Đại Kỷ Nguyên

Hôn nhân tốt là học được cách khoan dung cho sự không hoàn hảo của bạn đời

Yêu đương nhiều năm, không bằng kết hôn một năm có thể biết hết tính cách của người bạn đời. Sau khi kết hôn, hai người dần tiết lộ ‘màu sắc’ thật của mình…

Cô con gái của người hàng xóm sắp kết hôn, bố mẹ cô ấy có mối quan hệ tốt với tôi, muốn tôi có thể dặn dò cô ấy mấy điều. Tôi là người chứng kiến cô bé dần dần trưởng thành. Cô bé là một người con gái thiện lương, tính cách ngay thẳng, những việc nhỏ có chút hồ đồ, nhưng việc lớn tuyệt không thể ngớ ngẩn. Chàng trai hôn phu kia là một anh chàng thông minh, cũng giống như cô gái, có tính cách đơn giản.

Hai người là bạn cùng lớp đại học, trải qua những năm này, cũng chịu đựng thử thách của tình yêu, trải qua nỗi đau chia tay. Cho đến hôm nay, 6 năm sau, tựa như đưa tay làm tan mây thấy ánh trăng, cuối cùng cũng kết thúc tình yêu đường dài và chuẩn bị bước vào cung điện hôn nhân.

Các bạn trẻ sẽ biết rằng hoàng tử và công chúa bước vào cung điện hôn nhân, không phải là kết thúc của câu chuyện, mà là khởi đầu của một hành trình khác.

Phải trải qua ‘năm cửa ải, chém sáu tướng’ trên con đường dài mới đi đến bến bờ bên kia của hạnh phúc.

Yêu đương nhiều năm, không bằng kết hôn một năm có thể biết hết tính cách của người bạn đời. Sau khi kết hôn, hai người dần tiết lộ ‘màu sắc’ thật của mình.

Chàng không còn là hoàng tử hào hoa, áo quần bảnh bao là lượt, nàng không còn là cô công chúa dịu hiền xúng xính váy áo mà có thể là một người nóng nảy, không thích làm việc nhà…

Nếu có sự chênh lệch như rơi từ độ cao vạn trượng như vậy, chúng ta nên cân bằng như thế nào?

Đêm đó, tôi suy nghĩ về điều đó, và muốn nhắn gửi cho cô cháu gái kia một lời khuyên: Một cuộc hôn nhân tốt đẹp, là khoan dung với sự không hoàn hảo của đối phương.

Không biết cô gái có hiểu điều tôi muốn nhắn gửi hay không.

Ai chẳng muốn có một cuộc hôn nhân hoàn hảo?

Nhưng trên đời nào có người bạn đời và cuộc hôn nhân hoàn hảo như thế? Nếu có thì cũng chỉ là ‘một mắt nhắm một mắt mở’ giả ngốc mà thôi.

Vậy nên, có thể bình thản ung dung, tìm lấy điểm chung, gác lại mọi sự bất đồng, mới có được sự bình an vô sự của hôn nhân.

Từ từ đối diện với bản thân và chấp nhận cuộc hôn nhân không hoàn hảo, chấp nhận một người bạn đồng hành không hoàn hảo.

Bao nhiêu cay đắng, bao nhiêu ngọt bùi, cùng bao nhiêu cãi vã và mâu thuẫn… đều đã trải qua rồi. Cả chồng và vợ đều đã trưởng thành hơn rất nhiều. Khi này mới biết cảm ơn nhân duyên và số phận đã cho ta là bạn đời của nhau.

Giữa vợ chồng với nhau, ngoài tình nghĩa thì còn có duyên nợ. (Ảnh minh họa: goalcast.com)

Hôn nhân, chia thành nửa đầu và nửa cuối

Khi còn trẻ, đó là nửa đầu.

