Đại Kỷ Nguyên

Hôn nhân thời xưa: Đàn ông sợ đi ủng tuổi gà, đàn bà sợ đội mũ tuổi dê

Những câu nói được cổ nhân truyền lại thường là lời nhắn nhủ cho hậu thế, không chỉ có ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống mà còn là triết lý về đời người.

Cùng với sự phát triển của xã hội, quan niệm của con người càng ngày càng có nhiều thay đổi. Có người cho rằng triết lý của cổ nhân là những quan niệm quá cũ và lỗi thời, chỉ hợp với thời xưa. Nhưng có người lại cho rằng đó là những đúc kết quý báu, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc và có tác dụng trong việc giáo dục người đời sau.

Cổ nhân có câu: “Đàn ông sợ đi ủng tuổi gà, đàn bà sợ đội mũ tuổi dê”. Câu nói này không giống với những câu tục ngữ khác. Những câu tục ngữ bình thường có thể hé mở nội hàm thông qua nghĩa đen của từ ngữ, nhưng câu nói này lại không hề đơn giản như vậy.

Thời cổ đại, con người sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, gia đình dựa vào sức lao động của người đàn ông. Tại sao nửa vế đầu của câu tục ngữ là: “Đàn ông sợ đi ủng tuổi gà”?

Đàn ông sợ đi ủng tuổi gà

Theo quan niệm của những người cao tuổi ở nông thôn, khi chọn chồng nhất định không nên chọn những người đàn ông “đi ủng”. Trên thực tế “ủng” chỉ là một hình ảnh ví von, bởi vì trong xã hội lấy nông nghiệp làm chỗ dựa kinh tế, sức khỏe của người đàn ông đóng vai trò rất then chốt. Những người đàn ông có bệnh, thận tạng suy yếu thì chân tay thường bị sưng phù, đặc biệt bắp chân to như đi ủng. Do đó khi chọn chồng thì nhất định phải tránh những mẫu người như vậy.

Hơn nữa, tại sao khi chọn chồng lại không nên chọn người tuổi gà? Bởi vì gà và phượng hoàng là cùng một giống loài, mà phượng hoàng lại đại diện cho giới nữ. Vậy “đàn ông tuổi gà” là để nói đến những người yếu đuối, không thể cáng đáng nổi gia đình.

Đối với người phụ nữ mà nói, lấy chồng mà không thể dựa vào chồng, không có được cảm giác an toàn thì giống như lấy nhầm người vậy. Vì thế mới có câu: “Đàn ông sợ đi ủng tuổi gà”.

Đàn bà sợ đội mũ tuổi dê

Tại sao người xưa lại sợ đàn bà “đội mũ”? Ý nghĩa của “đội mũ” cũng giống như “đi ủng” của vế trên, đó đều là những hình ảnh ví von. “Đội mũ” ở đây không phải là hành động đội mũ, mà ám chỉ gương mặt người người phụ nữ sưng phù lên, khiến cả đầu cô ấy cũng bị phù nề giống như mắc bệnh nặng.

Nếu cưới người phụ nữ mắc bệnh thì sẽ tạo thêm gánh nặng gia đình trong tương lai. Người xưa cho rằng gia đình càng nhiều con thì càng nhiều phúc, nhưng một người phụ nữ bệnh tật thì sẽ khó có thể làm được điều này.

Hơn nữa chữ “dương” của tuổi dê đọc giống từ “dương” của ánh mặt trời, mà mặt trời là đại diện cho nam giới. Nếu lấy một người phụ nữ tính cách như đàn ông thì cuộc hôn nhân sẽ không hạnh phúc, vợ chồng thường hay xung đột với nhau.

Tất nhiên đó đều là quan niệm của người xưa, có thể không hoàn toàn chính xác trong thời hiện đại nhưng cũng là kinh nghiệm đúc kết của cổ nhân.

Ngọc Linh
Theo Secretchina

Exit mobile version