Đại Kỷ Nguyên

Kiếp nạn cuối cùng của thầy trò Tôn Ngộ Không ẩn chứa bí mật nào đằng sau?

Trên đường đi thỉnh kinh, cái tâm mà Đường Tăng hiển lộ rõ ràng nhất chính là tâm sợ hãi và tâm lo nghĩ. Càng không trừ bỏ chúng đi, thì càng có nhiều yêu ma muốn ăn thịt ông, quấy nhiễu ông…

Một ngày kia, khi Đường Tăng trông thấy có một ngọn núi cao cản đường, lại sợ có yêu quái. Ngộ Không thấy nơi này đã gần Tây Thiên, nên để Đường Tăng yên tâm đã nói rằng ở đây đã gần với đất Phật, tuyệt đối không có yêu quái. Nhưng Đường Tăng vẫn thấy lo lắng, Ngộ Không bèn hỏi xem ông còn nhớ “tâm kinh” không, Đường Tăng nói rằng vẫn chưa quên. Ngộ Không nói rằng vậy thì cứ niệm, không việc gì là không giải được. Pháp lý ở tầng thứ cao thì không có cách nào dùng ngôn ngữ mà nói xuất lai được, nhưng có thể thấy rằng nếu thuộc kinh văn rồi thì có thể thật sự chiểu theo yêu cầu Pháp lý mà làm.

Dọc đường có Khấu viên ngoại, thích hành thiện cúng dường chúng tăng, phát nguyện cúng dường cho một vạn tăng nhân. Vừa khéo lại gặp ngay bốn thầy trò đến nơi, vừa tròn một vạn, viên ngoại ân cần khoản đãi. Bởi Bát Giới trước sau không thể tu bỏ đi cái tâm tham ăn, thấy viên ngoại hào sảng phóng khoáng, ăn rồi không muốn đi nữa. Lòng lấy kinh của những người khác đều đặt ở Linh Sơn, chỉ mong được sớm ngày lên đường.

Bởi Bát Giới trước sau không thể tu bỏ đi cái tâm tham ăn, thấy viên ngoại hào sảng phóng khoáng, ăn rồi không muốn đi nữa. Lòng lấy kinh của những người khác đều đặt ở Linh Sơn, chỉ mong được sớm ngày lên đường. (Ảnh: dkn.tv)

Cuối cùng, Đường Tăng “mắng” Bát Giới lên đường, viên ngoại lấy thanh thế phô trương xa xỉ tiễn biệt thầy trò Đường Tăng. Kết quả, khiến cho lũ cướp trông thấy liền nổi lòng tham, trong đêm đến nhà Khấu viên ngoại cướp bóc, đánh chết viên ngoại, vợ của viên ngoại tức quá hóa giận, vu oan hãm hại bốn thầy trò Đường Tăng là hung thủ.

Lần bị oan này, Ngộ Không vốn đã biết trước, đây là kiếp nạn Đường Tăng vốn nên gặp phải. Nhưng có lẽ nhiều người sẽ tỏ ra nghi ngờ thiên lý thiện hữu thiện báo, cho rằng Khấu viên ngoại cả một đời đã cúng dường cho một vạn tăng nhân, cớ sao lại gặp phải chuyện bất trắc như vậy?

Thật ra, những việc thiện lành của Khấu viên ngoại đã cải biến vận mệnh của ông, con người chính là nên phải chịu khổ trong mê và luân hồi. Giả sử nếu viên ngoại không có tấm lòng kính Phật, cúng dường chúng tăng, thế thì vận mệnh của ông có lẽ là sau trăm tuổi tiếp tục chuyển sinh trong nghiệp lực luân báo. Nhưng thiện niệm thiện hành của ông khiến cho tai kiếp mà ông vốn gặp phải trong đời đã đến trước, giúp ông sớm có được một nơi đến tốt đẹp: làm án trưởng trông coi sổ thiện ác cho Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Đồng thời, Đường Tam Tạng có tâm chấp vào đồ vật, quá ư xem nặng chiếc cà sa Cẩm Lan. Ngộ Không mượn cơ hội này, vừa để khiến Đường Tăng buông bỏ cái tâm này, lại vừa để cho quan phủ nhìn thấy vật này, biết thân phận của người lấy kinh không hề tầm thường, chuẩn bị xong xuôi cho việc sửa lại án oan. Cuối cùng, viên ngoại hoàn dương, oan khuất được hóa giải, lại đã chứng thực thiên lý thiện ác hữu báo, thầy trò bốn người cũng đã được lên đường.

