“Bán linh hồn cho quỷ dữ” hóa ra là câu chuyện dựa trên một nhân vật có thật trong lịch sử…
Trong vở nhạc kịch nổi tiếng của Hector Berlioz (một trong những nhà soạn nhạc châu Âu có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 19), nhân vật chính là Faust. Đây là một nhân vật quen thuộc trong văn hóa dân gian Đức dựa trên một người hoàn toàn có thật trong lịch sử, Johann Georg Faust sống qua các thế kỷ 15 và 16.
Johann Georg Faust được cho là một nhà giả kim, nhà chiêm tinh và ảo thuật gia sống trong thời kỳ Phục hưng ở Đức. Sau khi ông mất, người dân đã lan truyền câu chuyện đầy bí ẩn về cuộc đời ông. Theo đó, trong những năm cuối đời, khi tuổi trẻ đã biến mất, không còn ở trong thời hoàng kim với những nỗ lực học thuật tận tụy, ông ta được cho là đã thực hiện một thoả thuận với ma quỷ, bán linh hồn của mình để tận hưởng và tham gia vào những thú vui trần thế liều lĩnh. Người đã thu hút Faust khỏi những nỗ lực học thuật của anh ta là Méphistophélès, một con quỷ xấu xa.
Câu chuyện về Faust đã là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật, điện ảnh và âm nhạc trong suốt các thời đại. Ngay cả thuật ngữ đơn thuần ‘Faust’ cũng được sử dụng để chỉ những người đầy tham vọng, những người sẵn sàng trao đổi các giá trị đạo đức để có sức mạnh và thành công trong một số lĩnh vực nhất định.
La Damnation de Faust – Vận mệnh bi thảm
La Damnation de Faust là tên vở nhạc kịch của Hector Berlioz, nhưng sau này đã trở thành một thuật ngữ để mô tả một số phận bi thảm xuất phát từ mong muốn sai lầm, một ẩn ý vẫn còn phù hợp cho xã hội hiện đại.
Trong vở kịch kinh điển, Faust được thể hiện như một học giả già nua trong tuyệt vọng. Ông ta đã dành cả cuộc đời để tìm kiếm sự khôn ngoan và rồi thấy rằng khi kết thúc tất cả, ông chẳng thu được gì. Tuổi trẻ, hạnh phúc và thành tích đều tuột khỏi tay. Ngay cả việc tìm kiếm tri thức cũng không thể truyền cảm hứng cho ông ấy. Để giải thoát khỏi đau khổ và trầm cảm, ông quyết định tìm đến cái chết.
Trong một khoảnh khắc kỳ dị, âm thanh vang dội của tiếng chuông nhà thờ và bài thánh ca nhắc nhở ông về thời trẻ, về khoảng thời gian vẫn còn đức tin tâm linh. Nhưng khoảnh khắc thoáng qua đó không tồn tại được lâu khi Méphistophélès, một con quỷ xấu xa, xuất hiện trước mặt ông. Niềm tin đã mất, đồng thời bị nỗi tuyệt vọng và chán nản xâm chiếm tâm can, Faust muốn giải thoát bản thân, nên đã chấp nhận lời đề nghị của ác quỷ để mang lại cho mình tuổi trẻ, kiến thức và thực hiện tất cả những ham muốn sâu sắc nhất trong đời. Tuy nhiên, đổi lại ông phải đi theo con quỷ ấy và bị chi phối dưới sự chỉ huy của hắn.
Dường như, những ký ức về trong tâm trí trong thời khắc quan trọng của sinh mệnh, trước khi con quỷ xuất hiện lôi kéo ông, cũng không đủ vực dậy trong Faust niềm tin mãnh liệt vào tâm linh, vào một Thiên Chúa mà ông từng có.
Đương nhiên, Faust bây giờ có tất cả những gì ông ta khao khát, tuy nhiên, không có cách nào để cho ông ta biết hành trình phía trước sẽ dẫn ông đi về đâu.
Sau khi Méphistophélès hoàn thành phần thoả thuận của mình, hắn khuyến khích Faust quyến rũ Marguerite, một cô gái ngây thơ mà Faust đã đem lòng yêu nhưng không được đáp lại. Sau khi quyến rũ cô rồi bỏ cô lại một mình khi đang mang trong mình giọt máu của Faust, cuộc sống của Marguerite rơi vào cảnh hoang tàn.
Trong nỗ lực cứu người mình yêu, Faust đồng ý từ bỏ linh hồn của mình cho ác quỷ Méphistophélès. Với quyết định này, ông ta đã cho quỷ dữ mọi lý do và khả năng để kéo mình xuống địa ngục. Có lẽ vận mệnh cuối cùng của Faust đã được định trước từ lúc ông ta chấp nhận lời đề nghị của ác quỷ Méphistophélès.
Đây là một câu chuyện có phần tương đồng với câu chuyện về Adam và Eva trong Vườn Địa đàng. Ma quỷ Méphistophélès đóng một vai trò không khác gì con rắn đã cám dỗ Eva cắn một miếng táo. Một khi Adam và Eva nghe theo lời con rắn để ăn trái cấm, điều đó đã xác định rằng họ sẽ bị trục xuất khỏi Vườn Địa đàng.
Trong trường hợp của Faust, ông ta nhận được những dục vọng và ham muốn nơi trần tục và cuối cùng là ông ấy phải trả giá nơi địa ngục. Đó là định mệnh không thể tránh khỏi đối với người chọn con đường đi ngược lại thiện lương và đồng hóa với ác.
Câu chuyện về Faust: Hồi chuông thức tỉnh con người
Giữa kỷ nguyên của sự phát triển mạnh mẽ về khoa học và công nghệ, trong nhiều trường hợp, khoa học và kiến thức đóng vai trò tích cực trong xã hội, nhưng đôi khi, nó cũng có thể tồn tại mặt tiêu cực. Đặc biệt là khi các học giả và nhà khoa học bỏ qua các giá trị đạo đức và nhân văn, đặt danh tiếng và lợi ích của họ lên hàng đầu, họ sẽ không màng tới bất kể rủi ro nào mà nhân loại sẽ gặp phải do công việc của họ gây ra.
Liệu đã từng tồn tại hình ảnh của Faust trong các nhà khoa học phát triển vũ khí sinh hóa học? trong các chuyên gia nhựa hóa xác người để trưng bày? trong các nhà khoa học nhân bản người vô tính? hay trong các bác sĩ phẫu thuật mổ cướp nội tạng sống từ người Duy Ngô Nhĩ và các học viên Pháp Luân Công?
Bất kể lý do nào họ đưa ra, những tác động xấu đến xã hội loài người mà họ gây ra là không thể phủ nhận.
Ở khía cạnh này, câu chuyện về Faust là minh chứng cho thấy sự tương quan của nó với xã hội ngày nay và vai trò to lớn đối với nhân loại như một tiếng chuông thức tỉnh những người chọn đi theo con đường đó.
Video: Một câu nói ác ý có thể làm hao tổn phúc báo cả đời người