Trong nửa đầu, sẽ có nhiều hơn những xung đột phát sinh: mâu thuẫn với bạn đời, mâu thuẫn trong cách dạy con, mâu thuẫn với mẹ chồng, thậm chí xuất hiện người thứ ba… Khi này, ‘tinh thần tranh đấu’ của của cả chồng và vợ đều rất cao. Khi chiến tranh nổ ra, không gì khác hơn là cướp bóc chiếm hữu đất đai, ai cũng muốn giành phần thắng về mình.

Cuộc sống không ai sẽ luôn suôn sẻ, luôn có những va chạm và thất bại, luôn có những câu chuyện xảy ra, và tất cả là để thử thách lòng người.

Chúng ta có thể vấp ngã nhưng rồi vội vàng đứng dậy để đi đến nửa sau của hôn nhân.

Sau tuổi trung niên, đó là nửa thứ hai

Nửa sau của hôn nhân chủ yếu là đối mặt với những thử thách lớn hơn, ví dụ, với bệnh tật, với đủ thứ tai nạn, với tuổi già…

Tình yêu vào lúc này đến thật chân thực và vô thức.

Nhắm mắt làm ngơ trước những thiếu sót của bạn đời, sau đó, đối phương thực sự trở thành nửa kia gắn bó với phần còn lại của bạn.

Do đó, khi con người đến tuổi trung niên, họ sẽ dần phát triển trí tuệ của hôn nhân. Họ biết thay đổi và chấp nhận những thiếu sót của người bạn đời ở bên cạnh mình. Từ đó họ chăm sóc, bên nhau sớm tối không một chút kêu ca oán thán.

Sau tuổi trung niên vợ chồng lúc này đối với nhiều thứ sẽ không còn nặng nề nữa, tình yêu đến thật chân thực và vô thức. (Ảnh minh họa: kamzakrasou.sk)

***

Sớm hay muộn mọi người sẽ hiểu rằng hầu hết chúng ta đều không hoàn hảo. Tất cả đều có khiếm khuyết, chúng đều mong manh, chúng không hoàn hảo, chúng rất tầm thường.

Nhân duyên đưa hai người đến với nhau, và xây dựng nên một nơi gọi là “Nhà”. Với một người hoàn toàn xa lạ, họ đã yêu thương và sưởi ấm cho nhau.

Bạn càng sớm biết tha thứ, khoan dung đối phương, bạn sẽ càng sớm có được hạnh phúc.

Tình yêu dẫu thật đẹp, nhưng hôn nhân cũng không dễ dàng.

Hôn nhân là một tòa thành, bên trong có chiến hữu đồng minh của bạn.

Hôn nhân là một hợp đồng giấy, và bên kia là đối tác của bạn, người được giao phó cho bạn.

Vì có cơ hội đến với nhau, hãy chắc chắn rằng sẽ học cách tha thứ cho sự không hoàn hảo của người ấy.

Khi bạn không may ‘say nắng’ người khác, cảm thấy chán nản và muốn từ bỏ người bạn đời, lúc này hãy tự hỏi: Bạn có hoàn hảo hay không?

Khi giận, đừng ngại nhìn lại khuyết điểm của chính mình. Nên nhớ rằng, người ấy đã ở bên cạnh mình, cùng trải qua bao nhiêu khó khăn thử thách, coi như người ấy cho bạn “vay mượn tình yêu”. Vậy thì giờ đây, điều bạn phải trả là lãi suất cao gấp bội. Vậy sao còn nghĩ đến hai từ “Chia tay”?

Những ai hạnh phúc trong hôn nhân cuối cùng sẽ hiểu rằng:

Thỏa hiệp không phải là thừa nhận thất bại, mà là nhận ra bản chất sáng suốt, rộng mở của cuộc sống.

Tha thứ không phải là hèn nhát, mà là sự can đảm và lòng trắc ẩn sau khi đọc được ý nghĩa của cuộc đời.

Một cuộc hôn nhân tốt đẹp, là khoan dung với sự không hoàn hảo của đối phương. Vợ có phẩm chất, chồng có khuôn mẫu, dẫu kết hôn nhiều năm, vợ chồng vẫn mãi yêu thương nhau!

Vân Hà
Theo Cmoney

Exit mobile version