Đại Kỷ Nguyên

“Hưng thịnh không quá 3 đời”, vì sao gia tộc này đã hưng thịnh còn trường tồn?

Ân sư của Tăng Quốc Phiên, đại thần quân cơ tiền nghiệm là Mục Chương A đã tặng Tăng Quốc Phiên một bức hoành phi có viết mấy chữ lớn “Hảo hán đánh gẫy răng, nuốt vào bụng cùng máu”. Nội dung dễ hiểu nhưng hàm ý sâu xa. Con người trưởng thành không phải là tuổi tác, mà là tâm thái trước những cảnh ngộ.

Năm Hàm Phong thứ 4 (năm 1854), Tăng Quốc Phiên huấn luyện quân xong lên đường xuất binh chinh chiến. Trong cuộc chiến với quân Thái Bình Thiên Quốc, trận chiến đầu tiên là trận thủy chiến Tĩnh Cảng, quân ông thất thế, quân Thái Bình đánh áp tới. Trong lúc nguy cấp, Tăng Quốc Phiên nhảy xuống sông tự sát để tuẫn tiết báo quốc, may được thuộc hạ cứu vớt lên, thoát khỏi cái chết.

Sau trận thủy chiến Tĩnh Cảng, Tăng Quốc Phiên dẫn quân giành được thắng lợi ở trận đại chiến Tương Đàm, liên tiếp tấn công giành được những thành phố trọng yếu như Nhạc Châu, Vũ Xương, Hán Dương. Lúc này vị ân sư của Tăng Quốc Phiên – vị quân cơ tiền nhiệm Mục Chương A không chúc mừng ông, mà sai người đem bức hoành phi ý nghĩa sâu xa đến tặng, trên đó có viết: “Hảo hán đánh gẫy răng, nuốt vào bụng cùng máu”.

Con người trưởng thành không phải là tuổi tác mà là tâm thái

Sự trưởng thành của tâm cũng không phải là gặp phải sự tình nhiều, mà là thái độ đối đãi với sự tình.

Muốn thành sự nghiệp lớn thì trước tiên phải trừ hết tâm bệnh.

Đọc “Đạo đức kinh”, Tăng Quốc Phiên đại ngộ Đạo của Lão Tử, thay đổi tính tình, thái đội đối nhân xử thế, giúp ông đạt đến đỉnh cao của cuộc đời.

Càng trong cảnh khốn cùng càng đại ngộ huyền cơ

Tăng Quốc Phiên tuổi trẻ đắc chí, gần 40 tuổi đã làm phó bộ trưởng (thị lang) của 5 bộ. Sau này ông với thân phận một thư sinh dẫn quân đi đánh trận, bình định được Thái Bình Thiên Quốc, phát triển phong trào giao lưu với phương Tây, trở thành trọng thần trung hưng nhà Mãn Thanh. Ông là một nhân vật then chốt quan trọng trong lịch sử cận đại.

Bởi vì tuổi trẻ đắc chí nên thuở đầu Tăng Quốc Phiên là một người trẻ tuổi hăng hái, dễ nổi nóng, tư duy một chiều, coi mình là trên hết, phẫn uất thế tục, kiêu ngạo kích động, khi làm việc thì thủ đoạn đơn nhất, phong cách cứng nhắc, cương cường mãnh liệt, chỉ một mực tiến lên mà chẳng biết lùi bước. Do đó ông làm gì cũng bị đâm đầu vào tường chặn, động tý là đắc tội với người khác. Khi ông mới bắt đầu dẫn dân binh huấn luyện, hoàn toàn không vừa mắt tác phong hủ bại cũ kỹ chốn quan trường vùng Hồ Nam, cảm thấy khác biệt với những người chốn quan trường vùng Trường Sa, mâu thuẫn chồng chất với quân quốc phòng, đến nỗi suýt xảy ra giao chiến.

Đúng lúc Tăng Quốc Phiên đang trong cảnh gian nan nhất thì ông mắc bệnh. Đó là năm Hàm Phong thứ 7, Tăng Quốc Phiên bao vây tiêu diệt quân Thái Bình Thiên Quốc ở Thụy Châu, Giang Tây. Nhưng đối diện mới quân Thái Bình khí thế hùng tráng như xưa, nên dần dần rơi vào cục diện khốn cùng quân sự không có tiến triển gì, tiền bạc cạn kiệt. Hơn nữa lại còn bị các đối thủ trong triều đình ném đá giấu tay vu cáo hãm hại. Chưa hết, họa vô đơn chí, cha ông ở quê nhà qua đời.

