Đại Kỷ Nguyên

Không chỉ là Thần y, Tôn Tư Mạc còn có tài dự ngôn chính xác kinh ngạc

Tranh vẽ Dược vương Tôn Tư Mạc (ảnh: New.qq).

Tôn Tư Mạc là vị thần y nổi tiếng thời Tùy Đường, ông đã biên soạn ra bộ Thiên kim yếu phương (phương thuốc cần thiết đáng giá ngàn lượng vàng) và một số sách dưỡng sinh giúp ích rất nhiều trong việc chữa bệnh cứu người còn lưu truyền đến ngày nay, ông được người đời gọi là “dược vương”.

Bản thân Tôn Tư Mạc không ngừng thu thập ý kiến quần chúng, tập trung nghiên cứu đơn thuốc, ông có kiến thức và thực hành uyên thâm, am hiểu sâu sắc đạo tu luyện nhiếp sinh từ cổ chí kim (đạo tu luyện dưỡng sinh), hơn nữa ông còn tinh thông về xem thiên tượng (dùng dụng cụ chuyên biệt hoặc tính toán để xem sự biến hóa của thiên tượng), đoán biết càn khôn. Chính vì đạo hạnh cao thâm, dù vẻ ngoài còn rất trẻ, nhưng mọi người đều tôn kính ông giống như những vị thần tiên Lạc Hạ Hoằng hay An Kỳ.

Tôn Tư Mạc cũng có khả năng tương tự như đoán mệnh được cả thế giới công nhận. Theo ghi chép trong “cựu Đường thư”, thời Tuyên Đế Bắc Chu (công nguyên năm 578-579), hoàng thất phức tạp, Tôn Tư Mạc đã ẩn cư ở núi Thái Bạch. Sau khi Tùy Văn Đế lập nên nhà Tùy đã triệu ông về làm quốc tử bác sĩ, nhưng ông lấy cớ bị bệnh mà từ chối. Vốn tinh thông âm dương, tướng số, có thể đoán trước được tương lai, Tôn Tư Mạc từng nói với người thân của mình rằng: “50 năm nữa sẽ xuất hiện Thánh nhân, khi đó ta sẽ phò trợ Ngài tế thế cứu người”.

Quả thật, 50 năm sau, thánh quân Đường Thái Tông lên ngôi (năm công nguyên 627), triệu hồi Tôn Tư Mạc, lúc này ông mới tiếp chỉ hồi kinh. Những người nhìn thấy ông lúc đó đều cảm thán vì trông diện mạo ông rất trẻ. Mọi người nhận thấy từ ông rằng việc tu luyện thực sự là đúng. Thần tiên tu đạo đắc đạo không còn là truyền thuyết hay những lời nói vô căn cứ nữa.

Không chỉ xem thiên tượng đoán biết tương lai, Tôn Tư Mạc còn có thể năm rõ quá khứ. Khi đám người Ngụy Chính đang bị cáo buộc sửa đổi các sự kiện lịch sử của 5 triều đại: Tề, Lương, Trần, Chu, Tùy, sợ rằng có thể đã bỏ sót sự thật nên, không ít lần xin gặp Tôn Tư Mạc. Ông chỉ dùng lời nói để kể lại những sự kiện lịch sử khi đó như thể chính mình đã ở đó và chứng kiến sự việc.

Tôn Tư Mạc còn có thể thấy được tương lai và tiền đồ của một số người. Có một ví dụ thật liên quan đến “cháu nội tương lai” của Tôn Tư Mạc, khi cháu trai của ông là Tôn Bạc còn chưa ra đời, ông đã biết trước sau này đứa trẻ sẽ làm quan ở đâu và giữ chức quan gì.

Trong Cựu Đường thư có ghi chép lại một mẩu chuyện như sau: Khi thái tử chiêm sự Lư Tề Khanh còn nhỏ, có lần hỏi Tôn Tư Mạc về tương lai của mình, ông bèn trả lời: “50 năm sau ngươi sẽ làm quan lớn một phương, cháu trai ta sẽ trở thành sử quan dưới trướng ngươi”. Sau này, khi Tề Khanh nhậm chức thích sử Dư Châu, Tôn Bạc quả thật cũng đến nhậm chức huyện thừa tại huyện Tiêu, Dư Châu, cũng chính là thuộc hạ của Lư Tề Khanh.

Cũng còn một câu chuyện Tôn Tư Mạc xem tướng đoán tương lai cho người khác. Khi đó, Đông Đài thị lang Tôn Sở Ước (sau này nhậm chức tể tướng dưới triều Đường Cao Tông) có 5 người con trai tên là Tôn Đĩnh, Tôn Kính, Tôn Tuấn, Tôn Hựu và Tôn Thuyên. Ông kêu năm người con cùng đi bái kiến Tôn Tư Mạc để nhờ xem tướng. Tôn Tư Mạc đã nói với họ rằng: “Tuấn đương tiên quý; Hựu đương vãn đạt; Thuyên tối danh trọng, họa tại chấp binh”. Sau này, Tôn Thuyên dưới thời Đường Duệ Tông nhậm chức Tả Vũ Lâm đại tướng quân và tử trận trong cuộc chinh phạt tộc người Khiết Đan. Sự phát triển của những người con khác cũng như trong câu nói của Tôn Tư Mạc.

Sử sách ghi lại, Tôn Tư Mạc chết vào năm Vĩnh Thuần đầu tiên. Trước khi chết, ông dặn dò con cháu chôn cất, không được chôn vật tùy táng cũng không cho phép dùng tế phẩm. Sau khi ông tắt thở 1 tháng sau đó dung mạo vẫn không hề thay đổi. Khi hạ quan tài chôn cất, chiếc quan tài rỗng không, mọi người thời đó đều nói rằng ông không hề chết, mà là thân xác phàm trần đã được giải thoát. Đến thời Bắc Tống, Tô Thức làm bài thơ Đề Tôn Tư Mạc thật, trong đó có câu: “Tiên sinh nhất khứ ngũ bách tải, du tại Nga Mi tây êm trung”. Người đời truyền nhau rằng Tôn Tư Mạc không chết mà đắc đạo thành tiên du ngoạn tại sơn thủy Tứ Xuyên.

Cuộc đời của dược vương Tôn Tư Mạc thể hiện những điều thần kỳ của một cao nhân tu hành đắc đạo khác hoàn toàn với người thường. Trên đất nước Trung Quốc từ cổ đến nay luôn kế thừa những tu luyện văn hóa từ đời này sang đời khác, không bao giờ ngừng nghỉ.

Theo Doãn Gia Như, Epochtimes
Quỳnh Chi biên dịch

Exit mobile version