Mua đồ có chuyện mua nhầm đồ, nhưng kết hôn cũng có thể nhầm người sao? Trong lịch sử, chân thực đã có chuyện như vậy xảy ra. Vậy điều này là “nhầm thật” hay “nhầm giả”? Liệu có nhầm không? Ai nhầm chứ ông Trời không hề nhầm!
Vào mùa đông năm Khang Hy thứ bốn mươi tám, có hai gia đình ở Sùng Nhân lấy vợ trong cùng một ngày. Hai tân nhân này, một là họ Giả nhà khá giả, một là họ Tạ, một chàng thư sinh nghèo. Tân nương một người họ Vương, tên Thúy Phương, xuất thân nhà phú gia; tân nương kia họ Ngô, xuất thân nghèo túng. Người ta thường chọn ngày lành tháng tốt để thành hôn, nên trong một ngày nhiều cặp đôi thành vợ thành chồng là điều thường thấy; điều bất thường là đội xe của hai tân nương đã cùng gặp nhau trên một con đường, phát sinh một tình tiết bất ngờ ngoại ý.
Buổi chiều hôm ấy mây mù dày đặc, tuyết rơi dày, một lúc tuyết phủ trắng cả vùng quê sơn cốc. Hai chiếc xe tân nương tình cờ đi trên cùng một đoạn đường, xe của họ được sơn và trang sức bắt mắt, chỉ là dùng vải bạt phủ lên, nóc xe tuyết đã tích dày một hai thốn, nên nhìn chúng đại khái giống nhau.
Sau khi đi được hai hoặc ba dặm, họ dừng lại nghỉ ở một nơi hoang dã. Lúc này, người đánh xe và người hầu thân thể đều đã lạnh cóng, hai gia đình cùng nhau gom củi khô, nhóm lửa trong gian nhà để sưởi ấm. Không ngờ tuyết càng ngày càng nặng hạt, bọn họ lo lắng không đến kịp giờ hôn lễ.
Sau hôn lễ
Đêm hôm đó, khi tân nương Vương Thúy Phương chuẩn bị đi ngủ, cô nhìn quanh phòng ngủ và phát hiện của hồi môn đã đặt không phải của mình, chất lượng kém xa. Cô nghi hoặc gia đình chồng đã thế chấp của hồi môn của mình, đổi lấy bộ khác để bù vào. Nỗi oán hận trong lòng dâng lên không thể kìm nổi.
Vì vậy, cô chất vấn chồng: “Cái tủ trang điểm bằng gỗ đàn hương tím của thiếp đâu? Thỉnh tỳ nữ mang nó đến đây, tẩy trang cho thiếp.”
Người chồng cười đáp: “Phu nhân không mang đồ này từ nhà tới, đi tìm nó ở đâu bây giờ?”
Thúy Phương nói: “Cổ lang hà tất phải trêu thiếp?”
Chú rể lại cười nói: “Tôi là Tạ lang, không phải Giả lang.”
Khi Thúy Phương nghe thấy vậy, liền hét lên, “Tặc nhân đã bán rẻ ta rồi!”
Chú rể cũng kinh ngạc và choáng váng, người nhà tất cả đều đến tân phòng, gặng hỏi nguyên nhân. Thúy Phương chỉ tiếp tục kêu khóc.
Mẹ chú rể họ Tạ giận dữ nói: “Bổn gia họ Tạ vốn là môn đệ thư hương thanh bạch, ai có thể là tặc? Ai cũng sẽ không làm con sợ!”
Thúy Phương nói, “Nhà chồng ngã nương là họ Giả, hiện tại lại là họ Tạ. Là lý do gì?”
Mẹ Tạ nói: “Hảo nha đầu, lẽ nào khi kết hôn lại đổi họ không? Nếu đúng như vậy thì gia đình con có phải là họ Ngô không?”
