Kết quả mà chúng ta vẫn mong đợi không phải là điều duy nhất để cảm kích. Trên thực tế, nếu chúng ta mở mang khai khoát tư duy của chính mình, chúng ta sẽ phát hiện rằng, kết quả chân thực so với mục tiêu tưởng tượng có thể còn mỹ hảo hơn nhiều…
Bạn dự định khởi động một hạng mục hoặc kế hoạch rèn luyện mới mẻ, nhưng nó liên quan đến một lĩnh vực mới mà bạn chưa hề biết. Bạn không thể xác định liệu bản thân mình có thể thành công hay không, vì để đạt mục tiêu mà bạn căng thẳng thần kinh, vắt óc để giải quyết tất cả những gì có thể.
Những áp lực, nỗi sợ hãi, hoài nghi và căng thẳng này đều đến từ việc bị ám ảnh, chấp trước vào kết quả. Ví dụ, khi chúng ta hy vọng thông qua rèn luyện để giảm cân, có một thân hình đẹp, hoặc đối với hạng mục mới, chúng ta muốn biểu hiện vẻ thông minh và nổi bật, qua đó để mọi người đều nhìn nhận chúng ta phi thường ưu tú.
Nhưng chúng ta có lẽ nên lý giải những chân tướng sau đây nhiều hơn. Chúng là gì?
Kết quả không phải lúc nào cũng nằm trong tầm kiểm soát
Đôi khi những người ngoài cuộc có thể biến thành “hổ cản đường”, hoặc trong vô ý mà hủy hoại dự án. Có lúc là do phát sinh những sự việc nằm ngoài trù liệu của chúng ta. Còn có khi là, cho dù chúng ta đã cố gắng hết sức, nhưng kết quả vẫn không như ý nguyện. Thiên khí tùy thời mà biến, chúng ta có thể bị cuốn trôi, thậm chí phải chịu tổn thương, hoặc xuất hiện sự tình đột phát làm gián đoạn lịch trình.
Luôn có một số kết quả khác, dù không phải lý tưởng, nhưng có thể chấp nhận được.
Chẳng hạn như, có thể chúng ta không thể có được thân hình sáu múi dù đã cố gắng toàn lực, hoặc chúng ta đã huấn luyện trong thời gian dài mà vẫn không thể chạy hết toàn trình chặng marathon.
Mặc dù chưa đạt được mục tiêu đặt ra, nhưng chúng ta vẫn trở nên khỏe mạnh hơn. Chúng ta cũng có thể trở nên rất thích rèn luyện thể dục, và chúng ta có thể kết giao cùng với những người bạn chí đồng đạo hợp, những người đang theo đuổi một cuộc sống lành mạnh. Có thể kết quả không hoàn hảo như mong đợi, nhưng chúng ta vẫn có thể tận hưởng toàn bộ quá trình.
Kết quả mà chúng ta mong đợi không phải là điều duy nhất để cảm kích. Trên thực tế, nếu chúng ta mở mang khai khoát tư duy của chính mình, chúng ta sẽ phát hiện rằng, kết quả chân thực so với mục tiêu tưởng tượng còn mỹ hảo hơn nhiều.
Chỉ tập trung vào kết quả, đối với con người là có hại
Chỉ tập trung vào kết quả có thể khiến bạn áp lực căng thẳng như núi, khiến bạn khó có thể hứng thú với quá trình thực hiện, thậm chí vì hoài nghi bản thân có thể không thành công mà trì hoãn không muốn tiến lên một bước.
Ví dụ, bạn từ bỏ việc viết cuốn tiểu thuyết đó trước khi viết ra, vì hoài nghi nó có đủ xuất sắc không. Câu hỏi đặt ra là, bạn ngay cả viết thử cũng không muốn viết, làm thế nào bạn có thể biến thành một tiểu thuyết gia ưu tú một ngày nào đó?
Chỉ chú trọng vào kết quả có thể dẫn đến cảm giác thất vọng khi việc nằm ngoài dự liệu. Khi bản thân chúng ta không đạt tới kỳ vọng, liền cảm thấy thất vọng. Cũng cùng một nguyên nhân như vậy mà sinh ra sự thất vọng đối với người khác.
Bất quá, nếu như kết quả thật sự quan trọng, thì làm thế nào? Giả sử bạn phải hoàn thành mục tiêu X trong công tác. Lúc này, bạn nên tập trung tinh lực vào những nhiệm vụ có nhiều khả năng đạt được mục tiêu của mình nhất. Lập kế hoạch từng bước, rồi chiểu theo từng bước đó mà chấp hành. Tuy nhiên, trong quá trình chấp hành từng bước từng bước, bạn không cần quá chấp trước vào kết quả.
