Đại Kỷ Nguyên

Hủy hoại tượng Phật, mấy chục năm trôi qua mà báo ứng vẫn hiển hiện nhãn tiền

Mấy chục hồng vệ binh sau khi phá hủy tượng Phật, kẻ thì phát điên, người thì tàn phế, tất cả đều không có kết cục có hậu.

Trong dịp năm mới rất nhiều đền chùa nổi tiếng đều có những dòng người nườm nượp không ngớt đến thắp hương cầu phúc. Nhưng trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa thì không có những cảnh tượng này, rất nhiều tượng Phật trang nghiêm bị phá hủy, người xuất gia bị buộc phải cầm những tấm biển để người ta đấu tố phê phán, hồng vệ binh làm loạn Phật môn Thánh địa. Đã rất nhiều năm trôi qua, những bức ảnh thời kỳ đó vẫn khiến người ta trông thấy mà đau đớn lòng.

Tượng Phật bị phá hủy trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. (Ảnh: wikipedia.org)

Có một người chia sẻ trên blog rằng, anh đến một ngôi chùa lễ Phật, được nghe chuyện báo ứng ‘đập phá tượng Phật’, mấy chục hồng vệ binh sau khi phá hủy tượng Phật, kẻ thì phát điên, người thì tàn phế, rất nhiều người không có kết cục có hậu. Để mọi người khi xem không bị đau lòng, trong bài viết này, địa điểm xảy ra sự việc không nói rõ ra mà thay bằng cụm từ ‘Thánh địa Phật giáo’.

Câu chuyện được kể lại như sau:

Dịp Tết năm 1999, tôi đến một ‘Thánh địa Phật giáo’ thắp hương lễ Phật, nhân tiện du ngoạn ngắm cảnh. Đến một ngôi chùa khá lớn, tôi gặp vị trụ trì chùa này (khi chưa xuất gia thì ông và tôi là người cùng làng, hơn nữa ông có quan hệ tốt với cha tôi). Sau bữa cơm chay, tôi đến phòng ông hàn huyên. Trong lúc trò chuyện, một người đàn ông chừng ngoài 60 tuổi có việc đến tìm sư trụ trì. Vì tôi và sư trụ trì rất thân quen nên họ nói chuyện cũng không giữ ý tránh tôi.

Từ ngữ khí trò chuyện có thể thấy sư trụ trì và người đàn ông này rất thân quen, nội dung nói chuyện đại thể là: người đàn ông này muốn thỉnh một pho tượng Phật ngọc từ Miến Điện về chùa thờ cúng, thỉnh cầu sư trụ trì giúp ông tìm một vị trí đặt tượng. Nhưng sư trụ trì nói là vị trí đặt tượng thờ cúng không còn, nếu ông có tấm lòng này thì có thể thay bằng tiền công đức trong chùa, nhà chùa sẽ lưu danh và tụng kinh. Cuối cùng, hai bên không thống nhất được, người đó bèn hậm hực cáo từ.

Vì tò mò, tôi bèn hỏi sư trụ trì, tại sao ông ấy cứ nhất quyết phải thỉnh tượng Phật đến đây để thờ cúng?

Thì ra, người đàn ông này là một hồng vệ binh thời Cách mạng Văn hóa. Trong Cách mạng Văn hóa, ông ta đã từng cùng ba, bốn chục hồng vệ binh, dân binh đến ‘Thánh địa Phật giáo’ này đập phá hủy hoại các tượng Phật, Bồ Tát. Sau đó, gần 40 năm nay, những người đã từng đến ‘Thánh địa Phật giáo’ này ‘phá tứ cựu’, ‘đả Bồ Tát’, tất cả không trừ một ai đều bị báo ứng: Kẻ thì điên, người bị tàn phế, kẻ mất mạng, người bị bắn chết, dường như tất cả đều bị hết rồi, chỉ có người đàn ông vừa rồi vẫn còn một chút vận may, chưa xuất hiện nạn lớn nào (có thể là do ông ấy nhiều năm nay kiên trì thắp hương bái Phật).

Mấy năm trước ông dẫn con gái, con rể kinh doanh vận tải, còn phát tài, cuộc sống khá giả sung túc. Năm 1997, cô con gái duy nhất nhiều năm không có thai lại sinh ra một bé trai cho gia tộc. Vào một ngày năm 1998, con gái và con rể ông ấy đem theo con trai đi nhận hàng, trong lúc xếp hàng chờ cân xe, do thời tiết nóng nực, đứa bé kêu muốn uống nước, người mẹ bế đứa bé xuống xe uống nước. Xuống xe chưa được 5 phút, chiếc xe phía trước bắt đầu chuyển bánh, cha đứa trẻ cũng dịch chuyển xe theo, chiếc xe tải lớn vừa dịch chuyển liền nghe thấy ‘bốp’ một tiếng, xuống xe xem thì thấy đứa bé mới chập chững biết đi của mình nằm dưới bánh xe…

Người đàn ông này là con một. Mà ông ta lại chỉ có một cô con gái duy nhất, đành phải kén rể ở rể, hy vọng có thể kéo dài hương hỏa tổ tiên. Ai ngờ, tất cả niềm hạnh phúc chỉ như đóa hoa quỳnh vừa nở đã tàn.

Ôm nỗi đau khổ và lòng hối hận, ông ấy đến ‘Thánh địa Phật giáo’ mà 40 năm trước ông ta đã đập phá tượng Phật, muốn ‘trồng’ một nhân thiện bằng cách này với hy vọng có thể ‘đắc’ được một quả thiện.

Chuyện này chẳng phải là câu chuyện báo ứng sống động? Đập phá tượng Phật, hậu quả là đoạn tuyệt hương hỏa. Không phải là vui mừng trước nỗi đau khổ của người khác, mà tôi cũng rất cảm thông với ông ấy.

Nhưng tôi nghĩ, đứa cháu nội của ông ta bị xe cán chết, có lẽ cũng là người cùng nghiệp cùng chịu đến đầu thai; cũng có thể là một hồng vệ binh năm xưa đập phá tượng Phật cùng ông ta, sau khi sớm qua đời, lại vì có quan hệ nợ nghiệp mà chuyển sinh thành cháu nội ông ta để đòi nợ, nhưng lại khó thoát khỏi báo ứng đập phá tượng Phật nên mới bị thịt nát xương tan.

Người phàm phu thường không hiểu đạo lý rằng, diệt Phật chính là diệt bản thân, và nhân quả đâu có bỏ qua cho người nào. Đây cũng là bài học giáo huấn cho những ai dám coi thường, bất kính với thần Phật.

Theo Secretchina.com
Kiến Thiện biên dịch

Exit mobile version