Oan khuất được hóa giải, lại đã chứng thực thiên lý thiện ác hữu báo, thầy trò bốn người cũng đã được lên đường. (Ảnh: dkn.tv)

Kinh sách thiếu trang, được Ngộ Không điểm ngộ

Về sau đã đến Tây Thiên, Tiếp Dẫn Phật chèo chiếc thuyền không đáy tiếp độ mọi người. Lần khảo nghiệm này Ngộ Không giúp Đường Tăng trừ bỏ đi chấp trước sinh tử, thoát khỏi nhục thân, thay da đổi thịt.

Chấp trước đối với bộ áo cà sa Cẩm Lan tượng trưng cho việc dùng quan niệm và tình cảm của con người đối đãi với đấng Giác Giả. Chấp trước đối với chiếc bình bát Tử Kim, vật báu mà Đường Thái Tông tặng Đường Tăng trước lúc lên đường, sau này A Nan và Ca Diếp đòi cái bát rồi mới cấp chân kinh (độc giả vẫn nhầm tưởng đây là chuyện “nhận hối lộ”), đây chính là tượng trưng cho cái tình “trung với vua” trong cõi người thường này. Đương nhiên, người bình thường thì chính là nên có những luân lý quan niệm đạo đức như vậy, nhưng đã làm người tu luyện thì không thể chấp vào nó. Cộng thêm chân kinh khó đắc được, vì để cho người ta biết được sự trân quý của chân kinh, cũng là vì để trừ bỏ chấp trước của Đường Tăng đối với đồ vật, lại để cho ông gặp phải một nạn kinh sách không có chữ, cuối cùng mới đắc được chân kinh.

Đáng lý ra đã được viên mãn, Quan Âm Bồ Tát tra lại phát hiện còn thiếu một nạn, thế là lại phải bổ sung vào, để cho bốn thầy trò Đường Tăng gặp nạn rơi xuống nước. Trong lúc phơi khô kinh sách, có vài trang bị rách mất. Trong lúc Đường Tăng đang tiếc nuối, thì Ngộ Không đã điểm ngộ ông rằng: “ Ấy là tại Trời Đất bất toàn. Bộ kinh này vốn không đầy đủ, nay dính rách, âu cũng là một điều huyền diệu ứng với sự không trọn vẹn đó thôi. Sức người làm sao giữ được!” .

Trong lúc Đường Tăng đang tiếc nuối, thì Ngộ Không đã điểm ngộ ông. (Ảnh: dkn.tv)

Nạn cuối cùng này nhìn vào thì thấy như Bồ Tát, Như Lai sắp xếp bù lại thiếu sót lúc đầu. Điều này nói lên rằng, thật ra mọi việc đều nằm trong tầm tay của Đại Giác Giả.

Lúc này, tâm tính của bốn thầy trò đều đã đạt đến tiêu chuẩn cao nhất mà họ có thể tu đến được, chỉ là ở thế gian vẫn còn có sự tình chưa hoàn tất: Đó chính là mang chân kinh về đến Đông Thổ Đại Đường. Lúc này, chấp trước ăn uống của Trư Bát Giới cũng đã không còn mạnh như xưa, Ngộ Không cũng đã khiêm tốn, thu lại tính khí của mình, hiểu biết lễ nghĩa hơn trước rất nhiều.

