Đại Kỷ Nguyên

Không nghe Đức Phật dạy, xuống tay hành ác, đọa nhập địa ngục

Vua Lưu Ly là vua một nước, phúc phận tự nhiên là không hề nhỏ, nhưng vì giết người tàn nhẫn mà phải đọa địa ngục. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng 3 lần khuyên ngăn chớ có hành ác, nhưng ông ta nghe lời xúi giục nên vẫn khăng khăng làm theo ý mình, cuối cùng đã bước vào con đường một đi không trở lại.

“Vua Lưu Ly đọa địa ngục” là câu chuyện rất nổi tiếng, được ghi chép trong rất nhiều kinh điển Phật giáo.

Câu chuyện về Đức Phật Thích Ca khuyên ngăn Thái tử Lưu Ly chớ nên hành ác vì không nghe nên cuối cùng Thái tử Lưu Ly đã bị đọa địa ngục. Thái tử Lưu Ly khi còn nhỏ thường tham gia các hoạt động của dòng tộc Thích Ca. Do người dòng tộc Thích Ca chê cười cậu là “con của nô tỳ” (Mẫu hậu của ông vốn là một tỳ nữ của dòng họ Thích Ca), nên cậu luôn ôm hận trong lòng, thề rằng sẽ trả thù. Sau khi  lên ngôi vua, Thái tử Lưu Ly liền đích thân dẫn quân tấn công dòng tộc Thích Ca của nước Ca Tỳ La Vệ. Phật Thích Ca Mâu Ni biết được nhân quả trong đó, nhưng vì để cứu người, Tất Đạt Đa Cồ Đàm, Ngài đến dưới một gốc cây khô bên đường nơi đoàn quân vua Lưu Ly sẽ đi qua để chờ đợi. Vua Lưu Ly thấy Ngài liền xuống ngựa hỏi: “Thưa Thế tôn, cây có cành lá xum xuê rất nhiều, tại sao Ngài lại đứng dưới gốc cây khô này?”.

Phật Thích Ca Mâu Ni nói: “Một chủng tộc cũng giống như một cái cây, nếu cành lá đều khô héo, thì đâu có bóng mát để trú ẩn?”.

Vua Lưu Ly nghe những lời này của Phật liền thu quân trở về nước.

Sau khi vua Lưu Ly trở về, dưới sự xúi giục của đại thần Khổ Hạnh Phạn Chí, ông ta lại dẫn quân đến đánh. Giữa đường lại gặp Phật khuyên ngăn. Cứ như thế 3 lần. Đến lần thứ 4 xuất binh, Phật không can thiệp nữa. Người trong dòng tộc Thích Ca ghi nhớ kỹ lời răn dạy giới sát (không sát sinh) của Phật, tất cả đều không tấc sắt trong tay. Vua Lưu Ly chiếm được nước Ca Tỳ La Vệ, đã tàn nhẫn giết hại mấy ngàn vạn người dòng tộc Thích Ca.

Phật Thích Ca Mâu Ni trở về tịnh xá nói với mọi người: “Bảy ngày sau, vua Lưu Ly sẽ chết đuối”. Bảy ngày sau, vua Lưu Ly và cung nữ, binh sỹ bơi thuyền chơi trên sông, bỗng nhiên mưa to gió lớn nổi lên, cả nhà vua và ái phi cùng binh sỹ đều bị lật thuyền chết đuối, vua Lưu Ly cuối cùng bị đọa địa ngục.

Vua Lưu Ly ở ngôi cao, là vua một nước, phúc phận tự nhiên là không hề nhỏ, nhưng ông đã giết người tàn nhẫn mà phải đọa địa ngục. Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng 3 lần khuyên ngăn ông chớ có hành ác, nhưng ông ta bị đại thần xúi giục, nên vẫn khăng khăng làm theo ý mình, cuối cùng đã bước vào con đường một đi không trở lại.

Đức Phật đã 3 lần khuyên nhủ vua Lưu Ly nhưng ông không thật sự hồi tâm chuyển ý để cuối cùng chuốc lấy quả báo cho bản thân. (Ảnh: youtube.com)

Xem thêm: Vì sao tạo nghiệp sát sinh nhưng vẫn được lên trời? Đức Phật trả lời…

***

Mọi việc trên đời trông cứ như ngẫu nhiên, tự nhiên, nhưng kỳ thực đều có quan hệ nhân duyên. Có rất nhiều sự việc đều là do cái nhân từ các đời trước đem tới kết quả ở đời này. Cũng có những mối quan hệ nhân quả là hiện thế, như mối hận thù dòng tộc và quan hệ nhân quả của Thích Ca và vua Lưu Ly.