Phóng hạ chấp trước
Phóng hạ hay vứt bỏ chấp trước đối với kết quả giúp chúng ta gia tăng tự do; thay vì chú tâm vào những sự việc tương lai mới phát sinh, sự vứt bỏ chấp trước vào kết quả giúp chúng ta tập trung hơn vào bản thân sự việc, bản thân cuộc sống, cho tới bản thân hành vi của chúng ta. Nó khiến chúng ta có được những mối quan hệ tốt đẹp hơn với mọi người, bởi vì dù mục tiêu là gì, điều chúng ta chú trọng hơn là con người. Trong khi chúng ta chú trọng sự hạnh phúc và sự mãn ý của bản thân, thì suối nguồn của sự vui vẻ lại đến từ ngoại giới, chúng ta chỉ có thể hòa hợp bản thân mình trong đó mà tương xử. Lại nữa, hạnh phúc không đến từ vật ngoại thân. Vậy thì, nếu không chú trọng kết quả, thì chúng ta chú trọng điều gì đây?
Ý nguyện ban đầu
Tôi phát hiện rằng, ý nguyện ban đầu khi làm một việc gì đó là phi thường trọng yếu. Nó xuất phát từ việc tôi hy vọng việc làm này sẽ mang đến điều gì, mà không phải là làm việc đó để đạt được điều gì. Hy vọng hiện tại xuất hiện tình huống gì, và sự tình nên tiến triển thế nào trong tương lai.
Ví dụ, khi tôi viết bài này, ý nguyện ban đầu của tôi là muốn giúp đỡ và chia sẻ yêu thương đến mọi người; Khi tôi ra ngoài đi dạo hoặc chạy bộ, ý nguyện ban đầu của tôi là cảm tri và biết ơn thiên nhiên; Khi tôi giao tiếp với mọi người, ý nguyện ban đầu của tôi là dụng tâm lắng nghe, đồng cảm sẻ chia, và bảo trì một tấm lòng rộng mở. Tôi luôn có những ý nguyện ban đầu này trong lòng, và tôi để chúng nói với người khác về tôi xử sự với mọi người như thế nào tại thế gian.
Nỗ lực
Thay vì lo lắng kết quả thế nào, tại sao không suy nghĩ về mức độ chuyên cần của bạn, bạn đã nỗ lực như thế nào, và bạn đã hành sự cẩn thận và tinh tế đến mức nào. Bạn đã dồn vào đó bao nhiêu tâm huyết? Bạn đã phó xuất tại đó bao nhiêu yêu thương, bao nhiêu gắng gỏi?
Quá trình
Kết quả là tính tất yếu của quá trình. Nếu kết quả không như nguyện vọng của bạn, hãy tập trung vào việc cải thiện quá trình. Bạn tử tế đến mức nào trong quá trình làm việc? Làm thế nào mới có thể lên cấp độ tiếp theo? Chú ý đến phương thức và phương pháp bạn làm việc.
Trân quý thời khắc
Có gì mỹ hảo về khoảnh khắc bạn đang làm việc? Bạn đã nhận thấy điều gì? Liệu bạn có thể hiếu kỳ hơn một chút thay vì tư duy một cách cứng nhắc? Tại thời khắc này, có điều gì ở bản thân bạn, ở người khác và hết thảy mọi thứ xung quanh bạn để bạn trân trọng và biết ơn không?
Mối quan hệ nhân tế
Mối quan hệ cá nhân của bạn với khách hàng hoặc đồng nghiệp quan trọng hơn nhiều so với kết quả.
Nếu bạn chỉ chú trọng kết quả, bạn sẽ thường bỏ qua cảm giác của đối phương. Khi người khác có thể không chiểu theo phương thức của bạn mà hành sự, bạn có thể xuất ngôn thiếu tôn trọng đối với họ. Thực tế, bạn có thể nên chú ý hơn vào việc giao tiếp, giảng giải cho họ, tìm ra biện pháp khiến họ thích thú hơn với quá trình làm việc, và cố gắng trở thành một người ấm áp, hòa hợp và tốt bụng.
Hãy nghĩ xem, thực hiện được tất cả những điều trên sẽ tạo ra sự thay đổi cho bạn. Mặc dù tương lai của hạng mục là không chắc chắn, nhưng bạn có thể để tâm tới, vào thời khắc này, điều mỹ hảo nằm ở đâu? Bạn có thể trong nỗ lực công tác mà đồng thời mở mang chút tâm trí, bảo trì thái độ hiếu kỳ, đối với bản thân và người khác đều tràn đầy ái tâm. Khi đó, mỗi một hành động, mỗi một tập quán, mỗi một hạng mục, cho đến mỗi khoảnh khắc tương tác với mọi người, tất cả đều có thể đạt tới biến hóa.
Hãy để mọi hành động của bạn xuất phát từ sự tận tâm và tình yêu thương, và hãy vứt bỏ mọi chấp trước về kết quả.
Tác giả: Leo Babauta
Leo Babauta tác giả của sáu cuốn sách và là tác giả của blog Zen Habits, có 200 người đăng ký. Anh ấy cũng đã thành lập một số dự án mạng nhằm giúp mọi người hiểu đầy đủ và kiểm soát thói quen lối sống của họ.
Theo Epoch Times
Hương Thảo biên dịch