Tâm tính quyết định đến thành quả tu luyện

Sau khi hoàn tất việc đưa chân kinh về Đông Thổ, cũng là lúc bốn thầy trò Đường Tăng quy vị. Dựa theo tâm tính cao thấp của mỗi người mà nhận được quả vị khác nhau. Đường Tăng được phong là Chiên Đàn Công Đức Phật, Ngộ Không là Đấu Chiến Thắng Phật, Sa Tăng là Kim Thân La Hán, Long Mã là Bát Bộ Thiên Long, Bát Giới được phong là Tịnh Đàn Sứ Giả.

Ngộ Không trong suốt toàn bộ quá trình tu luyện, ngộ tính đều rất cao, còn Huyền Trang rõ ràng thua kém hơn rất nhiều, nhưng vì sao cuối cùng cả hai đều đắc được quả vị như nhau? Kỳ thực là bởi tu luyện của Ngộ Không gần như không tồn tại vấn đề của mê, chuyện gì liếc qua đều hiểu được ngay. Còn Huyền Trang thì căn cơ rất tốt, bản thân rất có lai lịch, nhưng ông mê mờ rất sâu, thực tế cũng là rất khổ. Cái gì cũng đều nhìn không thấy, nghe không thấy, cũng đều không biết, chỉ có thể nhất mực tu bản thân mình. Loại tâm tính biểu hiện ra trong cõi mê lạc này đã không còn thấp nữa rồi, phải chịu rất nhiều khổ, vậy nên sau khi viên mãn, quả vị lại đắc được rất cao.

Sau khi hoàn tất việc đưa chân kinh về Đông Thổ, cũng là lúc bốn thầy trò Đường Tăng quy vị. Dựa theo tâm tính cao thấp của mỗi người mà nhận được quả vị khác nhau.( Ảnh:dkn.tv)

Sa Tăng thì căn cơ ngộ tính có hạn, nhưng lại kiên định tu luyện, không oán trách cũng không hối hận, tâm tính tu trì không hời hợt chút nào, cuối cùng đã đắc được La Hán Chính Quả. Bạch Long Mã trên suốt chặng đường tuy là vất vả, nhưng lại gần như không có tu luyện trên phương diện tâm tính, chính là giống như người tu luyện trong núi sâu rừng già dựa vào chịu khổ mà tăng công vậy, tu luyện chậm, mà tu cũng không được cao, cuối cùng không thoát khỏi Tam giới. Còn Bát Giới thì có cơ hội tu luyện tâm tính, nhưng bởi bản tính quá u mê muội, tâm sắc, tâm đố kỵ trước sau vẫn không trừ bỏ được, không đắc được Chính Quả cũng là điều dễ hiểu.

Đến đây, tu luyện của mỗi người đã kết thúc. Trên suốt chặng đường đã hóa giải rất nhiều những ân oán sâu xa, diệt trừ vô số yêu ma quỷ quái hại người, trừng trị rất nhiều những tên hôn quân vô đạo, tỏ rõ nhân duyên thiên lý thiện ác hữu báo. Từ đó hồng dương Phật Pháp, đưa Phật giáo Đại Thừa truyền rộng ở mảnh đất Thần Châu, cũng đưa văn hóa tu luyện bác đại tinh thâm gieo trồng vào nơi sâu thẳm trong tâm hồn của hậu thế, đặt nền tảng cho văn hóa tín Phật kính Trời sau này.

*Bản thân tác giả là người yêu thích “Tây Du Ký”, tuy đã dùng lý giải của bản thân giải thích một cách đơn giản với nội hàm câu chuyện tu luyện trong danh tác, nhưng rốt cuộc vẫn có tính giới hạn. “Tây Du Ký” ắt còn có nhiều nội hàm sâu rộng hơn nữa…

Theo Kim Cung / secretchina.com
Phi Long biên dịch

Exit mobile version