Cuộc chiến chống quân Thái Bình của Tăng Quốc Phiên. (Ảnh minh họa: viraltrendzz.com)

Trên đường trở về quê nhà chịu tang, nhìn dòng sông khô cạn, nghĩ tới bầu nhiệt huyết dâng trào năm xưa, mà nay tứ bề đều là vách chặn, tám hướng đều là kẻ đối đầu, dường như lâm vào cảnh ngộ không chốn dung thân.

Tăng Quốc Phiên nghĩ lại mấy năm nay, ngoài thống khổ ra còn có được gì khác đâu? Quan chức vẫn là thị lang như cũ. Ngẫm nghĩ đời mình, bất giác tâm nguội ý lạnh, nản lòng ngao ngán.

Chúng ta ai đã gặp phải cảnh ngộ như thế này, có lẽ cũng đã có sự nghi hoặc và phẫn nộ như thế.

Nhưng vẫn chưa hết, Tăng Quốc Phiên ở nhà chịu tang, hoàng đế Hàm Phong lại cách chức binh bộ thi lang của ông, lệnh cho ông ở quê nhà chịu tang theo quy định. Mùa hè năm sau, chiến thắng Tương Dũng liên tiếp báo về, thắng lợi đã hiện lên ánh sáng lung linh, còn ông thì như một kẻ bị triều đình ghẻ lạnh bỏ rơi. Thế là ông càng ngày tính tình càng nóng nảy, bệnh tình càng ngày càng nghiêm trọng, tâm tình càng ngày càng phiền muộn nóng nảy, toàn mơ thấy ác mộng…

Trong thời gian này, ông lại bắt đầu đọc lại từ đầu đến cuối các bộ sách “Tả truyện”, “Sử ký”, “Hán thư” và “Tư trị thông giám”, hy vọng từ những danh tác lịch sử này có thể nhìn ra bí quyết đối nhân xử thế của người xưa, từ đó noi gương, tham khảo. Nhưng những bộ sử này không có chìa khóa giải khai nỗi u uất trong lòng, trái lại càng khiến ông thống khổ không chịu nổi: “Người xưa theo phép hành xử mà thành tựu huy hoàng, chỉ riêng Tăng Quốc Phiên ta là không thể thành công”.

Được em trai Tăng Quốc Hoàng hộ tống, Tăng Quốc Phiên đến Bích Vân Quán thăm Sửu Đạo trưởng. Sửu Đạo trưởng nói với ông rằng: “Kỳ Hoàng chữa thân bệnh cho thế nhân, Hoàng Lão chữa tâm bệnh cho thế nhân, mong lão gia vứt bỏ đạo xử thế xưa nay, đổi sang thuật của Hoàng Lão thì tâm trong khí tĩnh, thần giữ tinh thu, bách bệnh tiêu trừ, vạn sầu tan biến”. Đồng thời kê phương thuống trị tâm bệnh cho ông.

Phương thuốc này chính là “Đạo đức kinh”.

Tăng Quốc Phiên đã thuộc lòng “Đạo đức kinh” từ lâu nhưng chưa từng có cảm thụ gì đặc biệt. Sửu Đạo trưởng ra sức giới thiệu, ông bèn đóng cửa đọc đi đọc lại “Đạo đức kinh”. Quả nhiên, lúc này đây ông cảm thấy từng chữ nhập tâm, từng câu thấu lý, thực sự có cảm giác đại triệt đại ngộ.

Con người trải qua nhiều thế sự, đến một thời điểm nhất định mới có thể thực sự thể ngộ được những đạo lý cao thâm. Trước đó, cho dù đọc thuộc làu làu thế nào đi nữa thì cũng khó mà hiểu được ý nghĩa chân chính trong đó. Tăng Quốc Phiên đại ngộ “Đạo đức kinh”, từ đó bắt đầu thay đổi toàn bộ nhân sinh quan của mình.

