ trong quá khứ. Đầu chim hướng về bên trái, mang biểu tượng kỳ vọng vào nền hòa bình cho thế giới. 

Đại ấn của Hoa Kỳ được sử dụng để xác thực một số tài liệu do chính phủ liên bang Hoa Kỳ cấp. Cụm từ này được sử dụng cho cả con dấu vật lý (được giữ bởi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ), và nói chung là cho thiết kế ấn tượng về nó. Đại ấn lần đầu tiên được sử dụng công khai vào năm 1782, đến nay đã có lịch sử 237 năm. Mặt trước của đại ấn cũng chính là hình tượng quốc huy của Hoa Kỳ. Thể lệ hiện nay cũng như đại ấn, quốc huy của Hoa Kỳ đã không thay đổi trong hơn 200 năm, đáng được gọi là “ông”. Vì vậy, “bạch đầu ông” trong câu này là ẩn dụ để chỉ Mỹ.

Khẩu hiệu trong chiến dịch tranh cử của tổng thống Trump là làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại: “Make America Great Again”. Sau khi nhậm chức, chính sách của ông là ưu tiên nước Mỹ: “America First”. Hơn nữa, ông cũng đánh giá rất cao các giá trị truyền thống của Mỹ, đồng thời cũng công khai ôm quốc kỳ Mỹ nhiều lần.

Hai câu nói tổng thống Trump dùng nhiều nhất chính là hai câu nói trên “”Make America Great Again” và “America First”. Trong hầu hết mọi bài phát biểu, ông đều luôn nhấn mạnh là vì nước Mỹ. Dùng câu nói “Chỉ ngôn ngã thị bạch đầu ông” tạm dịch ‘Chỉ nói ta là bạch đầu ông’ để miêu tả ông khi lên nắm quyền và phương châm chính sách là rất xác đáng và phù hợp.

Cũng chính vì muốn ‘làm nước Mỹ vĩ đại trở lại” và “ưu tiên nước Mỹ”, ông đã hạ quyết tâm muốn giải quyết vấn đề thương mại không công bằng giữa Trung Quốc và Mỹ, từ đó mở ra cuộc chiến về lĩnh vực thương mại.

Biểu tượng của Quốc huy nước Mỹ (ảnh: Wikipedia).

“東邊門裡伏金劍” – Đông biên môn lý phục kim kiếm

Trong hệ thống vũ khí hiện đại, khoảnh khắc tên lửa được phóng đi, ngọn lửa phía sau được kéo đi, giống như thanh kiếm vàng được tuốt ra khỏi vỏ bọc. Ngày 2/8, Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước INF (Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) được Mỹ và Liên Xô ký ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988). Theo đó, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500 – 5.500 km). Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố ý định rút khỏi thỏa thuận, cáo buộc Nga liên tục vi phạm điều khoản thỏa thuận.

Mục tiêu chính của Mỹ trong việc rút khỏi Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) là Trung Quốc. Mỹ cho rằng Trung Quốc đã triển khai hơn 1.000 tổ hợp tên lửa tầm ngắn và tầm trung nhắm vào vùng Biển Hoa Đông và Biển Đông, đe dọa các đội tàu sân bay Mỹ tiến vào những vùng biển này.

Chỉ sau 6 ngày rút khỏi Hiệp ước INF, 3/8 bộ trưởng bộ quốc phòng Mỹ Mark Thomas Esper tuyên bố, Washington muốn triển khai tên lửa tầm trung ở châu Á càng sớm càng tốt. Tổng thống Trump cho biết ông hy vọng sẽ triển khai hệ thống này trong vòng một vài tháng. Ông không nói địa điểm triển khai cụ thể và phân tích rằng địa điểm triển khai có khả năng nhất là đảo Guam, một căn cứ quân sự quan trọng của Hoa Kỳ. Guam cách Thượng Hải 3.000 km về phía đông nam.

Tên lửa tầm trung tiếp cận mục tiêu nhanh hơn nhiều so với tên lửa liên lục địa tầm xa, do đó rút ngắn đáng kể thời gian cảnh báo của bên bị tấn công và gây khó khăn cho việc phản công. Hoa Kỳ đang chuẩn bị triển khai các tên lửa tầm trung ở châu Á, đây là một công cụ răn đe mạnh mẽ đối với ĐCSTQ.