Lúc này, Thúy Phương mới chợt nhận ra, cô nói: “Tôi hiểu rồi, con dâu bà họ Ngô, còn tôi là họ Vương. Khi tôi đến, tôi gặp một tân nương trên đường, và chúng tôi đã dừng lại giữa đường tránh tuyết, tôi mơ hồ nghe thấy ai đó nói về một tân nương họ Ngô, tôi không nhớ họ của chú rể. Cô ấy có lẽ là con dâu của gia đình bà. Nhưng tôi là con dâu của nhà họ Giả. Tuyết quá dày, trời quá lạnh, hai chiếc xe chạy vội, nhất định đã nhầm lẫn nhau. Hãy nhanh chóng đến nhà họ Giả để xem xét, và bà có thể tìm được con dâu nguyên lai của mình.” Lúc này, nhà họ Tạ cũng nhận ra mình đã cưới nhầm người.
Nhà họ Giả và nhà họ Tạ cách nhau ba mươi dặm, hôm sau nhà họ Tạ phái người đi hai ngày mới đến, tân nhân họ Giả mới cưới đã hành lễ Chu Công rồi, gạo sống đã nấu thành cơm chín.
Chân tướng
Nguyên lai cô dâu họ Ngô đến nhà họ Giả, nhìn vào của hồi môn, liền nhớ đến chiếc xe cô dâu gặp trên đường, cô ta biết mình đã về nhầm nhà người khác, nhưng trong tâm thèm muốn sự giàu có của nhà họ Giả, vì vậy cô ta đã mạo muội thuận tòng. Đến lúc này, sự tình đã sáng tỏ, cô ta lại giả vờ oán giận và phẫn nộ. Nước trong chậu ném xuống đất không vớt lại được nữa, ngay cả nam tử nhà họ Giả cũng không muốn để một người phụ nữ vốn đã thành thân rơi vào tay người khác.
Sau khi người nhà họ Tạ trở về báo tin, Thúy Phương đã muốn tự sát. Có người thuyết phục nàng, nói: “Việc kết hôn giữa Vương và Tạ, tất phải do Trời định, mới có chuyện đảo lộn như vậy. Hiện tại nhà họ Giả đã kết hôn với nhà họ Ngô, nàng nên tự nhiên quy về nhà họ Tạ.”
Thúy Phương không đồng ý nên nhà họ Tạ đã cử người đến bái cha của Thúy Phương, và kể cho ông nghe sự tình đã phát sinh. Vương công vô cùng ngạc nhiên, nhưng ông kiên định nói: “Đây không phải là ngẫu nhiên.” Vương công liền sai người mai mối đến nói với nhà họ Tạ rằng ông nguyện ý để hai nhà kết thân. Thúy Phương được lệnh của phụ mẫu, mới bái kiến mẹ chồng, cùng trượng phu kết tóc uống rượu giao bôi, hoàn thành đại lễ thành hôn.
Thăng trầm của cuộc sống
Sau đó, gia đình họ Giả giàu có lại một mạch sa sút, người con dâu cướp đoạt cuộc “hôn nhân tốt” đã vì uất ức mà chết. Còn vợ chồng Tạ gia bạc đầu giai lão, có rất nhiều con, các con trai học hành thành tài. Thúy Phương còn được biết đến là một người vợ hòa thuận. Về chuyện này, người đương thời đều bảo, chính là tuyết làm bà mai.
Qua câu chuyện này có thể thấy, chuyện trọng đại như hôn nhân cũng nhầm, nếu không phải ý trời thì làm sao giải thích được? Vậy nên những người lớn tuổi và có kinh nghiệm đều biết, giống như cha của Thúy Phương đã nói: “Đây không phải là ngẫu nhiên”.
Con gái nhà họ Vương tưởng gả nhầm cho chàng thư sinh nghèo khó, nhưng sau này lại có cuộc hôn nhân hạnh phúc, còn con gái nhà họ Ngô vì tham lam tiền tài mà vứt bỏ lương tâm, gia đình chồng sau đó liền sa sút, bản thân cô ta cuối cùng chết trong uất ức. Quả là một sự biến đảo kỳ lạ; những chuyện như nhân duyên, vận mệnh, kết hôn, v.v. hết thảy đều do Trời định.