(Ảnh minh họa: dkn)

Vậy rốt cuộc ông ngộ được gì trong “Đạo đức kinh”?

Ngộ được 7 cái thiện của nước, đặt nền tảng tâm tính thâm hậu

Lão Tử nói về cái thiện cao nhất như là nước, nước có 7 điều thiện:

“Ở nơi thiện”, con người cần phải giống nước, cam lòng ở địa vị thấp, đó là trí huệ làm người.

“Tâm thiện như vực sâu”, tâm cảnh con người cần giống nước, có chiều sâu trầm lắng thâm sâu ẩn chứa.

“Cư xử nhân đức thiện lương”, đối nhân xử thế như nước, hữu ái, nhân đức, thiện lương.

“Lời nói thiện thủ tín”, nói năng, cam kết cần như nước thủy triều, chính xác và thủ tín.

“Việc chính sự thiện trị”, làm chính trị cần cân bằng như nước, trị sửa, quản lý cần đoan chính, cân bằng như bưng bát nước đầy.

“Làm việc thiện phát huy hết khả năng”, làm việc như nước, phát huy hết hiệu năng.

“Hành động thiện theo thời”, hành động cần như nước, nắm bắt đúng thời cơ.

Những đạo lý tu tâm tu thân, làm người làm việc, tất cả đều ở trong đó.

7 điều thiện này đã gợi mở rất lớn cho Tăng Quốc Phiên. Lão Tử nói:

“Người giỏi chiến tranh thì không nổi giận”.

“Người giỏi thắng địch thì không buông bỏ”.

“Người giỏi dùng người thì khiêm hạ sẵn lòng ở dưới, đó gọi là đức không tranh, đó là sức mạnh của dùng người”.

Từ đó trở đi, Tăng Quốc đã thay đổi hoàn toàn tác phong xưa kia như: cứng nhắc ngang ngạnh, hiển lộ sắc sảo, chấp giữ chủ ý cái tôi bản thân. Trạng thái tinh thần của ông đã tiến vào một cảnh giới mới hoàn toàn.

Ông tự nói với mình rằng: “Biết Trời dài mà mình trải nghiệm ngắn, thế thì khi những lo lắng, ngang ngược, thất bại đến, nhẫn một chút để chờ đợi nó yên định”. Ý nghĩa là: Trời lâu dài vĩnh hằng, những gì ta trải nghiệm chỉ ngắn ngủi như trong chớp mắt, do đó khi lo buồn, bất hạnh, tai nạn đến, nên nhẫn nại, nhẫn chịu, dần dần chờ đợi cho tất cả những chuyện này yên định lại, thì kết quả sẽ rõ ràng, không được mù quáng hành động, hành sự lỗ mãng.

Ông còn nói: “Biết đất rộng lớn mà nơi mình ở nhỏ bé, thì khi gặp cảnh tranh đoạt vinh hoa danh lợi, nên lùi để giữ ôn nhu”. Ý nghĩa là: Trái đất rộng lớn, sâu nặng, nơi mình ở chỉ là một mẩu con con, do đó khi gặp cảnh tranh đoạt vinh nhục, lợi ích, nên nhường nhịn, lùi bước, chủ động ở thế dưới thấp thì mới là cách làm đúng đắn. Như vậy sẽ không bị hại, được mọi người kính trọng yêu quý, bỏ cái lợi nhỏ để mưu cầu đại cuộc.

Từ đó trở đi Tăng Quốc Phiên nỗ lực bao dung những người đang đấu đá sinh tồn chốn quan trường, đặt mình vào vị thế của họ để thể nghiệm và lượng thứ những nỗi khó khăn của họ. Khi giao tiếp qua lại, ông hết sức mình an ủi vỗ về những người làm việc tốt, khi cần thiết ông còn ban thưởng hậu hĩnh.

Từ xưa đến nay, làm thế nào sống tốt hơn để mưu đồ thành công, đó là một loại học vấn lớn. Đây cũng chính là giá trị to lớn mà Tăng Quốc Phiên lĩnh ngộ và vẫn còn nguyên giá trị cho chúng ta ngày nay.

(Còn tiếp)

Theo Lý Tĩnh Nhu, soundofhope.org
Nam Phương biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version