Theo báo cáo của Đài Loan vào ngày 4/8, Đài Loan đã đưa ra một kế hoạch sản xuất hàng loạt cho tên lửa hành trình tấn công mặt đất siêu nhanh Yunfeng với tầm bắn 2.000 km. Đài Bắc sẽ cho sản xuất 20 tên lửa Yun Feng cũng như 10 hệ thống phóng tên lửa trên xe tải. Hãng tin Up Media của Đài Loan mô tả tên lửa này “đang là tâm điểm của rất nhiều viện nghiên cứu của Học viện Khoa học Trung ương Đài Loan”. Ngoài ra, không quân Đài Loan và các viện nghiên cứu của đảo cũng phát triển một loại tên lửa hành trình phóng từ máy bay mới, đồng thời được cho là đang nghiên cứu công nghệ động cơ phản lực J85 do Mỹ sản xuất để phục vụ cho việc chế tạo tên lửa mới. Tầm bắn 2.000 km của tên lửa có thể tới Bắc Kinh.

Hoa Kỳ đã rút khỏi Hiệp ước INF có lịch sử 32 năm và triển khai tên lửa tầm trung đến châu Á, cũng như Đài Loan sản xuất hàng loạt tên lửa tầm trung, đều là sự mở rộng chống lại ĐCSTQ từ phía đông, điều này đối với Trung Nam Hải mà nói đó chính là “Thanh kiếm vàng ở cổng phía đông”. 

“勇士後門入帝宮” – Dũng sĩ hậu môn nhập Đế cung

Câu này để ám chỉ những sự tình sẽ xảy ra sau này. “Hậu môn” là chỉ nội bộ, đồng thời cũng mang ý nghĩa là gây ngạc nhiên bất ngờ. “Nhập đế cung” có nghĩa thể chế hiện tại sẽ bị lật đổ, cũng có nghĩa sẽ thay đổi chế độ, triều đại mới.

Nền kinh tế của ĐCSTQ hiện nay cũng giống như xây nhà trên bờ cát, không có cơ sở, tất cả đều phụ thuộc vào vốn và kỹ thuật của phương Tây. Đồng thời phụ thuộc vào giao dịch thương mại không công bằng để thu được lượng lớn ngoại hối mới có thể duy trì sinh tồn. Cuộc chiến thương mại leo thang dai dẳng nhất trong vòng 40 năm trở lại đây trong mô hình kinh tế của ĐCSTQ đang đến hồi kết thúc.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang phải đối mặt với vô vàn áp lực cả từ trong nước và ngoài nước. “Đế cung” ở đây có thể là một ám chỉ về “Trung Nam Hải”, nơi Tập Cận Bình đang ngồi làm chủ. Dù đang nắm trong tay quyền bính nghiêng thiên hạ song từ lâu đã có những nhận định cho thấy Tập Cận Bình thực ra đang bị lung lạc bởi những tin tình báo giả của phe phái Giang Trạch Dân, đối thủ chính trị của ông này. Vây quanh Tập Cận Bình đang là rất nhiều tay chân của Giang Trạch Dân, chính lệnh của Tập không ra đến ngoài Trung Nam Hải. Như vậy chẳng phải “Dũng sĩ hậu môn nhập Đế cung” cũng là nói về tình cảnh nội bộ Trung Nam Hải loạn lạc, Tập Cận Bình tưởng nắm trọn quyền lực mà lại hoá thành “bù nhìn” bất lực đó sao?

Đồng thời, lịch sử Trung Quốc đã chứng kiến rất nhiều “Phùng cửu tất loạn”, ý nói gặp năm có đuôi 9 ắt sẽ có loạn. Lời dự ngôn này đang trở thành sự thật. Người dân Hồng Kông dũng cảm, kiên quyết bảo vệ tự do của nước mình, chống lại chế độ độc tài đã giành được sự tôn trọng và ủng hộ của toàn thế giới.

ĐCSTQ đang đối mặt với sự sụp đổ kinh tế, đồng thời về quân sự lại không thể đánh bại Hoa Kỳ, đã không còn đường để đi. “Dũng sĩ hậu môn nhập Đế cung” chỉ ra rằng, dưới các cuộc áp lực mạnh mẽ từ bên ngoài và những nguy cơ mạnh mẽ từ bên trong, một nhóm “dũng sĩ” sẽ phát động một cuộc tấn công bất ngờ, dẫn đến sự thất thủ từ bên trong nội bộ của Trung Nam Hải, hồng triều tan rã, lịch sử bước sang một trang mới. 

Video: Lịch sử che giấu tội ác của chính quyền Trung Quốc

 

Kiên Định
Theo Aboluowang

Exit mobile version