Đại Kỷ Nguyên

Kết cục bi thảm của người phỉ báng Thần, đốt kinh sách, hủy hoại tượng Phật

Nhiều người vì không nhìn thấy Thần Phật nên cho rằng Thần Phật là không tồn tại, thậm chí có những người vô minh còn buông lời phỉ báng Thần Phật. Quả thực đây là một việc tạo nghiệp rất lớn.

Từ trước đến nay có rất nhiều ví dụ thực tế đã xảy ra, đối với những người không tin Thần Phật, phỉ báng Thần Phật, phá hủy tượng Phật đều bị  quả báo rất thê thảm. Dưới đây là 3 câu chuyện được ghi chép lại trong lịch sử, cũng là những bài học để cảnh tỉnh con người.

Đốt kinh sách nhà Phật bị giảm phúc thọ, chết sớm

(Ảnh minh họa)

 

Theo sử sách ghi lại, vào triều đại nhà Minh, ở phía tây huyện Vũ Công có một ngôi chùa cổ. Trong ngôi chùa ấy có nhiều kinh sách đã bị cũ nát.

Khang Đối Sơn là một thư sinh trẻ tuổi, hàng ngày đều lên ngôi chùa đọc sách cùng năm người bạn khác. Lúc trời giá rét, bốn người bạn của Khang Đối Sơn đã lấy kinh sách cũ kia ra đốt để sưởi ấm. Một người trong số họ còn lấy kinh sách để đun nước rửa mặt. Khang Đối Sơn trong lòng oán trách các bạn có hành vi bất kính đối với kinh sách, nhưng không nói ra.

Vào ban đêm, Khang Đối Sơn nằm mơ thấy ba vị quan khai mở công đường, phẫn nộ với những người đã đốt kinh sách. Họ quyết định sẽ giảm trừ phúc thọ của những người đã đốt sách, người đốt sách nấu nước sẽ không đỗ trong kỳ thi sắp tới.

Cuối cùng, một vị chỉ về phía Khang Đối Sơn và nói: “Ngươi vì sao không khuyên can họ?”

Khang Đối Sơn  nói: “Trong lòng tôi biết rõ họ làm như vậy là không đúng, nhưng tôi tuổi còn nhỏ không dám nói lời khuyên can”

Vị quan viên lại nói: “Một câu khuyên can có thể giúp năm người tránh được tội nghiệp. Tạm thời không truy cứu lỗi lầm của ngươi nữa!”

Khang Đối Sơn bừng tỉnh, lập tức ghi lại hết những tình tiết trong giấc mộng vào bìa sau của quyển vở. Không lâu sau, cả gia đình của bốn người đốt kinh sách đều bị mắc dịch bệnh chết hết. Người bạn của Khang Đối Sơn lấy kinh sách đun nước rửa mặt dù thi nhiều lần nhưng đều không đỗ.

Làm nhục thiền sư, bị tước bỏ chức vị

(Ảnh minh họa)

Vào triều đại nhà Đường, thiền sư Quốc Thanh thường dùng những lời dạy bảo của Phật để thiện hóa dân chúng, vì thế rất nhiều người đã đến chỗ ông để nghe kinh. Nhưng ở địa phương, có một viên quan từ trước đến nay không tin Thần Phật. Khi thấy nhiều người đến nghe kinh thì vô cùng ghen ghét, tức giận. Viên quan bèn vu oan rồi cho người bắt trói thiền sư lại, đánh hai mươi gậy lớn.

Đêm hôm ấy, viên quan này mơ thấy người cha đã quá cố của mình trở về. Người cha ấy vô cùng tức giận và khóc lớn, nói với viên quan rằng: “Con dám làm ô nhục thiền sư, Diêm Vương vì chuyện này cũng đã phạt ta hai mươi gậy sắt, ngay cả chức quan của con cũng đã bị bãi bỏ rồi!”

 Quả nhiên, mấy ngày sau, viên quan này bị tước bỏ chức vị.

Phỉ báng Thần Phật, phá hủy tượng Phật bị đày xuống địa ngục

(Ảnh minh họa)

Triều nhà Đường, Thái Sử Lệnh Phó Dịch từ nhỏ đã học giỏi, có tài hùng biện, hiểu biết về thiên văn. Nhưng ông ta không tin Thần Phật, nên tận lực phản đối, phỉ báng, dâng tấu chương muốn hủy bỏ Kinh Phật, khinh thường những người xuất gia tu hành, phá bỏ tượng Phật.

Khi ấy, Phó Dịch, Phó Nhân và Tiết Trách đều làm chức Thái sử lệnh. Tiết Trách còn nợ Phó Nhân một số tiền là 5000 chưa trả được thì Phó Nhân đã qua đời.

Tiết Trách một lần mơ thấy mình đi đến một nơi và gặp Phó Nhân, liền hỏi ông ta rằng: “Ta trước đây còn nợ ngài tiền mà chưa trả, bây giờ phải trả cho ai đây?”

Phó Nhân nói: “Có thể đưa cho quỷ dưới địa ngục là được rồi!” 

Tiết Trách hỏi lại: “Quỷ dưới địa ngục là ai?”

Phó Nhân trả lời: “Thái Sử Lệnh Phó Dịch chính là quỷ dưới địa ngục!”

Tiết Trách hốt hoảng, thì lại thấy mình đi vào một nơi, có rất nhiều người đã quá cố. Tiết Trách liền  hỏi họ: “Trong Kinh Phật nói, làm việc ác thì đắc tội, làm việc thiện thì đắc phúc. Không hiểu có phải nhất định là như vậy không?”

Những người đã quá cố trả lời: “Đương nhiên là đúng rồi!”

Tiết Trách lại hỏi: “Giống như Phó Dịch cả đời không tin Thần Phật nếu chết thì sẽ có báo ứng gì?”

Người đã quá cố lại trả lời: “Thiên, ác, tội, phúc nhất định là có. Về phần Phó Dịch, ông ta đã bị đày đến địa ngục Nê Lê rồi.”

Tiết Trách bừng tỉnh, than rằng: “Tội và phúc, loại sự tình này không thể không tin!”

Ngày hôm sau, Tiết Trách liền đem giấc mộng của mình đến kể cho Phó Dịch nghe. Mấy ngày sau, Phó Dịch bỗng nhiên bị bệnh nặng mà chết.

Thiên ác có báo là Thiên lý, chỉ có hết thảy mọi việc đều thuận theo Thiên lý mà làm thì mới có tiền đồ rộng lớn, tươi sáng.

Theo Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung
Mai Trà biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version