Nhân quả là quy luật của vũ trụ, Thần Phật cũng không thể can thiệp được. Phật Thích Ca biết trước tai họa sát hại cả dòng tộc, Ngài cũng cố gắng khuyên ngăn vua Lưu Ly, nhưng cái nhân đã gieo thì ắt sẽ phải có ngày kết quả. Gieo nhân ác thì gặp quả ác, tức ác báo, gặp tai nạn, gieo nhân thiện được quả thiện, tức phúc báo, hưởng phúc.

Nhân quả là công bằng, người này nợ người kia là nhân, thì người kia ắt sẽ tìm đến đòi là quả. Nếu đòi vừa đủ nợ thì hai bên chấm dứt, còn nếu đến đòi nợ mà lấy quá nhiều, thì lại nợ nghiệp người ta, sau này sẽ phải hoàn trả. Trường hợp nghiệp lực quá lớn, có nghĩa làm việc ác tày trời, thì kết quả sẽ thảm khốc, nhân quả báo ứng trong đời sẽ ập đến.

Phật gia giảng, nguyên thần con người là bất diệt, sau khi chết sẽ trải qua lục đạo luân hồi. Nhưng kẻ hành ác, làm nhiều việc ác sẽ bị đọa địa ngục, hàng ngàn hàng vạn năm cho đến khi trả hết nghiệp lực kia mới được luân hồi chuyển sinh. Nhưng nếu có kẻ đại ác thì bị giáng vào địa ngục Vô gián, vĩnh viễn không được chuyển sinh, ở đó chịu khổ để trả nợ nghiệp mãi không hết. Cá biệt có những kẻ đại gian ác, giết hại nhiều người, hãm hại nhân dân, tội ác tày trời, thì sẽ bị hình thần toàn diệt, có nghĩa ngoài cái thân xác bị chết đi thì nguyên thần cũng bị tiêu diệt.

Người xưa có răn dạy một đạo lý: “Thà tin rằng có, chớ tin rằng không”. Người không tin nhân quả thì không thể ước chế bản thân vì lợi ích cá nhân mà có thể làm bất cứ điều gì. Điều này chẳng phải là hủy đi cái gốc rễ là “đạo đức” con người. (Ảnh: pinterest.com)

Người xưa có răn dạy một đạo lý: “Thà tin rằng có, chớ tin rằng không”. Những người không tin Thần Phật, không tin nhân quả thật đáng thương, tự họ hại mình mà chẳng biết. Nhưng niềm tin và tư tưởng con người thì khó thay đổi, nên người xưa mới dạy rằng, nếu một người không tin Thần Phật, không tin nhân quả, thì đó là tư tưởng cá nhân. Nhưng thà rằng cứ tin là có đi, chớ tin là không có, anh ta sẽ ước chế bản thân, tránh phỉ báng Thần Phật, tránh làm điều ác, từ đó đảm bảo được sinh mệnh, phúc phận của bản thân anh ta cùng gia đình. Còn trái lại, cứ chấp mê bất ngộ, đã không tin lại buông lời phỉ báng, hãm hại người thiện lương, giết người hại mệnh, thì cái chờ đợi anh ta chính là quả báo, không sớm thì muộn, nhiều khi còn liên lụy vạ lây đến gia đình, vợ con.

Trong cuộc sống vẫn luôn xảy ra nhân quả báo ứng, chỉ cần chúng ta chú ý theo dõi quan sát trong thời gian đủ dài sẽ nhận thấy rất rõ, vì nhân quả là quy luật của vũ trụ.

Câu chuyện của Đức Phật thích Ca khuyên ngăn Thái tử Lưu Ly chớ nên hành ác nhằm thức tỉnh con người nhân thế đạo lý thiện hưu thiện báo, ác hữu ác báo. Con người không điều ác nào mà không làm chính là đang hại chính mình và cuối cùng khi chết đi sinh mệnh đó sẽ bị đầy địa ngục và không ngừng hoàn trả nghiệp.

Nhất Tâm

Exit mobile version