Đó là lý do tại sao trong sách mệnh “Tích Thiên Tủy” nói: “Phu thê nhân duyên túc thế lai, hỉ Thần hữu ý bàng thiên tài”, cũng chính là nói, nhân duyên giữa vợ và chồng là từ khi sinh ra đã có, đã được ông Trời chủ định từ trước. Chẳng hạn, kiếp trước có người nhận được ân huệ to lớn của người ta, nên trong nội tâm phát thệ rằng kiếp sau ta nhất định sẽ báo đáp. Sau đó, lời thệ ước thực sự được thúc đẩy thành một nhân duyên ở đời sau, có thể trợ giúp rất nhiều cho người phối ngẫu. Tất nhiên, nhân duyên vợ chồng cũng có ác duyên, chẳng hạn kiếp trước lừa được một người nhiều tiền tài, thì khi người bị lừa tiền trở thành vợ của người đó ở kiếp sau, sẽ không phục vụ gia nghiệp, mà ngày ngày xuất ngoại tiêu tiền, làm tiêu gia bại sản của người đó, cũng chính là đến để đòi lại số tiền tài bị lừa trong kiếp trước.
Vậy thì, làm sao có thể biết vợ mình đến là để báo ân hay là cô ấy đến để đòi nợ? Đây phải xem tử vi tài tinh của bản mệnh, tài tinh là ngũ hành sở khắc nhật can trong ngày sinh, nếu tài tinh thuộc ngũ hành tại tám chữ biện chứng, thuộc về hỉ dụng Thần, tức là đối với bản thân có ngũ hành bang trợ, vậy thì, chính là người vợ sẽ có trợ lực, hay là được “Hỉ thần hữu ý bàng thiên tài”. Ngoài việc xem tài tinh (sao vợ), nam tử cũng cần xem cung vợ, cung vợ là địa chi nơi nhật chủ tọa hạ, nếu cung vợ là hỉ thần, thì người vợ ắt hiền mỹ; là kị thần, thì không có lực nội bang. Nhìn ngược lại, thì chính là bản thân đối với vợ là có tiền nợ, và nhân duyên ở kiếp này là cơ hội tu dưỡng để cân bằng món nợ và chuyển hóa mối quan hệ ân oán với nhau.
Có thể thấy, sự phối hợp hôn nhân không là vô ích, kết thân kết nghĩa như thêm hoa vào gấm. Sợi dây đỏ buộc chân đều là tiền định, những vần thơ khắc trên lá đỏ đều có mối thâm giao từ lâu.
Có câu: “Hôn bất cầu tài, táng bất cầu phúc” – kết hôn mà vì của cải, xét cho cùng chính là phu thê táng đạo. Táng mà cầu phúc, thì sẽ dẫn đến phụ tử tuyệt ân. Điều này có nghĩa là: Kết hôn nếu chỉ xem trọng tiền tài thì đạo nghĩa vợ chồng cuối cùng sẽ mất đi; nếu làm táng lễ cho phụ mẫu chỉ để mưu cầu phúc phận cho mình thì ân đức của cha con cuối cùng sẽ đoạn tuyệt.
Vương Thông triều Tùy nói: “Kết hôn đại sự mà đơn thuần nhìn vào tài vật, đó là tập tục của những dân tộc thiểu số ngoài biên địa. Người quân tử không nên bị ô nhiễm loại dị hương bỉ tục này.”
Những bậc tiền bối xưa có câu thơ:
“Hôn nhân kỉ kiến đấu xa hoa,
Kim ốc ngân bình chúng khẩu khoa.
Chuyển nhãn thập niên nhân sự biến,
Trang liêm mại dữ biệt nhân gia.”
Tạm dịch:
Hôn nhân ngỡ đoạt được xa hoa,
Nhà lầu, tiền lắm, thói ba hoa.
Chớp mắt mười năm nhân sự biến,
Của nả giả hết cho người ta.
Đó chính là miêu tả lại sự trải nghiệm của cô con gái họ Ngô trong câu chuyện, và nó cũng lưu lại cho chúng ta như một lời cảnh báo. (Nguồn: “Mệnh tương mạn đàm”)
Tác giả: Thái Nguyên, theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch